Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trẻ nghiến răng khi ngủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Nghiến răng trong lúc ngủ có thể xảy ra ở mọi nhóm đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Trẻ nghiến răng khi ngủ thường diễn ra trong vòng vài tháng, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến vài năm. Hiện tượng trên càng kéo dài thì càng gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, dấu hiệu cũng như phương pháp khắc phục trẻ nghiến răng.

1. Trẻ nghiến răng khi ngủ là như thế nào

Trẻ nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng của trẻ siết chặt vào nhau khi ngủ. Hành động trên sẽ lặp đi lặp lại, tạo ra nhiều áp lực lên hàm răng và phát ra âm thanh ken két. Hiện tượng trên có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất vẫn là từ 3 – 5 tuổi.

Hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ

Hiện tượng trẻ nghiến răng lúc ngủ

2. Nguyên nhân khiến cho trẻ nghiến răng khi ngủ

Trẻ nghiến răng trong lúc ngủ (1) có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như tâm lý lo lắng, mọc răng, lệch khớp cắn, nhiễm giun kim, dị ứng, phản ứng với thuốc, thiếu hụt canxi.

2.1. Tâm lý lo lắng

Trên thực tế, trẻ em là một nhóm đối tượng có suy nghĩ đơn giản và cảm xúc rất dễ bị thay đổi. Đôi khi chỉ vì một vấn đề rất nhỏ cũng có thể khiến cho trẻ bị căng thẳng và lo lắng. Khi đó, hiện tượng nghiến răng lúc ngủ chính là sự đáp ứng với những lo lắng của trẻ đã diễn ra vào ban ngày.

2.2. Mọc răng

Mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị nghiến răng. Bởi để răng có thể phát triển lên trên, chúng bắt buộc phải đâm xuyên qua các mô nướu và gây ra những cơn đau nhức, khó chịu. Vậy nên, trẻ sẽ có xu hướng nghiến răng khi ngủ nhằm mục đích giảm bớt cơn đau nhức, khó chịu để cảm thấy thoải mái hơn.

2.3. Lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn là sự rối loạn phát triển giữa răng và xương hàm, khiến cho hàm trên, hàm dưới không có sự tương quan với nhau. Tình trạng trên chắc chắn sẽ gây ra sự khó chịu. Do đó, những trẻ bị sai lệch khớp cắn ở hai hàm sẽ dễ nghiến răng hơn so với trẻ có hàm răng thẳng, đều và đẹp.

2.4. Nhiễm giun kim

Nguyên nhân tiếp theo khiến cho trẻ có biểu hiện nghiến răng khi ngủ là do bệnh nhiễm giun kim. Khi giun kim kí sinh trong cơ thể, chúng sẽ tiết ra rất nhiều độc tố. Những độc tố đó khiến cho trẻ bồn chồn, căng thẳng và lo lắng. Từ đó, trẻ dễ nghiến răng, đặc biệt là trong lúc ngủ.

Nhiễm giun kim có thể khiến trẻ nghiến răng

Nhiễm giun kim có thể khiến trẻ nghiến răng

2.5. Dị ứng

Các bé có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật, thực phẩm… Hiện tượng trên chắc chắn sẽ gây ra tình trạng khó chịu, ngứa. Khi đó, việc nghiến răng có thể xoa dịu đi những cảm giác trên, giúp cho bé thấy thoải mái hơn.

2.6. Phản ứng với thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, phenothiazin… cũng có thể làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ ở trẻ em. Do đó, khi cho trẻ sử dụng những loại thuốc trên, cha mẹ cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.

2.7. Thiếu canxi

Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, trẻ bị thiếu hụt canxi cũng có thể dẫn tới tình trạng nghiến răng khi ngủ. Bởi khi đó, trẻ sẽ thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng nên sẽ nghiến răng để đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Với trường hợp bị thiếu canxi nặng, trẻ còn có thể bị co giật, gây ra những tác động xấu tới sức khỏe.

3. Dấu hiệu cho thấy trẻ nghiến răng lúc ngủ

Trẻ nghiến răng trong lúc ngủ (2) thường đi kèm với những dấu hiệu điển hình sau:

– Miệng của trẻ phát ra âm thanh ken két khi ngủ.

– Trẻ thường kêu đau nhức hàm và khó khăn khi ăn nhai.

– Trẻ bị đau ở tai và trán.

– Răng của trẻ có dấu hiệu bị mòn, mẻ.

4. Những ảnh hưởng của việc nghiến răng đến trẻ

Nghiến răng khi ngủ (3) chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ. Cụ thể như sau:

– Thay đổi hàm răng: Hai hàm răng siết chặt vào nhau sẽ khiến cho răng của trẻ dần bị mài mòn, gây ra tình trạng ê buốt dai dẳng. Không chỉ vậy, nghiến răng còn có thể phá vỡ trật tự của răng, khiến cho hàm răng mọc sai lệch và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khớp cắn.

– Rối loạn khớp thái dương hàm: Nghiến răng sẽ làm gia tăng áp lực lên cơ hàm, thậm chí gây tổn thương tới khớp thái dương hàm. Khi đó, trẻ sẽ gặp phải tình trạng đau nhức hàm, ăn nhai khó khăn, đau nhức khi há miệng.…

– Mặt bị mất cân xứng: Như chúng tôi đã chia sẻ, nghiến răng trong khoảng thời gian dài có thể làm cho khớp cắn của trẻ bị sai lệch. Điều đó khiến cho mặt của trẻ bị biến dạng, gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.

– Gãy xương hàm: Gãy xương hàm xảy ra khi trẻ nghiến răng với một lực mạnh. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, khiến cho trẻ bị đau nhức dữ dội trong khoảng thời gian dài.

Nghiến răng có thể khiến răng mọc sai lệch

Nghiến răng có thể khiến răng mọc sai lệch

5. Trẻ nghiến răng khi nào cần tới gặp bác sĩ

Nếu như nghe thấy tiếng trẻ nghiến răng vào hầu hết các ngày trong tuần, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới nha khoa. Các bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra xem răng của trẻ có bị mòn, mẻ, nứt, vỡ hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra khớp cắn của hàm răng để có phương án xử lý kịp thời.

Nếu tình trạng nghiến răng của trẻ diễn ra trong khoảng thời gian dài, không được xử lý sớm thì chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần theo dõi trẻ để có biện pháp khắc phục sớm.

6. Làm thế nào để trẻ ngừng nghiến răng khi ngủ

Để tình trạng nghiến răng khi ngủ của trẻ được cải thiện, cha mẹ cần xác định được chính xác nguyên nhân. Cụ thể như sau:

– Tâm lý lo lắng: Cha mẹ cần tâm sự với trẻ nhiều hơn để biết nguyên nhân khiến trẻ lo lắng và giải quyết những vấn đề trẻ đang gặp phải.

– Mọc răng: Cha mẹ hãy chườm ấm lên bên ngoài vị trí mọc răng của trẻ hoặc massage các mô nướu để giảm bớt cơn đau nhức, khó chịu.

– Lệch khớp cắn: Đưa trẻ tới nha khoa để bác sĩ can thiệp xử lý kịp thời.

– Nhiễm giun kim: Cho trẻ sử dụng thuốc tẩy giun theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Những loại thuốc phổ biến là pyrantel pamoate, albendazole…

– Dị ứng: Đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra mức độ dị ứng và xử lý theo phương án tối ưu.

– Phản ứng với thuốc: Dừng cho trẻ uống thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Thiếu hụt canxi: Bổ sung canxi cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như sữa chua, các loại hạt, cải xoăn, cá…

7. Biện pháp phòng ngừa tật nghiến răng ở trẻ

Để phòng ngừa trẻ nghiến răng trong lúc ngủ, cha mẹ nên:

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ, bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin cùng với các khoáng chất cần thiết khác.

– Tập cho trẻ thói quen thể dục hàng ngày để giảm căng thẳng, đồng thời giúp cơ thể sản xuất endorphin – hormone giảm đau tự nhiên.

– Cho trẻ uống thuốc theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận, đặc biệt là trong thời kỳ mọc răng để ngăn chặn vi khuẩn phát triển, gây tổn thương tới răng, nướu.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với những đồ mà trẻ bị dị ứng.

Cha mẹ cần cho trẻ ăn uống khoa học

Cha mẹ cần cho trẻ ăn uống khoa học

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ. Hiện tượng trên kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực tới răng miệng mà còn cả sức khỏe tổng thể của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải theo dõi sát sao, xác định chính xác nguyên nhân trẻ nghiến răng để có biện pháp xử lý sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề máng chống nghiến răng
Chữa nghiến răng ở trẻ em nhanh chóng và an toàn bạn nên biết

Chữa nghiến răng ở trẻ em nhanh chóng và an toàn bạn nên biết

Trẻ nhỏ nghiến răng tưởng như là thói quen vô hại nhưng lại có thể gây nhiều hệ quả nghiêm trọng như lộ ngà răng, mòn men răng, lộ tủy

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Máng chống nghiến răng: Giải pháp cho vấn đề nghiến răng

Máng chống nghiến răng: Giải pháp cho vấn đề nghiến răng

Máng chống nghiến răng là giải pháp điều trị nghiến răng hiệu quả nhất giúp tránh ảnh hưởng đến người xung quanh, ngăn ngừa những biến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Cách sử dụng máng chống nghiến răng Nhật Bản đúng nhất

Cách sử dụng máng chống nghiến răng Nhật Bản đúng nhất

Nghiến răng khi ngủ là bệnh lý khá nhiều người gặp phải, ảnh hưởng không nhỏ đến men răng, xương hàm,… Vì vậy, máng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Trẻ ngủ nghiến răng: Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

Trẻ ngủ nghiến răng: Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

Trẻ em là nhóm đối tượng rất dễ gặp phải hiện tượng nghiến răng khi ngủ. Lúc đó, hai hàm răng sẽ siết chặt vào nhau, tạo ra áp lực lớn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Ngủ nghiến răng là bệnh gì? Mẹo trị nghiến răng khi ngủ dân gian

Ngủ nghiến răng là bệnh gì? Mẹo trị nghiến răng khi ngủ dân gian

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang