Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Phương pháp làm trắng răng nha khoa và cách chăm sóc tại nhà

Làm trắng răng nha khoa là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn để có được hàm răng trắng sáng cùng nụ cười tự tin. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được phương pháp trên. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình, các trường hợp áp dụng của phương pháp tẩy trắng và cách chăm sóc tại nhà.

1. Các phương pháp làm trắng răng nha khoa phổ biến

Trong nha khoa, hai phương pháp làm trắng răng được áp dụng phổ biến là đeo máng tẩy trắng và tẩy trắng răng bằng tia laser.

1.1. Đeo máng tẩy trắng

Với phương pháp đeo máng tẩy trắng, bạn cần tới nha khoa để bác sĩ lấy dấu hàm và chế tác máng nhựa phù hợp với khớp cắn. Sau đó, bác sĩ cung cấp thuốc tẩy trắng nồng độ từ 10 – 15% và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng tại nhà cũng như xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Máng tẩy trắng có nhiệm vụ giữ thuốc, không cho thuốc tẩy tràn ra bên ngoài. Đồng thời, máng còn ngăn chặn nước bọt tràn vào trong khuôn răng. Nhờ vậy, máng tẩy trắng vừa giúp làm trắng răng (1), vừa ngăn chặn được những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tẩy lên răng, nướu.

Ưu điểm:

– Dễ dàng sử dụng.

– Tiết kiệm chi phí.

– Hoàn toàn có thể chủ động về thời gian đeo máng tẩy trắng.

Nhược điểm:

– Chỉ phù hợp với những trường hợp răng nhiễm màu ở cấp độ nhẹ do các yếu tố ngoại lai hoặc tuổi tác.

– Nếu như sử dụng quá liều thuốc, đeo quá giờ… thì có thể gây tổn thương cho cấu trúc răng, nướu.

Làm trắng răng nha khoa bằng máng tẩy trắng

Làm trắng răng bằng máng tẩy trắng

1.2. Tẩy trắng răng bằng tia laser

Tẩy trắng răng bằng tia laser là phương pháp làm trắng răng nha khoa (2) hiện đại, sử dụng ánh sáng laser để loại bỏ những vết ố vàng trên hàm răng. Công dụng chính của ánh sáng laser là hoạt hóa thuốc tẩy trắng nhằm khắc phục tình trạng răng xỉn màu từ sâu bên trong, đem lại hàm răng trắng sáng tự nhiên và đều màu.

Chỉ sau lần đầu tiên tẩy trắng, bạn đã có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt của hàm răng. Đặc biệt, lượng thuốc tẩy trắng luôn được bác sĩ tính toán và sử dụng phù hợp với tình trạng răng miệng cũng như độ dày mỏng men răng của mỗi người. Nhờ vậy, quá trình tẩy trắng diễn ra an toàn, không xảy ra hiện tượng ê buốt.

Ưu điểm:

– An toàn, không làm hỏng men răng hay gây kích ứng nướu.

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 40 – 60 phút/lần.

– Hàm răng thay đổi ngay sau lần đầu tiên thực hiện.

– Hiệu quả duy trì lâu dài.

Nhược điểm:

– Nếu sử dụng quá nhiều thuốc, các hoạt chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng xấu tới men răng, gây ê buốt trong quá trình ăn uống.

– Tia laser có thể gây hại cho mắt nên cần phải đeo kính bảo vệ trong suốt quá trình tẩy trắng răng.

Tẩy trắng răng bằng tia laser

Tẩy trắng răng bằng tia laser có hiệu quả nhanh chóng

2. Quy trình làm trắng răng nha khoa gồm mấy bước

Quy trình làm trắng răng được thực hiện theo các bước sau:

+ Sử dụng máng tẩy trắng:

– Bước 1: Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và chuẩn bị máy lấy cao răng, bảng so màu răng, máy ép máng tẩy, bộ kit thuốc tẩy trắng tại nhà…

– Bước 2: Bạn cần súc miệng bằng nước có pha dung dịch súc miệng sát khuẩn. Sau đó, bác sĩ lấy cao răng và đánh bóng để tẩy trắng đạt hiệu quả tốt nhất.

– Bước 3: Lấy dấu hàm bằng Alginate và đổ mẫu để có được hai hàm mẫu bằng thạch cao.

– Bước 4: So màu răng trước khi tiến hành tẩy trắng.

– Bước 5: Ép máng tẩy trắng cho cả hai hàm trên và dưới. Sau đó, bác sĩ cần cắt phần dư của máng tẩy để không làm tổn thương niêm mạc miệng.

– Bước 6: Giao máng tẩy và thuốc tẩy trắng.

– Bước 7: Bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng thuốc, máng tẩy trắng và chăm sóc răng miệng tại nhà.

+ Tẩy trắng răng laser:

– Bước 1: Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như máy cạo cao răng, đèn tẩy trắng, kính bảo vệ mắt…

– Bước 2: Bạn cần súc miệng bằng nước có pha dung dịch súc miệng để sát khuẩn. Sau đó, bác sĩ làm sạch cao răng, mảng bám và so màu răng.

– Bước 3: Bác sĩ dùng banh môi để bộc lộ vùng răng cần tẩy và bôi Vaseline lên nướu, môi nhằm tránh tình trạng khô niêm mạc. Sau đó, bác sĩ sử dụng bông để cách ly răng với nước bọt.

– Bước 4: Đeo kính bảo vệ mắt để tránh tia laser gây hại cho mắt.

– Bước 5: Bác sĩ sử dụng thuốc cách ly nướu bơm liên tục trên nướu ngay tại đường viền nướu để cách ly giữa nướu và răng. Sau đó, bác sĩ sử dụng đèn halogen để làm cứng chất cách ly.

– Bước 6: Pha hỗn hợp thuốc gồm bột và dung dịch nước. Kế tiếp, bác sĩ dùng tăm bông bôi thuốc lên bề mặt răng cần tẩy trắng.

– Bước 7: Bác sĩ chiếu đèn lên răng để hoạt hóa các thành phần trong thuốc tẩy.

– Bước 8: Bác sĩ lau sạch thuốc trên bề mặt răng, tháo cách ly lợi, lấy bông và banh môi ra khỏi miệng.

– Bước 9: Bạn cần súc miệng để làm sạch thuốc tẩy trắng trong khoang miệng.

– Bước 10: Bác sĩ thoa gel Neutral Sodium Fluoride 1,1% vào bề mặt các răng đã tẩy trắng để chống ê buốt và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm trắng răng

Trên thực tế, hiệu quả của quá trình làm trắng răng còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau: tình trạng răng, phương pháp và thuốc tẩy trắng.

– Tình trạng răng: Nếu như răng chỉ bị ố vàng ở mức độ nhẹ thì các phương pháp làm trắng răng nha khoa sẽ nhanh chóng đạt được kết quả như mong muốn. Ngược lại, trong trường hợp hợp răng bị xỉn màu nặng thì thời gian tẩy trắng sẽ kéo dài hơn.

– Phương pháp tẩy trắng: Trong hai phương pháp làm trắng răng, tẩy trắng bằng tia laser được đánh giá cao hơn về mức độ hiệu quả. So với làm trắng răng bằng máng, tia laser giúp hoạt hóa các thành phần trong thuốc tẩy trắng. Nhờ vậy, thời gian làm trắng răng sẽ được rút ngắn, hiệu quả tẩy trắng cũng cao hơn.

– Thuốc tẩy trắng: Thuốc tẩy trắng có nồng độ càng cao thì đem lại hiệu quả càng nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng lại có thể làm tổn hại tới men răng nên các bác sĩ nha khoa luôn tính toán cẩn thận nồng độ thuốc trước khi sử dụng.

Hiệu quả tẩy trắng phụ thuộc vào mức độ ố vàng của răng

Hiệu quả của phương pháp tẩy trắng còn phụ thuộc vào mức độ ố vàng của răng

4. Nên làm trắng răng ố vàng theo phương pháp nào

Làm trắng răng bằng tia laser tại nha khoa là phương pháp mà bạn nên áp dụng nếu như muốn nhanh chóng sở hữu hàm răng trắng sáng nhưng vẫn đảm bảo được độ an toàn. Sau khi bôi đều thuốc lên răng, các bác sĩ sẽ chiếu trực tiếp ánh sáng laser lên đó để kích hoạt các phân tử trong thuốc. Thuốc tẩy trắng chỉ tác động lên bề mặt của răng để loại bỏ đi những phần tử gây ố vàng và xỉn màu nên sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới men răng.

Chỉ sau khoảng 40 – 60 phút tẩy trắng, tông màu của hàm răng sẽ có sự cải thiện rõ rệt. Trong khi đó, thời gian tẩy trắng răng bằng máng có thể kéo dài lên tới 10 ngày.

Đặc biệt, hiệu quả của phương pháp làm trắng răng bằng tia laser cũng cao hơn so với máng tẩy trắng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng hàm răng trắng sáng lâu dài nếu như biết cách chăm sóc mà không cần phải tẩy trắng nhiều lần.

5. Trường hợp nào nên, không nên làm trắng răng

Bạn có thể áp dụng phương pháp làm trắng răng trong những trường hợp sau:

– Răng không bị mài mòn và có màu ố vàng do ăn uống không khoa học, vệ sinh sai cách, không làm sạch cao răng thường xuyên, hút thuốc lá…

– Sức khỏe răng, nướu tốt, không gặp phải các bệnh lý như sâu răng, mòn cổ răng, viêm nha chu, viêm tủy, viêm nướu…

– Không mắc các bệnh lý mãn tính ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như tim mạch nặng. mòn cổ răng…

Mặc dù tẩy trắng răng được xem là vị cứu tinh của nhiều người nhưng chúng không thể áp dụng trong mọi trường hợp. Cụ thể, phụ nữ mang thai, cho con bú, người chưa đủ 18 tuổi, bị bệnh lý răng miệng hoặc các bệnh mãn tính nguy hiểm… không nên tẩy trắng răng bởi có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

6. Hệ lụy khi làm trắng răng sai cách

Quá trình làm trắng răng (3) không được thực hiện đúng cách có thể gây ra những hệ lụy như:

– Tổn thương mô mềm: Thuốc tẩy có chất lượng không tốt hoặc bác sĩ bôi thuốc tẩy dính lên mô mềm thì sẽ gây ra tình trạng kích ứng. Khi đó, nướu còn trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều so với bình thường, kéo theo tình trạng đau nhức dai dẳng và làm suy giảm chức năng ăn nhai. Nghiêm trọng hơn là thuốc tẩy trắng có nồng độ quá cao sẽ làm bỏng nướu, gây đau nhức dữ dội.

– Hoại tử nướu: Nếu như mô nướu bị tổn thương, vi khuẩn gây hại trong khoang miệng có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong, gây nhiễm trùng. Thậm chí, trong trường hợp bạn không xử lý sớm, nướu còn có thể bị hoại tử, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

– Mòn men răng: Thuốc tẩy trắng có nồng độ quá cao hoặc bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật cũng có thể khiến cho men răng bị bào mòn và tác động xấu tới cấu trúc răng. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng bị đau buốt dữ dội sau khi tẩy trắng.

Mòn men răng, ê buốt dai dẳng do tẩy trắng răng sai cách

Mòn men răng, ê buốt dai dẳng do tẩy trắng răng không đúng cách

7. Những lưu ý sau khi làm trắng răng

Sau khi tẩy trắng răng, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:

– Trong vòng 24 giờ đầu tiên nên tránh sử dụng những chất sẫm màu như cà phê, thuốc lá, rượu vang, trà, coca cola…

– Không hút thuốc lá truyền thống và sản phẩm thuốc lá điện tử.

– Tránh ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ gây ê buốt.

– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày.

– Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tắm nước để làm sạch mảng bám, cặn thức ăn trong kẽ răng cũng như các vị trí khác trong khoang miệng.

– Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để tăng khả năng làm sạch khoang miệng.

– Lấy cao răng 6 tháng/lần.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về phương pháp làm trắng răng nha khoa mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Nhìn chung, đây là giải pháp hiệu quả để loại bỏ tình trạng ố vàng, xỉn màu và sở hữu hàm răng trắng sáng. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện tại những nha khoa uy tín để tránh những hệ lụy nguy hiểm xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề làm trắng răng nha khoa