Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tại sao tủy răng bị thối, 5 nguyên nhân phổ biến

Tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với răng. Khi tủy răng bị thối, sức khỏe răng, nướu cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Vậy tại sao tủy răng bị thối? Hiện tượng trên có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

1. Tại sao tủy răng bị thối

Hiện tượng tủy răng bị thối (1) có thể xảy ra do những nguyên nhân sau: bệnh lý răng miệng không được điều trị kịp thời, chấn thương răng, di chứng từ những cuộc phẫu thuật có xâm lấn tới răng, tác động của hóa chất hoặc điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật.

1.1. Bệnh về răng, nướu không được điều trị kịp thời

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng tủy răng bị thối là do không điều trị các bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… kịp thời. Các lỗ sâu, ổ viêm ở nướu là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Nếu như bạn không chữa trị sớm, chúng sẽ tiếp tục phát triển, xâm nhập qua men răng, ngà răng và vào bên trong tủy răng. Khi đó, tủy răng sẽ bị nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử.

Tại sao tủy răng bị thối

Tủy răng bị thối do bệnh sâu răng không được điều trị

1.2. Chấn thương răng

Mặc dù răng được đánh giá là có độ chịu lực khá tốt nhưng chúng vẫn có thể bị nứt, vỡ nếu như phải chịu tác động mạnh như tai nạn, va chạm từ chơi thể thao, ăn đồ quá cứng… Cấu trúc răng bị tổn thương hoàn toàn có thể khiến cho tủy lộ ra ngoài.

Khi đó, vi khuẩn trong khoang miệng rất dễ tấn công vào sâu bên trong và gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm tiến triển nghiêm trọng hơn có thể khiến tủy răng bị thối.

1.3. Di chứng từ cuộc phẫu thuật

Những ca phẫu thuật trong nha khoa như cấy ghép Implant, cắt chóp răng… không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi độ tỉ mỉ cao. Nếu như bác sĩ thực hiện quá mạnh thì có thể xâm lấn tới chân răng, cả phần tủy bên trong và gây viêm nhiễm.

1.4. Tác động của hóa chất

Trên thực tế, các loại hóa chất như chì, thủy ngân… có thể gây ảnh hưởng xấu tới toàn bộ cơ thể, trong đó có cấu trúc răng. Chính vì vậy, những người bị nhiễm độc hóa chất cũng có nguy cơ cao bị thối tủy răng.

1.5. Điều trị nha khoa sai kỹ thuật

Ngoài những nguyên nhân mà chúng tôi đã kể đến ở trong phần trên, quá trình điều trị nha khoa như mài răng, trám răng… không đúng kỹ thuật cũng có thể xâm lấn sâu vào trong cấu trúc răng và khiến cho tủy răng bị tổn thương. Bên cạnh đó, với trường hợp điều trị tủy nhưng bác sĩ tay nghề kém, không làm sạch hết tủy viêm thì cũng khiến cho tủy răng bị hoại tử.

Mài răng sai kỹ thuật gây viêm tủy

Mài răng sai kỹ thuật gây viêm tủy

2. Tủy răng bị thối có triệu chứng gì

Hiện tượng tủy răng bị thối (2) thường có những triệu chứng sau:

– Răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

– Những cơn đau răng xuất hiện liên tục với nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ cho đến dữ dội.

– Sưng hạch bạch huyết.

– Thân nhiệt tăng cao.

– Khoang miệng có mùi cực kỳ khó chịu.

– Mặt bị sưng tại vùng răng bị viêm tủy.

Đau nhức răng dữ dội khi bị thối tủy răng

Đau nhức răng dữ dội khi bị thối tủy răng

3. Tủy răng bị thối có gây nguy hiểm không

Tủy răng bị thối là hiện tượng rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu như không được khắc phục sớm, bạn sẽ nguy cơ gặp phải những biến chứng như nhiễm trùng máu, áp xe xương ổ răng, suy giảm chức năng ăn nhai và mất răng vĩnh viễn.

– Nhiễm trùng máu: Tủy răng bị thối có chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Dần dần, chúng có thể lan đến các mô xung quanh, đi vào máu và gây nhiễm khuẩn huyết. Trong trường hợp bạn không điều trị sớm, nhiễm trùng máu còn gây nguy hiểm tới tính mạng.

– Áp xe chóp răng: Vi khuẩn từ vị trí hoại tử tủy (3) có thể lan đến chóp răng và hình thành áp xe. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể làm cho xương hàm và niêm mạc sàn miệng bị biến dạng.

– Suy giảm chức năng ăn nhai: Như chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, tủy răng bị thối sẽ đi kèm với tình trạng đau nhức và ê buốt răng. Điều đó chắc chắn sẽ khiến cho chức năng ăn nhai bị giảm sút đi đáng kể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…

– Mất răng vĩnh viễn: Nếu như không được điều trị, tình trạng hoại tử tủy sẽ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khi đó, các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nên nhổ bỏ răng vĩnh viễn để tránh ảnh hưởng tới các bộ phận xung quanh.

4. Biện pháp khắc phục tủy răng bị thối

Để khắc phục hiện tượng tủy răng bị thối, các bác sĩ nha khoa thường chỉ định một trong hai phương pháp là chữa tủy và nhổ răng.

– Chữa tủy: Các bác sĩ nha khoa sẽ dùng thiết bị nha khoa chuyên dụng để tạo lỗ trên răng và làm sạch ống tủy. Sau đó, bác sĩ tạo hình và trám bít ống tủy nhằm ngăn chặn bệnh lý tiếp tục tái phát. Cuối cùng, bạn nên bọc răng sứ để bảo vệ răng thật và đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày.

– Nhổ răng: Nếu như tủy bị viêm quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng. Mục đích là để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn chặn vi khuẩn từ ổ viêm tiếp tục lây lan sang những bộ phận khác. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng, bạn cần phục hình răng càng sớm càng tốt để khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng.

Phương pháp điều trị tủy răng

Phương pháp điều trị tủy răng

5. Làm thế nào để ngăn ngừa thối tủy răng

Để ngăn chặn hiện tượng thối tủy răng (4) xảy ra, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng.

– Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước hàng ngày để làm sạch mảng bám, cặn thức ăn ở kẽ răng.

– Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn ở trong khoang miệng.

– Đeo hàm bảo vệ răng khi chơi các môn thể thao yêu cầu phải vận động mạnh như đá bóng, bóng chuyền…

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp răng, nướu thêm khỏe mạnh.

– Đến nha khoa làm sạch cao răng định kỳ 6 tháng/lần và kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát.

– Làm răng, điều trị nha khoa tại những địa chỉ uy tín.

Chắc hẳn những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trong bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề “tại sao tủy răng bị thối”. Nhìn chung, hiện tượng trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi phát hiện bị bệnh, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chữa trị sớm, tránh để lại hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chết tủy răng
Thời gian điều trị tủy răng kéo dài bao lâu: Nha Khoa Paris

Thời gian điều trị tủy răng kéo dài bao lâu: Nha Khoa Paris

Điều trị tủy là một dịch vụ nha khoa được sử dụng rất rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khách hàng đang lăn tăn về

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Làm chết tủy răng có đau không? Các yếu tố làm tủy răng bị chết

Làm chết tủy răng có đau không? Các yếu tố làm tủy răng bị chết

Với những trường hợp viêm tủy, hoại tử tủy răng do viêm lợi hay sâu răng sẽ gây đau nhức dai dẳng, khó khăn ăn nhai. Lúc đó, buộc phải

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Tủy răng là gì? Cấu tạo và chức năng quan trọng của tủy răng

Tủy răng là gì? Cấu tạo và chức năng quan trọng của tủy răng

Dù là bộ phận rất quen thuộc, nhưng ắt hẳn không phải ai cũng biết tủy răng là gì? Có cấu tạo ra sao? Chức năng như thế nào? Vậy trong

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Hàn ống tủy nên thực hiện khi nào? Quy trình hàn ống tủy

Hàn ống tủy nên thực hiện khi nào? Quy trình hàn ống tủy

Hàn ống tủy là phương pháp điều trị nha khoa giúp phòng ngừa viêm nhiễm tới hệ thống ống tủy đã được làm sạch. Quá trình thực hiện

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương