Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Chăm sóc răng bị gãy đúng cách và phương pháp phục hình

Răng bị gãy sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thẩm mỹ của mỗi người. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc gãy răng. Tuy nhiên, dù là lý do nào thì việc phục hồi răng bị tổn thương là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về cách chăm sóc răng bị gãy đảm bảo chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ.

1. Biện pháp chăm sóc răng bị gãy tạm thời

Việc khắc phục răng bị gãy còn phụ thuộc vào mức độ răng gãy có nặng hay không để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp nhất. Với trường hợp răng bị gãy nhỏ, có thể chăm sóc tạm thời bằng các cách sau:

Đánh răng đúng cách: đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải nhỏ, lông mềm và hạn chế tác động mạnh vào vị trí răng gãy

– Dùng chỉ nha khoa: vị trí răng bị gãy thường nhạy cảm với nước súc miệng nên có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn mắc vào kẽ, nhất là nơi gần răng gãy

– Không dùng tăm xỉa răng: tăm tre sẽ càng làm tổn thương thêm ở răng, nướu. Nhất là tăm chọc vào răng gãy càng làm tăng viêm nhiễm và tổn thương

– Không hút thuốc lá: để nhanh chóng lành vết thương và giảm đau thì không nên hút thuốc. Bởi các chất độc hại trong thuốc lá làm tăng ảnh hưởng sức khỏe và răng miệng

Ngoài ra, khi răng gãy gây đau nhức có thể giảm đau bằng các biện pháp sau:

– Rửa sạch khoang miệng bằng nước ấm và chườm lạnh bên ngoài má để giảm sưng

– Uống thuốc giảm đau và chống viêm như paracetamol, ibuprofen,… để giảm sưng đau nếu bạn chưa thể đến bác sĩ

– Nếu răng có góc sắc nhọn, cần bôi sáp nha khoa lên để giữ răng không làm tổn thương lưỡi hoặc niêm mạc miệng. Sáp nha khoa dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc hay siêu thị

– Tránh ăn nhai vào vùng răng bị gãy

Biện pháp chăm sóc răng gãy tạm thời

Biện pháp chăm sóc răng gãy tạm thời

2. Răng bị gãy nên ăn gì và kiêng gì

Răng bị gãy sẽ tạo ra khoảng trống trên khuôn hàm và khiến việc ăn nhai khó khăn hơn. Hơn nữa, nguy cơ tổn thương lợi và viêm nhiễm xảy ra nếu không có chế độ ăn uống khoa học. Do đó, các chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng cần bổ sung như sau:

– Bổ sung thức ăn mềm, lỏng, tránh tổn thương đến mô mềm như cháo, súp, bún, miến, canh, nước hầm,…

– Tăng cường rau xanh để tăng cường sức đề kháng, hồi phục nhanh chóng niêm mạc

– Uống sữa đậu nành hoặc sữa chua không đường hàng ngày để làm lành vết sưng viêm

– Dùng các thực phẩm giàu canxi như trứng, cá và các sản phẩm từ sữa

– Khoai lang, carot, gấc,… các thực phẩm giàu vitamin A cần thiết cho sự hồi phục tổn thương nướu, mô mềm. Nên bổ sung nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn hằng ngày

– Uống nước ép trái cây thay vì ăn trực tiếp để tránh tác động tới phần răng bị gãy

Bên cạnh đó, để nhanh chóng làm lành vết thương, không xảy ra biến chứng và viêm nhiễm thì cần kiêng các thực phẩm sau:

– Thực phẩm nhiều đường: đồ ăn ngọt, nhiều đường sẽ bám dính lên răng và khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Các thực phẩm cần tránh như bánh, kẹo, socola, kem, mứt,…

– Thực phẩm nhiều axit: các thực phẩm chứa axit như cam, chanh, bưởi, nước có gas,… sẽ làm răng ê buốt, đau nhức khó chịu

– Đồ ăn dai, cứng: tránh thức ăn cứng, dai bởi khi răng gãy sẽ càng làm tình trạng thêm trầm trọng

– Bia rượu: bia rượu sẽ kích thích tổn thương men răng, mài mòn men răng và làm răng ố vàng

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A

3. Phương pháp phục hình lại răng bị gãy

Khi răng bị gãy, nếu muốn phục hồi lại hình dáng và chức năng của răng thì cần có sự can thiệp của nha khoa. Bạn có thể sử dụng các biện pháp chuyên khoa như hàn trám răng, bọc răng sứ, cầu răng sứ. Thậm chí khi răng tổn thương nghiêm trọng hơn sẽ cần nhổ bỏ răng hỏng và trồng răng Implant.

3.1. Trám răng

Hàn trám răng thường được chỉ định để khắc phục trường hợp bị gãy không quá 1/3 thân răng. Bác sĩ sẽ đắp từng lớp vật liệu hàn lên bề mặt răng thay thế các mô đã mất. Từ đó giúp răng khôi phục về hình dáng như ban đầu.

Hàn răng được thực hiện nhanh chóng trong khoảng 15 – 20 phút cho mỗi răng. Được sử dụng linh hoạt cho mọi vị trí răng ở trên cung hàm. Tuy nhiên, miếng trám lớn thường có khả năng chịu lực kém, dễ bị bung, gãy vỡ khi có lực nhai mạnh.

3.2. Bọc răng sứ

Nếu mô răng bị mất đi nhiều và tủy răng bị tổn thương thì bắt buộc phải áp dụng phương pháp bọc răng sứ sau khi chữa tủy.

Để bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài một phần răng thật còn sót lại để làm trụ. Sau đó sẽ lấy dấu hàm để chế tác mão sứ giúp tái tạo lại hình dáng của răng.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ

3.3. Làm cầu răng sứ

Nếu chân răng bị gãy và 2 răng bên cạnh còn khỏe mạnh, bác sĩ có thể chỉ định làm cầu răng sứ để phục hình lại răng. Hai răng bên cạnh sẽ được mài một phần cùi răng để chụp mão sứ lên. Tại nơi răng gãy sẽ được thay thế bằng 1 răng sứ đặc. Cầu răng sứ được nối liền với nhau nên khá khỏe mạnh, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt.

Tuy nhiên, về lâu dài, cầu răng sứ không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn khi lựa chọn dịch vụ.

3.4. Trồng răng Implant

Với trường hợp răng bị gãy vỡ cả phần thân và phần chân răng không còn chắc chắn nữa thì bạn nên nhổ bỏ và phục hình lại bằng phương pháp trồng răng Implant.

Răng Implant gồm 3 phần: Abutment, trụ Implant và mão răng sứ. Trụ Implant được cấy vào xương hàm thay thế cho chân răng, giúp nâng đỡ được phần răng sứ. Abutment là khớp nối giữa mão sứ và trụ Implant. Mão răng sứ sẽ thay thế phần thân răng thật.

Với răng Implant, bạn có thể ăn uống thoải mái như răng thật vừa có thể dùng trọn đời. Đây được xem là một trong những phương pháp phục hình răng thẩm mỹ tốt nhất.

Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc răng bị gãy và lựa chọn được phương pháp phục hình răng tốt nhất. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề răng miệng, đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Nha khoa Paris, các bác sĩ sẽ tiếp nhận thông tin và tư vấn nhanh nhất tới bạn.

Hiển thị nguồn

Alo Bác sĩ: “Bị gãy sát chân răng, khắc phục thế nào?”

My Health Alberta: “Broken Tooth: Care Instructions”

Healthline: “What to Do If You Chip or Break a Tooth”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chăm sóc răng bị gãy
Nằm mơ gãy răng cửa: Ý nghĩa, con số may mắn và lời khuyên

Nằm mơ gãy răng cửa: Ý nghĩa, con số may mắn và lời khuyên

Bạn vừa chiêm bao thấy mình bị gãy răng cửa và bản thân phân vân không biết nếu ngủ mơ gãy răng cửa đánh con gì để có thể trúng lớn và

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bị gãy răng cửa phải làm sao? Cách xử lý triệt để và an toàn

Bị gãy răng cửa phải làm sao? Cách xử lý triệt để và an toàn

Răng cửa có thể bị gãy do tác nhân bên ngoài hoặc từ các bệnh lý răng miệng. Gãy răng cửa ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và khả năng cắn xé

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng bị gãy có mọc lại không? Phải làm sao khi bị gãy răng?

Răng bị gãy có mọc lại không? Phải làm sao khi bị gãy răng?

Gãy răng sẽ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống như ảnh hưởng thẩm mỹ, ăn nhai khó khăn hơn & dễ mắc bệnh lý răng miệng. Vậy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Hội chứng răng không mọc được Anodontia là gì? Khắc phục thế nào?

Hội chứng răng không mọc được Anodontia là gì? Khắc phục thế nào?

Răng không mọc được hay không thể mọc lại sau khi thay răng sữa là hội chứng tuy rất hiếm nhưng đã có khá nhiều trường hợp được ghi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga