Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

12 Cách trị nhức răng nhanh hết mà bạn không nên bỏ qua

Đau nhức răng chắc chắn sẽ khiến cho sinh hoạt hàng ngày của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều. Bài viết sau sẽ đem đến các cách trị nhức răng nhanh hết mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu bạn áp dụng đúng cách, cơn đau răng sẽ dần dần biến mất.

1. Các cách trị nhức răng nhanh hết tại nhà

Để tình trạng nhức răng nhanh chóng giảm bớt, bạn có thể áp dụng những cách sau: chườm đá lạnh, dùng tỏi, mật ong, hạt tiêu kết hợp với húng quế, đinh hương, trà bạc hà, nước muối, thuốc giảm đau, nha đam, gừng tươi, tinh dầu lá chanh và tinh dầu cỏ xạ hương.

1.1. Chườm đá

Chườm đá lạnh là một liệu pháp giảm đau truyền thống nhưng cực kỳ hiệu quả. Nhiệt lạnh tỏa ra sẽ làm tê liệt tạm thời vùng răng bị ảnh hưởng, ức chế hoạt động của dây thần kinh đến não bộ. Bên cạnh đó, hơi lạnh cũng làm co mạch máu và giảm tuần hoàn tại chỗ. Từ đó, phản ứng viêm và đau cấp ở răng sẽ được giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị túi chườm.

– Bọc vài viên đá lạnh vào trong túi chườm.

– Chườm nhẹ nhàng túi chườm lên má ngoài tại vị trí răng bị đau nhức trong khoảng 10 – 15 phút. Nếu răng vẫn đau, bạn có thể tiếp tục chườm sau khoảng 5 – 10 phút.

Cách trị nhức răng nhanh hết bằng chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh trị nhức răng

1.2. Dùng tỏi trị nhức răng

Bên cạnh là nguyên liệu nấu ăn phổ biến, tỏi còn được nhiều người sử dụng để chữa trị nhức răng ngay tại nhà. Trong bảng thành phần của tỏi chứa rất nhiều chất kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế hơn 70 chủng loại vi khuẩn gây hại.

Trong đó phải kể đến allicin được tìm thấy trong tỏi tươi đã được nghiền nát hoặc cắt mỏng. Hợp chất trên có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm hiệu quả. Khi vi khuẩn đã được loại bỏ, tình trạng đau nhức răng cũng dần giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Bóc sạch vỏ của 2 – 3 tép tỏi và đem đi giã nét.

– Trộn tỏi vừa giã với một chút muối ăn.

– Đắp hỗn hợp tỏi và muối lên vị trí răng đang bị đau nhức mỗi ngày, duy trì đều đặn hàng tuần.

1.3. Ngậm mật ong

Ngậm mật ong là một mẹo trị nhức răng tại nhà đã lưu truyền từ rất lâu và được nhiều người đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Nguyên nhân là do trong bảng thành phần của mật ong có chứa một chất protid có tên là defensin-1. Hoạt chất trên có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Bên cạnh đó, mật ong còn giúp làm lành các vết thương ở mô nướu. Do đó, sử dụng mật ong rất hiệu quả đối với trường hợp bị đau nhức do mắc bệnh lý liên quan đến nướu răng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Cách thực hiện:

– Vệ sinh răng, nướu sạch sẽ bằng kem đánh răng chuyên dụng.

– Lấy một thìa mật ong nguyên chất đắp lên vị trí răng bị đau nhức.

– Súc miệng lại bằng nước ấm sau khi đã ngậm mật ong được khoảng 5 – 10 phút.

Mật ong có chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn

Mật ong có chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn

1.4. Sử dụng hạt tiêu và húng quế trị nhức răng

Hạt tiêu đen và húng quế đều là những nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp nhưng ít người biết chúng còn có công dụng trị đau nhức răng rất tốt. Bảng thành phần của húng quế có chứa hàm lượng lớn eugenol với đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Trong khi đó, piperine lại là chất hoạt động chính trong hạt tiêu đen, có khả năng chống viêm mạnh. Hoạt chất trên ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm trong khoang miệng, từ đó giảm bớt triệu chứng đau nhức răng liên quan đến tình trạng viêm. Vì vậy, khi hạt tiêu đen và húng quế kết hợp với nhau, bạn sẽ thu được một hỗn hợp có khả năng giảm đau răng hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Lấy một vài lá húng quế đem đi rửa sạch.

– Nghiền nát lá húng quế cùng với một ít hạt tiêu đen cho đến khi thu được hỗn hợp sền sệt.

– Đắp hỗn hợp vừa thu được lên vùng răng đang bị đau nhức trong khoảng 10 phút rồi súc miệng với nước sạch.

1.5. Đinh hương trị nhức răng

Trong tinh dầu đinh hương có chứa đến hơn 50% là hoạt chất eugenol. Đây là một chất có đặc tính gây tê tự nhiên nên việc sử dụng đinh hương cũng giúp giảm đau nhức răng Chưa kể, eugenol còn có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Nếu như bạn sử dụng đúng cách, bệnh lý về răng, nướu cũng sẽ dần thuyên giảm.

Cách thực hiện:

– Lấy tăm bông sạch nhúng trực tiếp vào tinh dầu đinh hương.

– Chà nhẹ tăm bông lên vị trí răng đang bị đau nhức.

– Giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút rồi súc miệng bằng nước sạch.

1.6. Uống trà bạc hà

Uống trà bạc hà cũng là một mẹo mà bạn có thể áp dụng để giảm nhức răng ngay tại nhà. Bởi hoạt chất tanin ở trong lá bạc hà có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và gây tê tự nhiên. Từ đó, những cơn đau nhức răng cũng sẽ được giảm bớt đi đáng kể. Chưa kể, trà bạc hà còn có một mùi thơm đặc trưng, giúp bạn duy trì hơi thở thơm mát trong cả ngày dài.

Cách thực hiện:

– Đun sôi nước.

– Ngâm lá bạc hà khô vào trong nước đã đun sôi trong khoảng 20 phút.

– Bạn có thể uống trực tiếp nước trà bạc hà khi nguội.

Trà bạc hà có thể giảm đau nhức răng

Trà bạc hà có thể giảm đau nhức răng

1.7. Cách trị nhức răng nhanh hết bằng nước muối

Muối là một nguyên liệu tự nhiên với đặc tính kháng khuẩn cao, có tác dụng trên nhiều chủng loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng như Streptococcus-mutans, Lactobacilli, Actinomycetes… Nếu bạn kiên trì sử dụng nước muối, những cơn đau nhức ở răng sẽ dần được xoa dịu.

Cụ thể, mỗi ngày bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 30 – 60 giây. Bạn có thể sử dụng trực tiếp nước muối sinh lý mua tại cửa hiệu thuốc hoặc tự pha chế tại nhà. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là nên dùng nước muối sinh lý để đảm bảo nồng độ chuẩn. Nếu dùng nước muối quá mặn thì niêm mạc miệng rất dễ bị tổn thương và làm tăng mức độ đau nhức răng.

1.8. Dùng thuốc giảm đau

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm đau nhức răng là dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bạn cần dùng thuốc đúng liều lượng để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một số loại thuốc giảm đau nhức răng được sử dụng gồm có: Acetaminophen, Alaxan và Paracetamol.

– Thuốc Acetaminophen: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong trường hợp giảm đau từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng giảm sưng viêm như nhóm thuốc NSAID. Acetaminophen thường được điều chế ở dạng uống với liều dùng là 325 – 650 mg/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng.

– Thuốc Alaxan: Thuốc Alaxan được bào chế ở dạng viên nén với hai thành phần chính là Paracetamol và Ibuprofen. Công dụng chính của thuốc là giảm đau nhức và chống viêm. Liều dùng thông thường là uống 1 viên mỗi 6 giờ nếu cần thiết.

– Thuốc Paracetamol: Đây cũng là một loại thuốc được rất nhiều người sử dụng để nhanh chóng xoa dịu những cơn đau nhức ở răng. Thuốc không chứa hoạt tính kháng viêm nên không gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch, hệ tiêu hóa… Liều dùng của thuốc là uống 1 – 2 viên nén 500mg, cách nhau mỗi 4 – 6 giờ.

1.9. Mẹo trị nhức răng với nha đam

Không chỉ có nhiều lợi ích trong việc làm đẹp, nha đam còn là nguyên liệu tự nhiên có công dụng giảm đau nhức răng. Bởi trong lá nha đam chứa tới hơn 70 dưỡng chất tốt cho cơ thể. Trong đó nhiều chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa như acid salicylic, saponin, sterol, anthraquinone… Chúng sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và giúp giảm đau nhức răng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị lá nha đam tươi.

– Cắt nha đam ra để lấy phần gel bên trong.

– Cho gel nha đam vào vùng răng đang bị đau nhức.

– Giữ nguyên 10 – 15 phút rồi sử dụng nước ấm để súc miệng.

Nha đam có chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe răng, nướu

Nha đam có chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe răng, nướu

1.10. Cách trị nhức răng nhanh hết bằng gừng tươi

Khi nhắc đến những nguyên liệu có thể trị đau nhức tại nhà chắc chắn không thể bỏ qua gừng tươi. Các hoạt chất tecpen, men zingibain và oleoresin được tìm thấy trong gừng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức răng tức thì.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một củ gừng tươi.

– Nạo sạch vỏ của củ gừng và đem đi giã nhỏ.

– Đắp gừng vừa giã lên răng bị đau trong vòng 10 – 15 phút.

– Súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ cặn gừng trong khoang miệng.

1.11. Lá chanh chữa nhức răng

Lá chanh cũng là một nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên với các hoạt chất ức chế được sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng như citral, limonene và geraniol. Chỉ cần bạn kiên trì và áp dụng đúng cách, lá chanh sẽ giúp giảm đau nhức răng và các vấn đề răng miệng khác như sưng nướu, hôi miệng…

Cách thực hiện:

– Rửa sạch lá chanh.

– Đun lá chanh với một ít nước và muối.

– Khi nước sôi, để nhỏ lửa trong 10 – 15 phút.

– Lấy tăm bông nhúng vào nước lá chanh rồi chấm lên răng bị đau sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

1.12. Tinh dầu cỏ xạ hương trị nhức răng

Bên cạnh các cách ở trong phần trên, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương để trị đau nhức răng ngay tại nhà. Lượng thymol dồi dào trong tinh dầu có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và giảm viêm cao. Nhờ vậy, những cơn đau nhức do bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… gây ra cũng dần dần thuyên giảm.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một ít bông gòn sạch, đã được sát khuẩn.

– Nhỏ tinh dầu cỏ xạ hương lên miếng bông gòn.

– Đặt bông gòn trực tiếp lên vùng răng đang bị đau nhức và giữ trong khoảng 5 phút.

Tinh dầu cỏ xạ hương chữa đau răng

Tinh dầu cỏ xạ hương chữa đau răng

2. Những lưu ý khi chữa nhức răng tại nhà

Khi áp dụng những phương pháp chữa nhức răng tại nhà, bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Không hút thuốc lá bởi các chất độc hại trong thuốc như hắc ín, nicotin… sẽ khiến cho tình trạng đau nhức răng thêm nghiêm trọng.

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày nhưng không nên dùng lực mạnh.

– Kết hợp dùng chỉ nha khoa và dung dịch súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng miệng.

– Tránh sử dụng những thực phẩm cứng, quá nóng hoặc quá lạnh bởi chúng sẽ gây hại cho răng.

– Các phương pháp tại nhà chỉ có hiệu quả trong trường hợp răng đau nhức ở mức độ nhẹ.

– Nếu cơn đau nhức răng ở mức độ nặng và ngày càng tăng thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được chữa trị theo phương pháp tối ưu.

Bài viết trên đây là những cách trị nhức răng nhanh hết mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ lựa chọn được biện pháp phù hợp để nhanh chóng xoa dịu những cơn đau nhức răng, tránh ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến nha khoa để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và xử lý giúp chấm dứt cơn đau hoàn toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách trị nhức răng có lỗ
Top 10 thuốc chấm nhức răng hiệu quả được tin dùng hiện nay

Top 10 thuốc chấm nhức răng hiệu quả được tin dùng hiện nay

Đau nhức răng là tình trạng răng miệng phổ biến bất kỳ ai cũng có nguy cơ gặp phải. Ngoài các liệu pháp nha khoa, thuốc đặc trị nhức

Ngày 05/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Giải đáp: Răng đau nhức lúc nhai khi niềng răng có sao không

Giải đáp: Răng đau nhức lúc nhai khi niềng răng có sao không

Niềng răng là giải pháp hoàn hảo cho răng thưa, mọc lệch… nên được nhiều người quan tâm. Trong đó, vấn đề được nhiều người thắc

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tất tần tật cách hết nhức răng ngay lập tức hiệu quả tại nhà

Tất tần tật cách hết nhức răng ngay lập tức hiệu quả tại nhà

Đau nhức răng là tình trạng đau buốt ở quanh bề mặt răng hoặc trong răng. Nhức răng gây cảm giác vô cùng khó chịu và ảnh hưởng rất lớn

Ngày 13/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Các nguyên nhân nhức răng và biện pháp điều trị hiệu quả

Các nguyên nhân nhức răng và biện pháp điều trị hiệu quả

Cơn đau nhức răng dữ dội là nỗi ám ảnh lớn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Đau răng uống Panadol được không? Thông tin bạn cần biết

Đau răng uống Panadol được không? Thông tin bạn cần biết

Panadol được chỉ định trong các trường hợp đau răng, đau cơ, đau đầu, viêm khớp và viêm họng. Vì vậy, đối với câu hỏi đau răng uống

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam