Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hiện tượng rát lưỡi là bệnh gì? nguyên nhân và cách điều trị

Hiện tượng rát lưỡi gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Rát lưỡi có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là ung thư. Vậy làm thế nào để xoa dịu cơn đau, rát ở lưỡi nhanh chóng? Nha khoa Paris sẽ giải đáp tới bạn ngay sau đây.

1. Hiện tượng rát lưỡi là bệnh gì

Hiện tượng rát lưỡi là tình trạng niêm mạc lưỡi nóng hoặc rát. Lưỡi xuất hiện các vết loét, đỏ, sưng. có thể lan rộng đến các phần khác trong miệng như nướu, môi và vòm miệng (1).

khi mắc phải sẽ thấy bất tiện và khó chịu khi ăn uống hoặc nói chuyện. rát lưỡi làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày và cần điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe toàn cơ thể.

2. Các triệu chứng nhận biết rõ bệnh rát lưỡi

Bệnh rát lưỡi thường có các triệu chứng sau đây:

– Đau nhức, khó chịu ở khu vực bị tổn thương trên lưỡi. Cảm giác bỏng rát hơn khi ăn uống, đặc biệt là khi tiếp xúc với thực phẩm cay nóng hoặc lạnh

– Lưỡi sưng đỏ hoặc có màu khác thường

– Có các vết loét, nứt, rách trên bề mặt của lưỡi

– Đầu lưỡi hoặc cả mặt lưỡi tê, ngứa rần, châm chích

– Vị giác thay đổi hoặc mất vị giác, không cảm nhận rõ mùi vị của món ăn

– Có vị đắng trong miệng giống như vị kim loại

– Nếu tình trạng đau rát lưỡi kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược, sụt cân, nhạy cảm với tác động từ bên ngoài

3. Một số nguyên nhân rát lưỡi thường gặp

Rát lưỡi xảy ra do các nguyên nhân chính là: bỏng rát miệng, cơ thể thiếu hụt vitamin B, nhiễm nấm miệng, tổn thương lưỡi, tác dụng phụ của thuốc điều trị và sử dụng nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều axit.

3.1. Bỏng rát miệng

Hội chứng bỏng rát miệng gây cảm giác bỏng, đau nhói hoặc tê tại lưỡi, vòm miệng, môi hoặc bề mặt niêm mạc khác. Cảm giác đau có thể xuất hiện ở cả hai bên miệng và có thể trở nên nặng hơn khi ăn hoặc uống. (2).

Bỏng rát miệng gây rát lưỡi

Bỏng rát miệng gây rát lưỡi

3.2. Cơ thể thiếu hụt vitamin B

Rát lưỡi có thể là hệ lụy xảy ra khi cơ thể thiếu hụt các loại vitamin nhóm B. Cụ thể, như B2 (Riboflavin), B3 (Niacinamide), B7 và B12 đều hỗ trợ duy trì sức khỏe miệng và phòng ngừa rát miệng.

– Vitamin B2: Thiếu hụt vitamin B2 tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng, gây ra rát lưỡi và nhiệt miệng

– Vitamin B3: Khi thiếu hụt làm suy nhược cơ thể và dễ gây rát lưỡi

– Vitamin B12: Thiếu hụt vitamin B2 có thể gây ra các vết loét trên lưỡi hoặc miệng

3.3. Nhiễm nấm miệng

Rát lưỡi có thể được gây ra bởi viêm nấm miệng, Nấm Candida phát triển quá mức trên niêm mạc miệng, tạo thành các tổn thương màu trắng kem, thường xuất hiện trên lưỡi hoặc các vùng trong má. gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc có các bệnh lý khác (3).

3.4. Tổn thương lưỡi

Những vết cắn ngẫu nhiên khi ăn nhai, do tai nạn,… là những nguyên nhân gây tổn thương lưỡi.  đau đớn, rát lưỡi, ăn uống và thậm chí nói chuyện đều khó khăn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến lưỡi bị tổn thương nghiêm trọng hơn (4).

Lưỡi bị tổn thương gây đau rát

Lưỡi bị tổn thương gây đau rát

3.5. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Rát lưỡi có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị như thuốc như nhóm thuốc chống trầm cảm (Fluoxetine và imipramine), thuốc chống dị ứng (clorpheniramin, cimetidine, doxepin), thuốc điều trị ung thư, hoặc thuốc điều trị bệnh tim mạch và huyết áp.

Sử dụng lâu dài các loại thuốc trên sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, làm cơ thể thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết, gây rát miệng và rát lưỡi.

3.6. Sử dụng nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều axit

Thói quen sử dụng nhiều thực phẩm cay, nóng, hoặc chứa nhiều axit có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, làm tăng cảm giác đau và rát lưỡi. tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu axit như cam, chanh, hoặc các loại đồ uống có gas cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe miệng, trong đó có rát lưỡi.

4. Cách xử lý tức thì khi bị rát lưỡi

Để khắc phục hiện tượng rát lưỡi, bạn có thể áp dụng những mẹo sau: ngâm đá lạnh, ngậm mật ong, nha đam, sử dụng tỏi tươi, baking soda và tinh dầu.

4.1. Ngâm đá lạnh

Dùng đá lạnh có thể giúp làm giảm sưng, giảm đau và làm dịu cảm giác rát lưỡi. Biện pháp này hiệu quả nếu bạn bị rát lưỡi do ăn thức ăn quá nóng hay bị nhiệt gây loét miệng.

Cách thực hiện như sau:

– Dùng 1 – 2 viên đá lạnh để ngậm trực tiếp lên vùng lưỡi bị rát

– Bạn sẽ cảm thấy tê liệt lưỡi và đau cũng dịu bớt

– Thực hiện nhiều lần trong ngày tùy vào tình trạng đau

4.2. Ngậm mật ong

Ngậm mật ong chứa nhiều chất kháng khuẩn như methylglyoxal, hydrogen peroxide, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh.  enzyme glucose oxidase có công dụng sát khuẩn, nhanh làm lành vết thương.

Cách thực hiện:

– Vệ sinh răng miệng

– Ngậm 1 – 2 thìa mật ong trong miệng 10 – 15 phút

– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi ăn sẽ giảm đau rát lưỡi rõ rệt

Mật ong giảm đau rát lưỡi rõ rệt

Mật ong giảm đau rát lưỡi rõ rệt

4.3. Dùng nha đam

Nha đam có chứa salicylic, saponin, anthraquinone,… có công dụng kháng khuẩn, giảm đau nhức, kháng viêm và ức chế sự phát triển của các gốc tự do cùng vi sinh vật có hại.

Nhờ có đặc tính kháng khuẩn cao, sát trùng tốt nên nha đam là một trong những giải pháp hữu hiệu khắc phục rát lưỡi.

Cách thực hiện:

– Lấy bẹ nha đam tươi, rửa sạch bỏ vỏ bên ngoài

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bôi gel nha đam lên trên

– Giữ trong miệng ít nhất 5 phút, có thể nuốt gel nha đam

– Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần giúp tình trạng rát lưỡi thuyên giảm

Làm dịu hiện tượng đau rát lưỡi tại nhà bằng nha đam

Làm dịu hiện tượng đau rát lưỡi tại nhà bằng nha đam

4.4. Sử dụng tỏi tươi

Trong tỏi có chứa Allicin là hoạt chất chống viêm giúp giảm rát lưỡi hiệu quả. Cách trị rát lưỡi bằng tỏi đơn giản như sau:

– Lấy một tép tỏi bóc vỏ, cắt đôi và thoa vào vết loét 1 – 2 phút

– Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần sẽ có hiệu quả rõ rệt, đặc tính kháng viêm của tỏi sẽ giúp vết thương mau lành

4.5. Sử dụng baking soda

Baking Soda có thành phần chính là Natri hidrocacbonat (NaHCO3) màu trắng, dễ tan trong nước và hút ẩm tốt. làm sạch vết thương nên Baking Soda có thể chữa được rát miệng hiệu quả chỉ sau 1 – 2 ngày.

Cách thực hiện:

– Hòa 5g baking soda với 230ml nước lọc

– Súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra

– Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả sau 2 ngày

4.6. Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu tràm trà hoặc tinh dầu đinh hương thường được sử dụng để sát khuẩn và làm dịu vết thương. súc miệng bằng tinh dầu sẽ đẩy lùi hôi miệng, giúp khoang miệng thơm mát.

Cách thực hiện:

– Pha 3 – 4 giọt tinh dầu vào nước ấm, súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày

– Nên thực hiện sau mỗi bữa ăn, buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ

Sử dụng tinh dầu đinh hương

Sử dụng tinh dầu đinh hương

5. Dấu hiệu nào cần gặp bác sĩ ngay

Nhận biết rõ dấu hiệu rát lưỡi giúp bạn có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu gặp các triệu chứng sau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ:

– Xuất hiện vết loét hoặc mảng trắng ở khoang miệng

– Cơ thể sốt cao

– Vết bỏng hoặc loét kéo dài

– Khó nuốt thức ăn

6. Cách phòng ngừa rát lưỡi hiệu quả

Một số cách giúp phòng ngừa hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như sau:

– Uống đủ nước để cải thiện tình trạng khô miệng, rát lưỡi và phòng ngừa nhiều bệnh lý về răng miệng. Lượng nước đủ cho một người trưởng thành là 1,5 – 2 lít nước. Ngoài nước lọc thì có thể sử dụng trà thảo dược, nước ép, nước dừa,…

– Đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần chải răng trong 2 phút, xoay tròn bàn chải để tăng hiệu quả làm sạch

– Chọn loại bàn chải lông mềm, chọn loại kem đánh răng có chứa fluoride để tăng cường sức khỏe răng miệng

– Bổ sung vitamin B12 qua các thực phẩm như gan động vật, thịt bò, ngao, cá hồi, cá mòi,…

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất

– Hạn chế sử dụng thực phẩm quá nóng, lạnh, thức ăn dai, khô cứng, thức ăn nhiều đường, nhiều muối, quá cay, mặn,…

– Hạn chế thở bằng miệng vì dễ làm giảm tiết nước bọt, gây khô miệng, lưỡi đau rát, khó nuốt

– Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas và thức uống chứa caffeine để tránh gây mất nước, làm rát lưỡi kéo dài

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề hiện tượng rát lưỡi và cách khắc phục tại nhà. Ngay cả khi triệu chứng rát lưỡi không nghiêm trọng thì bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan. Tới ngay phòng khám Nha khoa Paris để được kiểm tra sớm, tránh những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Hiện tượng rát lưỡi