Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm quanh thân răng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm quanh thân răng cấp là một bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Bệnh gây ra cơn đau nhức dai dẳng, dữ dội và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể, bệnh lý còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đối với răng miệng và cả sức khỏe toàn thân. Chính vì vậy, khi mắc bệnh lý trên, bạn cần tới nha khoa để thăm khám càng sớm càng tốt.

1. Bệnh viêm quanh thân răng cấp xảy ra do đâu

Bệnh lý viêm quanh răng cấp (1) thường xảy ra do những nguyên nhân sau: răng khôn mọc kẹt, không vệ sinh răng miệng cẩn thận, hút thuốc lá, phục hình răng sai cách và thay đổi nội tiết tố.

– Răng khôn mọc kẹt: Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm nên dễ gặp phải tình trạng không có đủ khoảng trống. Khi đó, răng khôn chỉ mọc ra được một phần, còn một phần kẹt dưới mô nướu. Đây chính là vị trí thuận lợi để mảng bám, cặn thức ăn bám lại trong quá trình ăn nhai và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dần dần vi khuẩn sẽ tấn công vào sâu trong cấu trúc nướu và gây viêm.

– Không vệ sinh răng miệng cẩn thận: Răng miệng không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến cho mảng bám, cao răng tích tụ một cách nhanh chóng. Chúng có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, xâm nhập vào sâu bên trong răng và gây viêm.

– Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ bị viêm quanh răng cấp tính. Bởi trong khói thuốc lá có chứa hàng ngàn hóa chất độc hại. Nếu như tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên, các mô mềm quanh răng sẽ nhanh chóng bị tổn thương và viêm.

– Phục hình răng sai cách: Trong quá trình phục hình răng như trám răng, bọc răng sứ thẩm mỹ… nếu như bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật thì có thể xâm lấn tới các mô nướu ở xung quanh răng và dẫn tới viêm nhiễm.

– Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể sẽ có sự thay đổi nội tiết tố rõ rệt ở các giai đoạn như dạy thì, mang thai, tiền mãn kinh… Sự thay đổi của nội tiết tố làm tăng lưu lượng máu đến mô nướu và khiến nướu nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng, viêm và sưng tấy.

Viêm quanh thân răng cấp do răng khôn mọc kẹt

Viêm quanh răng cấp do răng khôn mọc kẹt

2. Triệu chứng viêm quanh răng cấp

Bệnh viêm quanh răng cấp tính (2) có những triệu chứng điển hình như sau:

– Những cơn đau nhức răng và nướu thường xuyên xuất hiện.

– Cơn đau có thể lan đến những bộ phận khác như sàn miệng, thành họng, tai…

– Nướu bị sưng tấy, có thể chảy dịch mủ.

– Sưng ở vùng góc hàm.

– Sốt, mệt mỏi.

– Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm quanh thân răng cấp

Nếu như bệnh lý viêm quanh răng cấp tính không được xử lý sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe quanh thân răng, viêm mô tế bào, mất răng vĩnh viễn, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bị đột quỵ.

3.1. Áp xe quanh thân răng

Trong trường hợp các ổ viêm quanh răng không được chữa trị kịp thời sẽ càng ngày càng nghiêm trọng và dễ bị nhiễm trùng. Khi chân răng bị nhiễm trùng, nước bọt chỉ có tính sát khuẩn nhẹ nên không thể tác dụng tới. Các mô nướu quanh răng cũng có xu hướng rút hết chất lỏng bị nhiễm bệnh. Vì vậy, dịch mủ không thể thoát được ra ngoài qua đường nướu mà tích tụ lại và hình thành nên ổ áp xe.

Biến chứng áp xe quan thân răng

Biến chứng áp xe quanh thân răng gây đau nhức dữ dội

3.2. Viêm mô tế bào

Nếu không được chữa trị, vi khuẩn gây bệnh từ các mô mềm bị viêm sẽ xâm nhập vào trong xương hàm. Tiếp theo vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng khu trú sẽ phá hủy lớp màng xương ở hàm rồi gây nhiễm trùng tại các lớp mô mềm ở vùng mặt.

Viêm mô tế bào có các triệu chứng như đau nhức dữ dội, sưng tấy, sốt, mệt mỏi, khít hàm… Thậm chí, nếu khối sưng nằm vùng dưới hàm còn có thể gây bít đường thở dẫn đến tử vong.

3.3. Mất răng vĩnh viễn

Bệnh viêm quanh răng cấp tính (3) không được điều trị thì các mô quanh răng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Đến giai đoạn nặng, chúng sẽ không thể nâng đỡ răng, khiến cho răng bị lung lay, không còn đứng vững trong xương hàm. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ bị mất đi răng vĩnh viễn.

3.4. Mắc bệnh tim và đột quỵ

Vi khuẩn ở những vị trí bị viêm nhiễm quanh thân răng có thể xâm nhập vào các động mạch quan trọng và gây ra bệnh tim. Khi đó, tim không thể thực hiện tốt chức năng bơm máu như bình thường. Biến chứng nặng nề nhất là dẫn tới đột quỵ, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Viêm quanh thân răng tăng nguy cơ bị bệnh tim

Viêm quanh thân răng tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ

4. Cách điều trị viêm quanh răng cấp tính

Tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi trường hợp, viêm quanh răng cấp tính (4) sẽ được chữa trị theo cách tối ưu. Cụ thể như sau:

– Dùng nước muối tại nhà: Nếu như bệnh chỉ đang ở mức độ nhẹ, chưa gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng thì bạn hãy sử dụng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày để làm sạch khoang miệng. Mỗi lần bạn chỉ nên súc trong vòng 60 giây để tránh gây ảnh hưởng xấu tới niêm mạc miệng.

– Điều trị tại chỗ: Đối với trường hợp viêm quanh răng cấp đã xuất hiện ổ mủ, các bác sĩ nha khoa sẽ dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch betadine pha loãng để làm sạch răng miệng. Sau đó, bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng để chích rạch và dẫn lưu ổ mủ, dịch viêm ra bên ngoài.

– Nhổ răng: Nếu viêm quanh răng do răng khôn mọc lệch hoặc viêm ở mức độ quá nghiêm trọng, cấu trúc nâng đỡ răng đã bị phá hủy gần như hoàn toàn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng vĩnh viễn để ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục lây lan. Sau đó, bạn cần tiến hành phục hình răng giả nhằm đảm bảo các chức năng cơ bản của răng.

– Điều trị toàn thân: Nếu như viêm quanh răng cấp tính kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, sưng hạch bạch huyết, bác sĩ sẽ sử dụng sử dụng metronidazole 500mg kết hợp với kháng sinh phổ rộng để tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm. Sau đó, bác sĩ mới thực hiện các thủ thuật như đã kể đến ở bên trên.

5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm quanh răng

Để phòng ngừa bệnh lý viêm quanh răng cấp tính, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm khoảng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 – 3 phút.

– Đánh răng theo chiều dọc hoặc đường tròn để tránh làm tổn thương tới men răng cũng như các mô nướu.

– Làm sạch tất cả các kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa hoặc máy tăm nước.

– Không nên sử dụng tăm tre truyền thống để xỉa răng sau khi ăn.

– Dùng nước súc miệng kháng khuẩn khoảng 2 – 3 lần/ngày để làm sạch khoang miệng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

– Khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để làm sạch cao răng ở răng, nướu và khám toàn bộ khoang miệng để phát hiện sớm và kịp thời điều trị những tổn thương.

– Không sử dụng thuốc lá.

– Làm răng tại những địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, vật liệu hiện đại, đảm bảo điều kiện vô khuẩn.

– Ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin, khoáng chất, chất xơ… để răng, nướu luôn chắc khỏe.

– Tránh ăn những thực phẩm cay, nóng… bởi chúng có thể khiến cho các mô nướu quanh răng bị kích ứng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Bạn nên sử dụng máy tăm nước hàng để làm sạch răng miệng toàn diện

Bạn nên sử dụng máy tăm nước hàng để làm sạch răng miệng toàn diện

Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu được rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị của bệnh viêm quanh thân răng cấp. Ngay khi phát hiện bị bệnh, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị sớm, tránh những hệ lụy nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Viêm quanh thân răng