Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm nha chu uống thuốc gì – 10 loại thuốc được dùng phổ biến

Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, khiến cho răng bị lung lay mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe răng miệng. Vậy bệnh viêm nha chu uống thuốc gì cho mau khỏi? Cần phải lưu ý những điều gì trong quá trình sử dụng thuốc?

1. Viêm nha chu uống thuốc gì

Các loại thuốc uống thường được bác sĩ kê để điều trị bệnh viêm nha chu là Metronidazol Stada, Doxycycline, Cefixime, Ciprofloxacin, Prednisolon, Dorogyne, Diclofenac, Rodogyl, Ibuprofen và Paracetamol.

1.1. Thuốc Metronidazol Stada trị bệnh nha chu

Metronidazol Stada là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để chữa trị bệnh viêm nha chu khá phổ biến. Thuốc có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt, đối với trường hợp cần phẫu thuật nha chu, thuốc Metronidazol Stada còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt.

– Thành phần: Metronidazol, Lactose monohydrate, Magnesi stearat, Acid straric,

– Liều dùng: Trẻ em uống 20 – 30mg/kg/ngày và chia làm 4 lần. Người lớn uống liều lớn hơn là 30 – 40 mg/kg/ngày, cũng chia thành 4 lần.

– Tác dụng phụ: Đau đầu, khô miệng, buồn nôn, đắng miệng, tiêu chảy…

– Giá tham khảo: 40.000 đồng/hộp 2 vỉ.

Viêm nha chu nên uống thuốc gì

Thuốc Metronidazol Stada

1.2. Thuốc Doxycycline

Đây là một loại thuốc kháng sinh dạng viên nén, do trực tiếp công ty Domesco Việt Nam sản xuất. Doxycycline thuộc vào nhóm tetracyclin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giảm viêm nhiễm. Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh lý sẽ nhanh chóng được giảm bớt.

– Thành phần: Doxycycline hyclate, tinh bột sắn, Lactose…

– Liều dùng: Người lớn uống 200mg vào ngày đầu tiên và duy trì 100mg vào những ngày tiếp theo. Liều dùng của trẻ em là 4mg/kg/ngày, uống thuốc 1 lần một ngày.

– Tác dụng phụ: Nhức đầu, hội chứng cảm cúm thông thường, đau khớp, tiêu chảy…

– Giá tham khảo: 100.000 đồng/hộp 10 vỉ.

1.3. Viêm nha chu uống thuốc gì – Thuốc Cefixim

Cefixim là loại thuốc kháng sinh Cephalosporin và cũng được sử dụng ở dạng uống trực tiếp. Thuốc được dùng với những người đang mắc bệnh viêm nha chu với mục đích loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và giảm tình trạng đau nhức răng, chảy máu chân răng

– Thành phần: Cefixim Trihydrat, tá dược.

– Liều dùng: Người lớn uống 1 – 2 viên nén Cefixim 200mg/ngày, dùng 1 lần/ngày hoặc có thể chia thành 2 lần/ngày. Trẻ em nặng dưới 45kg uống 8mg/kg/ngày chia làm 1-2 lần. Trẻ có thể sử dụng thuốc Cefixim ở dạng hỗn dịch để dễ chia liều.

– Tác dụng phụ: Nổi mẩn ở da, ngứa, đau ngực, khó thở, khó nuốt, khàn giọng…

– Giá tham khảo: 60.000 đồng/hộp 2 vỉ.

Thuốc Cefixim

Thuốc Cefixim chữa bệnh nha chu

1.4. Thuốc Ciprofloxacin

Đây là một loại kháng sinh bán tổng hợp nằm trong nhóm fluoroquinolon. Các thành phần trong thuốc Ciprofloxacin sẽ ức chế hoạt động của enzyme DNA – gyrase, giúp ngăn chặn và kìm hãm sự nhân lên của những loại vi khuẩn gây hại. Do đó, thuốc được sử dụng rất nhiều trong trường hợp viêm nha chu do nhiễm khuẩn.

Đặc biệt, thuốc còn có công dụng trong trường hợp vi khuẩn đã kháng cả những dòng kháng sinh khác như Doxycycline, Metronidazol Stada…

– Thành phần: Ciprofloxacin cùng các tá dược.

– Liều dùng: Thuốc được sử dụng với liều dùng phổ biến là uống 500mg/lần, uống 2 lần/ngày. Bạn nên uống thuốc sau khi ăn 2 giờ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

– Tác dụng phụ: Nhức đầu, sốt, nhịp tim nhanh, rối loạn tiêu hóa, nổi phát ban…

– Giá tham khảo: 140.000 đồng/hộp 10 vỉ.

1.5. Thuốc chữa viêm nha chu Prednisolon

Đối với những người đang mắc bệnh viêm nha chu, các bác sĩ thường kê thuốc Prednisolon. Đây là một loại thuốc có tính kháng viêm mạnh thông qua cơ chế làm giảm số lượng các tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân và ngăn chặn chúng di chuyển vào vùng bị viêm. Sau một thời gian sử dụng thuốc, các triệu chứng sưng, đỏ, đau… của bệnh viêm nha chu sẽ dần dần giảm bớt.

– Thành phần: Prednisolon, Lactose Monohydrate, Microcrystalline Cellulose…

– Liều dùng: Người lớn nên uống 5 – 60mg/ngày và thường chia làm 2 – 4 lần mỗi ngày. Liều cho trẻ em là 0,14 – 2 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần.

– Tác dụng phụ: Kích động thần kinh, chảy máu cam, đau khớp…

– Giá tham khảo: 70.000 đồng/hộp 10 vỉ.

1.6. Viêm nha chu uống thuốc gì – Thuốc Dorogyne

Dorogyne cũng là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng rất nhiều trong điều trị viêm nha chu với mục đích là giảm viêm nhiễm và xoa dịu những cơn đau nhức. Thuốc sẽ ngăn cản những vi khuẩn có hại tổng hợp protein. Nhờ vậy, vi khuẩn gây bệnh sẽ dần bị loại bỏ, đồng thời các triệu chứng của bệnh lý cũng giảm bớt nhanh chóng.

– Thành phần: Spiramycin base, Metronidazol 125mg, Lactose, Povidon, Avicel, Aerosil…

– Liều dùng: Người lớn uống 4 – 6 viên/ngày, mỗi ngày chia ra thành 2 – 3 lần uống. Trẻ em uống 2 – 3 viên/ngày, chia thành 2 – 3 lần uống.

– Tác dụng phụ: Nôn mửa, tiêu chảy, nổi mề đay, dị cảm…

– Giá tham khảo: 60.000 đồng/hộp 2 vỉ.

Thuốc kháng sinh Dorogyne

Thuốc kháng sinh Dorogyne

1.7. Thuốc Diclofenac

Diclofenac là một loại thuốc nằm trong nhóm kháng viêm không steroid. Thuốc có đặc tính kháng viêm rất tốt, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ… do bệnh viêm nha chu gây ra.

– Thành phần: Diclofenac sodium, Tinh bột sắn, Povidone, Magnesium stearate, Talc…

– Liều dùng: Uống 1 – 2 viên Diclofenac/ngày. Những trường hợp đau nhẹ chỉ cần uống 1 viên/ngày.

– Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn nôn, ù tai, đau nhức ở vùng thượng vị…

– Giá tham khảo: 25.000 đồng/hộp 2 vỉ.

1.8. Thuốc Rodogyl

Rodogyl là một loại thuốc kháng sinh được phối hợp bởi hai hoạt chất chính là Spiramycin và Metronidazole. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng, trong đó có viêm nha chu với công dụng chính là kháng viêm và giảm đau nhức răng.

– Thành phần: Spiramycin, Metronidazole, tinh bột ngô, Povidone K30, Sorbitol…

– Liều dùng: Người lớn uống 4 – 6 viên/ngày, trẻ em uống 2 – 3 viên/ngày, chia thuốc ra thành 2 – 3 lần.

– Tác dụng phụ: Nổi mẩn, đau dạ dày, tiêu chảy, chán ăn, sốt…

– Giá tham khảo: 100.000 đồng/hộp 2 vỉ.

Thuốc kháng sinh Rodogyl

Thuốc kháng sinh Rodogyl

1.9. Thuốc Ibuprofen

Loại thuốc tiếp theo được nhiều bác sĩ sử dụng trong quá trình điều trị bệnh viêm nha chu là Ibuprofen. Đây cũng là thuốc kháng viêm không steroid, có tác dụng là chống viêm và hạ sốt. Đặc biệt, thuốc Ibuprofen còn xoa dịu cơn đau nhức răng do viêm nha chu gây ra nhờ ngăn tổng hợp prostaglandin E2α, từ đó giảm tính cảm thụ với tác nhân gây đau của sợi thần kinh cảm giác.

– Thành phần: Ibuprofen, tá dược

– Liều dùng: Người lớn uống 200-400mg mỗi 4 – 6 giờ nếu cần thiết. Trẻ em uống uống 4-10 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ

– Tác dụng phụ: Giảm thị lực, khó thở, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa…

– Giá tham khảo: 43.000 đồng/hộp 10 vỉ.

1.10. Thuốc giảm đau Paracetamol

Bên cạnh những loại thuốc mà chúng tôi đề cập đến ở trong phần trên, bạn cũng có thể sử dụng Paracetamol để chữa trị bệnh viêm nha chu. Đây là một loại thuốc giảm đau được sử dụng vô cùng phổ biến và có hiệu quả nhanh chóng. Đặc biệt, thuốc không có chứa hoạt tính kháng viêm nên không làm ảnh hưởng xấu tới tim mạch, tiêu hóa… và có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai.

– Thành phần: Paracetamol cùng các tá dược

– Liều dùng: Người lớn uống 1 – 2 viên nén 500mg/liều, uống cách nhau 4 – 6 giờ. Trẻ em nên uống 10 – 15mg/kg, mỗi lần cũng cách nhau 4 – 6 giờ.

– Tác dụng phụ: Phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa da, sưng họng…

– Giá tham khảo: 50.000 đồng/hộp 10 vỉ.

Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc giảm đau Paracetamol

2. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm nha chu

Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm nha chu, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Uống thuốc theo đúng thời gian và liều dùng mà bác sĩ nha khoa đã hướng dẫn.

– Tuyệt đối không được tự ý đổi sang loại thuốc khác khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Ngưng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy…

– Thông báo với bác sĩ nếu như đã uống thuốc theo đúng đơn nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và ăn uống khoa học để thuốc có thể phát huy tác dụng một cách tốt nhất.

Hy vọng những thông tin mà Nha Khoa Paris chia sẻ trong bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề “viêm nha chu uống thuốc gì”. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Hiển thị nguồn

Báo Sức khỏe và Đời sống: “Các thuốc điều trị viêm nha chu”
Drugs: “List of 20 Periodontitis Medications Compared”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Viêm nha chu: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Viêm nha chu là một bệnh lý về răng miệng mà không ít người gặp phải. Bệnh không được xử lý sớm sẽ để lại nhiều hệ lụy đối với sức khỏe

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Giải đáp: Viêm nha chu có chữa được không

Giải đáp: Viêm nha chu có chữa được không

Viêm nha chu có chữa được không là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Về bản chất, đây là tình trạng các tổ chức xung quanh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Giải đáp: Viêm nha chu có phải nhổ răng

Giải đáp: Viêm nha chu có phải nhổ răng

Viêm nha chu là tình trạng những tổ chức ở xung quanh răng bị viêm. Khi mắc phải bệnh lý, rất nhiều người thắc mắc viêm nha chu có phải

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 10 nước súc miệng trị viêm nha chu hiệu quả

Top 10 nước súc miệng trị viêm nha chu hiệu quả

Viêm nha chu là một dạng bệnh nhiễm khuẩn răng miệng. Ngoài việc điều trị tại nha khoa, bạn cần kết hợp sử dụng nước súc miệng tại nhà

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
12 Cách trị viêm nha chu tại nhà đơn giản

12 Cách trị viêm nha chu tại nhà đơn giản

Viêm nha chu là bệnh về răng miệng phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và cả tổng thể.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Bị viêm nha chu có niềng răng được không? Những lưu ý cần biết

Bị viêm nha chu có niềng răng được không? Những lưu ý cần biết

Viêm nha chu gây viêm nhiễm và mất mô quanh nha chu, có thể hủy hoại răng và nướu. Nếu chủ quan để tình trạng viêm nha chu ngày càng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang