Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nuốt phải máu sau khi nhổ răng có sao không?

Nuốt phải máu sau khi nhổ răng có sao không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Về cơ bản, nếu nuốt quá nhiều máu sau khi nhổ răng, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về tiêu hóa, thậm chí là nhiễm trùng. Cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Chuyên gia giải đáp: Nuốt phải máu sau khi nhổ răng có sao không

Câu trả lời là “Có”. Nuốt phải máu sau khi nhổ răng có thể gây ra nhiều hậu quả và ảnh hưởng đến sức khỏe bạn như: buồn nôn, đau dạ dày, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, nhiễm trùng.

– Đau dạ dày: Máu có thể kích thích dạ dày, gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn.

– Buồn nôn: Nuốt quá nhiều máu từ nướu sau khi nhổ răng có thể gây ra phản ứng buồn nôn, thậm chí là nôn mửa.

– Gây ra các vấn đề về tiêu hóa: Dạ dày không thể xử lý đúng cách các chất kích thích có trong máu từ đó gây ra đầy hơi, khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

– Nhiễm trùng, viêm nhiễm: Việc nuốt máu sau khi nhổ răng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn vùng miệng phát triển, gây ra viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy.

2. Một số cách cầm máu hiệu quả sau khi nhổ răng

Bạn có thể cầm máu sau khi nhổ răng bằng cách cố định băng gạc đúng vị trí, không tác động đến cục máu đông, uống thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi và vệ sinh răng miệng đúng cách.

Cố định băng gạc cầm máu đúng vị trí

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ đặt một miếng gạc vô trùng vào vị trí vết thương và yêu cầu bạn cắn chặt nó. Máu từ vết nhổ sẽ thấm từ từ vào miếng gạc và đông lại nhanh hơn. Khi về nhà, bạn vẫn có thể thực hiện cách này theo các bước sau:

– Bước 1: Gấp một miếng gạc sạch thành hình vuông nhỏ vừa với ổ răng.

– Bước 2: Đặt miếng gạc vào vị trí vết thương.

– Bước 3: Cắn chặt răng trong 45 – 60 phút để ngăn chặn chảy máu.

Bạn cũng có thể thay thế băng gạc bằng trà túi lọc để cầm máu nhanh và hiệu quả.

Cố định băng gạc

Cố định băng gạc

Không động chạm đến cục máu đông

Trong 24 giờ sau khi nhổ răng, bạn cần tránh tác động đến cục máu đông để ngăn ngừa chảy máu trở lại. Bạn nên kiêng các thói quen như:

– Súc miệng, khạc nhổ quá mạnh:

Những hành động này sẽ tạo ra áp lực trong khoang miệng và đẩy cục máu đông ra ngoài.

– Vận động mạnh:

Vận động mạnh trong thời gian đầu sau khi nhổ răng có thể sẽ làm vỡ cục máu đông, khiến vết thương lâu lành.

– Ăn đồ cứng:

Việc nhai, cắn đồ ăn quá cứng sẽ làm tăng áp lực lên vết nhổ khiến cục máu đông bị vỡ ra, máu sẽ tiếp tục chảy.

– Dùng tay, tăm nhọn hoặc lưỡi chạm vào vết nhổ:

Bất kỳ ngoại lực nào tác động đến vùng vừa nhổ răng cũng có thể đẩy cục máu đông ra ngoài. Hơn nữa, việc dùng tay, lưỡi chạm vào vết nhổ sẽ làm tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiễm trùng.

– Chơi các nhạc cụ như kèn, sáo:

Các nhạc cụ trên đều yêu cầu khoang miệng tác dụng lực nên rất có thể làm vỡ cục máu đông.

– Sử dụng ống hút, hút thuốc:

Việc dùng ống hút, hút thuốc lá cũng sẽ tạo áp lực trong miệng và tác động đến cục máu đông.

Uống thuốc giúp cầm máu

Bạn cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ khi uống thuốc cầm máu để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Các loại thuốc thường được kê đơn nhằm cầm máu sau khi nhổ răng bao gồm Calci Clorid, Acid Tranexamic, Carbazochrom.

– Thuốc cầm máu Calci Clorid: Loại thuốc này có tác dụng hình thành các cục máu đông, cầm máu hiệu quả.

– Thuốc Acid Tranexamic cầm máu sau khi nhổ răng: Thuốc mang lại hiệu quả cầm máu rất tốt. Không chỉ được dùng để cầm máu sau khi nhổ răng, Acid Tranexamic còn được dùng trong trường hợp chảy máu do chấn thương, chảy máu cam,…

– Thuốc Carbazochrom hỗ trợ cầm máu: Carbazochrom là một loại thuốc có tác dụng cầm máu gián tiếp, làm tăng bền thành mạch và ngăn chặn khả năng thấm máu qua mao mạch.

Uống thuốc cầm máu

Uống thuốc cầm máu

Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Sau khi mới nhổ răng, bạn nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai nuốt như cháo, súp,… Đồng thời bạn nên kiêng ăn đồ quá cứng, dai để tránh tác động đến cục máu đông gây chảy máu trở lại.

Bên cạnh đó, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để giúp vết thương nhanh lành hơn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, nhẹ nhàng, sạch sẽ

1 – 2 ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn nên súc miệng nhẹ nhàng với nước muối để sát khuẩn và giúp vết thương nhanh lành hơn. Những ngày sau đó, khi đánh răng bạn cần chú ý tránh động chạm tới vết nhổ nhằm ngăn ngừa khả năng chảy máu trở lại.

Nuốt phải máu sau khi nhổ răng

Chú ý vệ sinh sau nhổ răng

3. Tầm quan trọng của việc chăm sóc sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chỉ khi việc chăm sóc răng miệng được đảm bảo, vết thương mới có thể nhanh chóng hồi phục. Không những thế, chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp hạn chế cảm giác sưng đau, khó chịu và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm sau nhổ răng như nhiễm trùng, viêm xương ổ răng,…

Chăm sóc sau nhổ răng rất quan trọng

Chăm sóc sau nhổ răng rất quan trọng

Nhìn chung nuốt phải máu sau khi nhổ răng có thể dẫn tới các vấn đề về tiêu hóa, thậm chí gây ra nhiễm trùng. Do đó, sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng những cách cầm máu chúng tôi vừa chia sẻ để giúp máu ngừng chảy và phục hồi vết thương một cách nhanh chóng.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Cách cầm máu khi nhổ răng để nhanh chóng lành thương”
Chloe Dental: “After Extraction Surgery Instructions”
FindaTopDoc: “Is it okay to swallow blood after a tooth extraction?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng
Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Cấy răng Implant là phương pháp phục hình lại răng hiện đại nhất. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng trụ răng Implant, với độ bền

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút – Chi phí nhổ răng sâu

Nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút – Chi phí nhổ răng sâu

Thời gian nhổ răng sâu thường dao động khoảng 10 – 30 phút/răng. Tuy nhiên, nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút còn tùy thuộc vào vị

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Màng trắng sau khi nhổ răng nguyên nhân do đâu

Màng trắng sau khi nhổ răng nguyên nhân do đâu

Nhiều người sau khi nhổ răng thấy xuất hiện vết màng trắng và lo ngại không biết đây có phải dấu hiệu bất thường hay không. Vậy màng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Uống thuốc gì trước khi nhổ răng – Những lưu ý quan trọng

Uống thuốc gì trước khi nhổ răng – Những lưu ý quan trọng

Nếu như gặp phải tình trạng viêm khớp răng, viêm tổ chức tế bào, viêm xương… cấp, mạn tính, bạn cần uống kháng sinh nha khoa hoặc một

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Răng khôn có phải nhổ không? Trường hợp nào cần nhổ

Răng khôn có phải nhổ không? Trường hợp nào cần nhổ

Răng khôn đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người do những cơn đau nhức và khó chịu mà chúng gây ra. Vậy răng khôn có phải nhổ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tại sao nhổ răng không được ăn thịt gà? Những món cần kiêng

Tại sao nhổ răng không được ăn thịt gà? Những món cần kiêng

Thịt gà không hề chứa các chất gây mưng mủ, sưng tấy như bạn vẫn thường nghĩ. Do đó, đối với vấn đề tại sao nhổ răng không được ăn thịt

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công