Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hàn ống tủy nên thực hiện khi nào? Quy trình hàn ống tủy

Hàn ống tủy là phương pháp điều trị nha khoa giúp phòng ngừa viêm nhiễm tới hệ thống ống tủy đã được làm sạch. Quá trình thực hiện thành công sẽ loại bỏ được các cơn đau do kích thích tủy viêm, chết tủy. Vậy hàn ống tủy nên thực hiện khi nào? Hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

1. Hàn ống tủy nên thực hiện khi nào

Hàn ống tủy thường được thực hiện khi có các vấn đề như viêm nhiễm nặng trong ống tủy của răng, hoặc khi răng bị tổn thương mà không thể điều trị bằng phương pháp thông thường.

Kỹ thuật hàn ống tủy thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng của răng và cả sức khỏe tổng thể. Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang xương hàm để xác định mức độ ảnh hưởng của bệnh. Qua đó mới đưa ra phác đồ điều trị chi tiết.

1.1. Viêm tủy răng nhẹ

Với tình trạng viêm tủy mới chớm, chưa quá nặng, vẫn còn có thể điều trị được thì chưa cần phải điều trị và hàn ống tủy ngay. Bạn có thể chỉ cần uống kháng sinh hoặc thuốc giảm đau mà chưa cần phải chữa tủy.

Nếu cảm thấy ê buốt răng khi ăn đồ nóng, lạnh hay thấy xuất hiện những cơn đau nhức thoáng qua thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

1.2. Viêm tủy răng nặng

Với trường hợp viêm tủy răng nặng thì bắt buộc phải điều trị tủy để ngăn viêm tủy tiến triển nặng hơn. Viêm tủy răng nặng kèm theo các triệu chứng như: xuất hiện những lỗ sâu lớn, cảm thấy đau buốt ngay cả khi dùng thuốc giảm đau, khi tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc lạnh thì cơn đau càng dữ dội hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ lấy phần tủy răng chứa vi khuẩn, cơn đau sẽ dần thuyên giảm.

Lưu ý rằng, viêm tủy răng sẽ không thể tự khỏi. Vì thế không nên điều trị tại nhà mà phải đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển thành những ổ viêm chân răng, nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khác như thối tủy, chết tủy, viêm hạch, xương hàm, thậm chí là mất răng,…

Viêm tủy răng nặng cần phải thực hiện hàn ống tủy

Viêm tủy răng nặng cần phải thực hiện hàn ống tủy

1.3. Bảo vệ răng chết tủy

Với răng bị chết tủy thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn và có 2 hướng điều trị để bảo tồn răng và giúp răng có thể ăn nhai bình thường:

Bọc răng sứ:

Răng bị chết tủy không còn nguồn nuôi dưỡng nên dễ suy yếu, chuyển màu, giòn và dễ vỡ. Do đó, bọc răng sứ là lựa chọn hàng đầu để bảo vệ răng. Sau khi loại bỏ hết các mô tủy bị hoại tử và làm sạch ống tủy, hàn ống tủy, bác sĩ sẽ chụp mão sứ vào răng.

– Hàn trám răng:

Bác sĩ sẽ khoan mở tủy, lấy phần tủy bị hoại tử và làm sạch ống tủy, sau đó hàn ống tủy lại bằng vật liệu nha khoa phù hợp. Để có kết quả điều trị tốt, cần đảm bảo ống tủy được hàn kín và trám bề mặt răng với mức độ hợp lý để tránh cộm, kênh khi ăn nhai.

2. Lợi ích của việc hàn tủy sớm

Hàn ống tủy càng sớm càng tốt là khuyến cáo của các chuyên gia với những người có tủy răng viêm nhiễm, tổn thương. Điều trị tủy răng và hàn ống tủy chính là giải pháp tối ưu giúp bạn nhanh chóng phục hồi hình thể của răng, giảm nguy cơ mất răng, đảm bảo chức năng ăn nhai, tránh lan sang các răng lân cận.

– Phục hồi hình thể của răng:

Việc hàn ống tủy giúp phục hồi lại hình dáng và kích thước của răng, duy trì được hàm răng đều và trắng sáng, đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Đảm bảo chức năng ăn nhai:

Khi răng bị tổn thương, tạo lỗ trên mặt răng, gây ê nhức răng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Do đó, khi hàn tủy sớm, lỗ sâu sẽ được lấp đầy, chức năng ăn nhai được phục hồi.

– Giảm nguy cơ mất răng:

Răng bị viêm tủy nặng làm mất quá nhiều tổ chức răng, răng vỡ to và viêm nhiễm lâu ngày không khắc phục được sẽ phải nhổ bỏ răng. Việc điều trị tủy và hàn răng sớm sẽ sẽ tránh phải nhổ bỏ răng.

– Tránh lây lan tới các răng kế cận:

Khi tủy răng đã bị viêm nhiễm, vi khuẩn có thể lan rộng sang các mô xung quanh, gây ra nhiễm trùng và tổn thương cho các răng lân cận. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiều răng và quá trình điều trị càng phức tạp hơn.

Hàn ống tủy sớm đảm bảo chức năng của răng

Hàn ống tủy sớm đảm bảo chức năng của răng

3. Quy trình hàn ống tủy

Việc thực hiện hàn ống tủy răng phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt của Bộ Y tế. Quy trình thực hiện điều trị tủy và hàn ống tủy gồm các bước như sau:

– Thăm khám với nha sĩ:

Giai đoạn đầu tiên trước khi chữa tủy chính là thăm khám răng tổng quát. Răng cần lấy tủy sẽ được chụp X-quang. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác mức độ viêm nhiễm của ống tủy để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

– Gây tê:

Trước khi điều trị tủy, răng miệng cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Sau khi làm sạch, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vào vùng hàm chuẩn bị lấy tủy. Quá trình điều trị được thực hiện trong phòng vô trùng khép kín.

– Đặt đế cao su:

Răng được ngăn cách khỏi các vật dụng, thuốc và dung dịch rửa ống tủy bằng cách đặt đế cao su ôm sát phần răng cần lấy tủy. Việc này vừa giúp răng tránh tiếp xúc với nước bọt, nhờ đó mà răng luôn sạch sẽ, khô ráo, đồng thời ngăn chặn thuốc rơi vào khoang miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Lấy tủy răng:

Bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ từ thân răng xuống ống tủy để tạo một lối vào buồng tủy rồi đi vào ống tủy. Sau đó dùng châm để hút sạch tủy viêm ra ngoài. Sau khi hút tủy xong, cần làm sạch tủy và tạo hình ống tủy. Đồng thời chụp X-quang một lần nữa để đảm bảo toàn bộ tủy viêm đã bị loại bỏ, tránh tủy còn sót gây viêm nhiễm trở lại.

– Hàn ống tủy:

Khi tủy viêm đã được lấy ra, ống tủy sẽ được hàn kín bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Việc lấp và hàn đầy ống tủy giúp răng chắc chắn và ngăn vi khuẩn xâm nhập vào.

Với trường hợp người bệnh yêu cầu thẩm mỹ cao, bác sĩ sẽ bọc sứ cho phần răng đã lấy tủy.

– Tái khám và kiểm tra:

Sau khi hoàn tất hàn ống tủy, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra tình trạng răng có gặp vấn đề gì hay không. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường thì cần được điều chỉnh kịp thời.

Quy trình hàn ống tủy

Quy trình hàn ống tủy

4. Chăm sóc sau khi hàn ống tủy răng

Để có kết quả tốt nhất, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng sau hàn ống tủy đúng cách để tránh các rủi ro như vỡ, mẻ miếng hàn,…

– Bạn có thể pha nước muối sinh lý với nước ấm để súc miệng sau mỗi bữa ăn. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại tới răng vừa điều trị

– Đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, chải nhẹ nhàng ở vị trí răng lấy tủy

– Hạn chế ăn thức ăn quá cứng, dai, quá nóng hoặc lạnh để tránh nứt, vỡ răng

– Tránh ăn nhai trong vài giờ sau khi lấy tủy răng, tránh làm bong tróc vết hàn

– Tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm tra vùng điều trị và giữ gìn vệ sinh răng miệng

– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và mảng bám mắc ở vị trí bàn chải không lấy đi được

– Duy trì thói quen khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng, phát hiện và khắc phục các bệnh lý kịp thời

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về hàn ống tủy nên thực hiện khi nào. Nếu còn thắc mắc về quá trình hàn ống tủy, hãy liên hệ trực tiếp tới Nha Khoa Paris để được giải đáp và có được kết quả điều trị an toàn, hiệu quả.

Hiển thị nguồn

Bác sĩ ơi: “Các giai đoạn điều trị tủy răng (chữa tủy)”

NHS: “Root canal treatment”

Health Direct: “Root canal treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề điều trị tủy răng
Tại sao tủy răng bị thối, 5 nguyên nhân phổ biến

Tại sao tủy răng bị thối, 5 nguyên nhân phổ biến

Tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với răng. Khi tủy răng bị thối, sức khỏe răng, nướu

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Thời gian điều trị tủy răng kéo dài bao lâu: Nha Khoa Paris

Thời gian điều trị tủy răng kéo dài bao lâu: Nha Khoa Paris

Điều trị tủy là một dịch vụ nha khoa được sử dụng rất rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khách hàng đang lăn tăn về

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Làm chết tủy răng có đau không? Các yếu tố làm tủy răng bị chết

Làm chết tủy răng có đau không? Các yếu tố làm tủy răng bị chết

Với những trường hợp viêm tủy, hoại tử tủy răng do viêm lợi hay sâu răng sẽ gây đau nhức dai dẳng, khó khăn ăn nhai. Lúc đó, buộc phải

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
1 răng có mấy chân và mấy ống tủy? Nha khoa Paris giải đáp

1 răng có mấy chân và mấy ống tủy? Nha khoa Paris giải đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Ts.Bs Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc chuyên môn chuỗi Nha khoa Paris. 1 răng có mấy chân và mấy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm