Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm Amidan sưng to phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Bỗng dưng thấy amidan sưng to chắc hẳn ai cũng vô cùng lo lắng, không biết bị như vậy có nguy hiểm không. Amidan sưng to sẽ gây nhiều đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Vậy viêm amidan sưng to phải làm sao? Đừng bỏ lỡ những cách giảm sưng amidan đơn giản ngay sau đây.

1. Bị viêm Amidan sưng to phải làm sao

Khi bị viêm amidan sưng to, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm đau và tăng cường sức khỏe: uống nước ấm, súc miệng với nước muối, ăn đồ lạnh, tránh thức ăn cứng, dùng máy tạo độ ẩm, uống thuốc giảm đau không kê đơn, nghỉ ngơi – tránh giao tiếp, tránh tác nhân gây hại, dùng viên ngậm và thuốc xịt họng và cắt amidan.

1.1. Uống nước ấm giảm viêm amidan

Nước lọc ấm, súp, trà, canh, nước dùng,… có nhiệt độ thích hợp sẽ giúp làm dịu cơn đau rát do viêm amidan. Hơn nữa, một số loại trà thảo mộc có lợi với người bị viêm amidan như trà mật ong, trà chứa pectin hoặc glycerine.

Do đó, hãy uống nước và các loại trà ấm thường xuyên giúp tạo lớp màng nhầy bảo vệ amidan, miệng và cổ họng.

Uống nước ấm giảm đau rát viêm amidan

Uống nước ấm giảm đau rát viêm amidan

1.2. Súc miệng với nước muối trị viêm amidan sưng to

Nước muối là chất kháng khuẩn tự nhiên giúp loại bỏ nhiều vi sinh vật có hại. Súc miệng bằng muối có thể loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng amidan, làm dịu cơn đau và cảm giác ngứa ở cổ họng.

1.3. Ăn thức ăn lạnh

Các đồ ăn lạnh, mềm như sữa chua lạnh, kem đều giúp làm tê họng và giảm đau tạm thời. Ngoài ra, uống một ly sinh tố hoặc nhấm nháp nước lạnh cũng là biện pháp chữa viêm amidan tại nhà, giảm đau cổ họng hiệu quả.

Ngậm kẹo cứng hoặc kẹo cao su có tinh chất bạc hà cũng có công dụng làm mát và gây tê trong cổ họng, giúp điều trị viêm amidan rất tốt.

1.4. Tránh thức ăn cứng

Theo các chuyên gia, để giảm đau khi sưng amidan bạn nên tránh thực phẩm cứng. Bởi thực phẩm cứng hoặc thô ráp sẽ làm xước cổ họng, gây kích ứng và viêm nhiễm nặng hơn. Từ đó khiến cổ họng khó chịu, đau đớn. Các thực phẩm bạn cần tránh như: khoai tây, khoai lang, chuối chiên, ngũ cốc khô, bánh quy, các loại hạt khô, cà rốt sống, bánh mì nướng, táo,…

1.5. Dùng máy tạo độ ẩm

Duy trì độ ẩm không khí trong nhà phù hợp có thể làm giảm sự kích thích niêm mạc amidan và đường hô hấp, giúp giảm đau đớn, khô rát ở người mắc viêm amidan.

Tuy nhiên, khi dùng máy tạo độ ẩm không khí, bạn cần lưu ý vệ sinh máy thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn có hại làm tình trạng bệnh nặng thêm.

1.6. Uống thuốc giảm đau chữa viêm amidan

Người bệnh viêm amidan thường bị đau họng nhiều, khó ăn uống hoặc sốt, khó chịu có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn để làm giảm triệu chứng của bệnh như Aspirin, Paracetamol, Ibuprofen, Acetaminophen,…

Lưu ý, bạn chỉ nên uống theo liều lượng được chỉ định theo từng độ tuổi và duy trì khoảng cách từ 4 – 6 tiếng/lần để tránh các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Uống thuốc giảm đau

Uống thuốc giảm đau

1.7. Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế giao tiếp

Viêm amidan sưng to khiến bạn bị đau khi nói chuyện, thay đổi giọng nói, thậm chí mất giọng. Vì vậy bạn nên hạn chế nói nhiều, nói với âm lượng lớn. Thay vào đó cần nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể và vùng họng amidan được thư giãn.

Nên hạn chế tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp, viêm họng, để tránh nhiễm trùng hoặc lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh nặng hơn.

1.8. Tránh các tác nhân gây hại

Các tác nhân cần tránh trong quá trình ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

– Các đồ cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ càng làm kích ứng, sưng đau ở amidan

– Các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá,… bởi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, cản trở tiến độ làm lành lớp niêm mạc

– Ở trong môi trường điều hòa quá lâu với nhiệt độ thấp hoặc tiếp xúc với khói bụi mà không đeo khẩu trang

1.9. Dùng viên ngậm và thuốc xịt họng

Viên ngậm thường chứa tinh dầu bạc hà và các loại thuốc gây tê sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm sưng amidan.

Ngoài ra, thuốc xịt họng không kê đơn có chứa các thành phần như phenol, benzylamine, dibucaine, benzyl alcohol, benzocaine, cetylpyridinium chloride và chlorhexidine gluconate có đặc tính chống viêm và sát trùng rất tốt, có thể sử dụng để giảm sưng viêm amidan.

1.10. Cắt Amidan

Phẫu thuật cắt amidan được thực hiện khi viêm amidan gây khó thở, ung thư amidan hoặc sỏi amidan có kích thước lớn.

Cắt amidan sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm họng liên cầu khuẩn. Bạn có thể về nhà trong ngày phẫu thuật, nhưng sẽ cần ​​1 – 2 tuần để hồi phục hoàn toàn.

Cắt Amidan

Cắt Amidan

2. Amidan sưng to có gây nguy hiểm không

Amidan sưng to kèm các dấu hiệu như khó thở, sốt, khó nói là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu không thăm khám và điều trị triệt để có thể gặp các biến chứng như:

– Biến chứng tại chỗ: áp xe quanh amidan hoặc viêm tấy. Người bệnh sẽ đau họng, khó nuốt, khó nói, hơi thở có mùi, ngủ ngáy, suy nhược cơ thể,…

– Biến chứng kế cận: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm tấy hạch hàm dưới,…

– Biến chứng toàn thân: viêm cầu thận, viêm cơ tim, viêm khớp cấp, nhiễm khuẩn huyết,…

3. Khi nào cần gặp bác sĩ

Viêm amidan có thể khỏi trong vòng vài ngày nếu bạn áp dụng đúng cách các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp gặp các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng:

– Đau họng kéo dài liên tục hơn 3 ngày

– Đau họng đến mức khó ăn uống

– Khó nói, khó thở, khó nuốt, khó mở miệng

– Các triệu chứng có xu hướng trở nặng, cơ thể yếu hoặc mệt mỏi

– Sốt kéo dài hơn 3 ngày

– Áp xe quanh amidan

– Sưng trong cổ họng và miệng

– Sưng hạch bạch huyết

– Đau tai hoặc đau cổ ở phía cổ họng bị đau

4. Biện pháp phòng ngừa viêm Amidan sưng to

Bạn có thể phòng ngừa viêm amidan sưng to bằng các phương pháp sau:

– Đảm bảo giữ vệ sinh răng miệng, mũi bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần và súc miệng với nước muối

– Tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ khỏi các loại virus, vi khuẩn gây viêm amidan

– Vệ sinh không gian sống sạch sẽ và không tránh đến những khu vực ô nhiễm môi trường, nhiều khói bụi, khói thuốc lá

– Giữ ấm cho cơ thể vào thời điểm giao mùa bằng cách quàng khăn, mặc ấm, không ăn kem, uống nước đá khi trời lạnh hoặc cơ thể đang yếu vì rất dễ mắc bệnh

– Hãy đeo khẩu trang khi đi ra đường hoặc đến những nơi đông người để tránh khói bụi và các mầm bệnh gây viêm amidan

– Hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng viêm amidan hoặc nhiễm khuẩn họng để ngăn ngừa lây nhiễm

– Thăm khám, điều trị tích cực khi gặp phải các bệnh lý về tai – mũi – họng hoặc răng – hàm – mặt

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua thức ăn, các thực phẩm bổ sung, trái cây,… để tăng cường sức đề kháng, chống các tác nhân gây bệnh

– Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, với người có tính chất công việc nặng sức, cần uống nhiều hơn

– Tránh dùng chung đồ cá nhân như ống hút, bát, thìa và khăn lau mặt, lau tay với người khác để ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn và virus

– Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia, hút thuốc lá,… tránh tổn thương vùng họng

Đảm bảo giữ vệ sinh răng miệng

Đảm bảo giữ vệ sinh răng miệng

Hy vọng thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết được viêm amidan sưng to phải làm sao. Nếu tình trạng viêm amidan mới khởi phát thì bạn có thể chăm sóc tại nhà. Còn trường hợp sưng amidan gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, tốt nhất bạn nên liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn.

Hiển thị nguồn

Hello Bacsi: “Mách bạn 10 cách chữa viêm amidan tại nhà hiệu quả”

VnExpress: “7 cách giảm triệu chứng viêm amidan tại nhà”

Familydoctor: “Tonsillitis – Swollen Tonsils – Symptoms”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề viêm amidan
Nên cắt viêm Amidan khi nào – 7 phương pháp phổ biến

Nên cắt viêm Amidan khi nào – 7 phương pháp phổ biến

Cắt viêm Amidan là phương pháp được thực hiện nhằm mục đích trách tắc nghẽn đường thở, giảm tỷ lệ tái phát… Tuy nhiên, không phải

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải