Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng

Răng bị ố vàng là tình trạng rất phổ biến. Để phòng tránh tình trạng này, vệ sinh răng miệng là điều cần thiết. Tuy nhiên, ngày nào cũng chải răng nhưng răng vẫn xỉn màu, ố vàng làm bạn tự ti khi cười. Vậy tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? Làm sao để giải quyết được tình trạng này? Cùng Nha khoa Paris giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng

Tình trạng răng bị vàng (1) dù đánh răng thường xuyên do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

1.1. Do di truyền

Khi sinh ra, trẻ nhỏ sẽ được thừa hưởng một số đặc điểm của bố mẹ. Trong số đó có yếu tố về sức khỏe răng miệng. Nếu người thân trong gia đình có màu răng vàng, thì đứa trẻ được sinh ra có khả năng màu răng cũng vàng theo.

Đối với màu răng vàng do di truyền, bạn sẽ không thể cải thiện màu sắc men răng qua những cách thông thường. Thay vào đó, bạn cần đến nha khoa uy tín để tẩy trắng răng hoặc bọc sứ.

1.2. Hút thuốc lá nhiều

Không chỉ khiến răng ố vàng, hút thuốc lá (2) nhiều còn gây một số bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Lâu dần, thói quen hút thuốc lá làm thay đổi màu sắc của men răng, nướu chuyển sang màu nâu. Vấn đề này không thể xử lý bằng việc đánh răng thường xuyên.

Hút thuốc lá nhiều khiến răng ố vàng

Hút thuốc lá nhiều khiến răng ố vàng

1.3. Tác dụng phụ của thuốc

Vì một số lý do mà bạn cần dùng thuốc kháng sinh và vấn đề này có thể khiến răng ố vàng dù bạn đã chải răng kỹ. Các hoạt chất trong thuốc kháng sinh sẽ đi sâu vào men răng, làm thay đổi màu răng.

Một số loại thuốc kháng sinh (3) khiến cho màu răng ố vàng như Doxycycline, Albuterol, Histamine,… Hơn nữa, thành phần Minocycline trong nước súc miệng cũng có thể làm men răng xỉn màu.

1.4. Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống thường ngày quyết định lớn với màu sắc của răng. Trong trường hợp bạn thường xuyên dùng các thực phẩm sẫm màu như socola, cà phê, trà,… thì men răng sẽ bị ngả vàng nhanh chóng.

Hơn nữa, tanin trong trà và axit trong rượu bia sẽ bào mòn men răng, làm răng ố vàng nhanh hơn. Dù chải răng thường xuyên, bạn vẫn không thể cải thiện màu sắc răng được.

1.5. Đánh răng sai cách

Màu răng chỉ cải thiện khi kỹ thuật đánh răng được thực hiện đúng cách. Nếu dùng lực quá mạnh sẽ khiến men răng mài mòn, chải răng quá nhanh cũng không làm sạch triệt để mảng bám.

1.6. Sử dụng bàn chải cứng

Trong quá trình vệ sinh răng miệng, những chiếc bàn chải có lông cứng có thể khiến mô mềm trong khoang miệng tổn thương, kéo theo hệ quả là làm mòn men răng.

Hơn nữa, bàn chải lông cứng sẽ không thể luồn sâu vào các kẽ răng và không làm sạch hết mảng thức ăn dư thừa. Theo thời gian, vi khuẩn tích tụ và tấn công men răng khiến răng ngả vàng.

1.7. Không vệ sinh lưỡi

Khi vệ sinh răng miệng, bỏ qua việc vệ sinh lưỡi có thể trở thành nguyên nhân khiến màu răng ngả vàng. Khi lưỡi được làm sạch, các vi khuẩn khiến cho men răng đổi màu tích tụ ở lưỡi sẽ được tiêu diệt. Do đó, bạn cần lưu ý bước thực hiện này.

Nguyên nhân làm răng ố vàng

Nguyên nhân làm răng ố vàng

1.8. Do tuổi tác

Theo thời gian, men răng sẽ mòn dần do tác động của lão hóa, làm lộ ngà răng với màu vàng, răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ ố vàng. Hơn nữa, khi tuổi tăng cao, thời gian tiếp xúc với thức ăn có phẩm màu và axit tăng lên. Qua đó dẫn đến sự hình thành cao răng và mất men răng.

2. Khắc phục răng ố vàng tại nhà

Hầu hết nguyên nhân gây ố vàng răng đến từ thực phẩm có màu. Hoặc do cách vệ sinh răng miệng không tốt. Khi đó bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để điều trị tại nhà.

2.1. Dầu dừa trị để răng ố vàng

Dầu dừa có khả năng cải thiện tình trạng răng ố vàng, được nhiều người áp dụng vì có giá thành rẻ mà lại dễ sử dụng. Phương pháp này được dùng cho trường hợp răng ố vàng do chăm sóc và vệ sinh không kỹ.

Cách thực hiện:

– Lấy lượng dầu dừa vừa đủ, ngậm trong miệng 10 – 30 phút

– Sau đó nhổ bỏ và vệ sinh răng miệng lại bằng kem đánh răng

– Biện pháp này nên áp dụng thường xuyên để cải thiện màu sắc và loại bỏ mảng bám trên răng

2.2. Oxy già và baking soda

Oxy già và baking soda và khi được trộn lại thành hỗn hợp sẽ làm răng trắng sáng hiệu quả và nhanh chóng. Cách thực hiện đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà theo các bước sau:

Cách thực hiện:

– Trộn đều oxy già và baking soda thành dạng sệt, dùng bàn chải lấy hỗn hợp để chải răng

– Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp trên với kem đánh răng để có hiệu quả tốt hơn

2.3. Dùng than hoạt tính

Than hoạt tính (4) có tính hấp thụ cáo, có thể loại bỏ các sắc tố và vết ố vàng trên răng. Hơn nữa, than hoạt tính còn loại bỏ vi khuẩn và độc tố ở trong khoang miệng.

Bạn có thể mua than hoạt tính rồi dùng kết hợp với kem đánh răng hàng ngày. Khi đánh răng, nên chải nhẹ nhàng, nhất là vùng xung quanh nướu bởi đây là vùng nhạy cảm. Bạn cũng có thể súc miệng với than hoạt tính 2 phút rồi súc miệng lại với nước.

Than hoạt tính làm trắng răng

Than hoạt tính làm trắng răng

3. Cách để răng hết ố vàng tại nha khoa

Khi phát hiện răng bị ố vàng, các bạn nên đi tới nha khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa vào vào từng tình trạng để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

3.1. Cạo vôi răng

Lấy cao răng thường được áp dụng khi chân răng vàng nhẹ và khe răng không bị chuyển màu nhiều. Chi phí lấy vôi răng cũng không quá cao, bạn chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn là đã có được hàm răng sáng và thẩm mỹ ngay.

3.2. Tẩy trắng răng bằng Laser

Công nghệ tẩy trắng răng với Laser là phương pháp phổ biến để răng trắng sáng. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng xem có thể tẩy trắng được không và vệ sinh răng miệng trước khi điều trị. Sau đó bác sĩ sẽ thoa gel tẩy trắng và chiếu ánh sáng laser vào bề mặt răng bị ố vàng. Thời gian chiếu đèn khoảng 1 tiếng. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh ánh sáng để bạn không bị ê buốt trong quá trình thực hiện.

Cơ chế làm răng hết bị ố vàng dưới tác động của ánh sáng laser chính là gel tẩy trắng sẽ thẩm thấu tới ngà răng, phá vỡ liên kết gây màu. Ngoài ra, ánh sáng xanh còn có kích thích mô nướu để không ảnh hưởng tới răng và mô xung quanh.

3.3. Bọc răng sứ

Trong trường hợp răng bị ố vàng quá nhiều, đổi màu nặng do dùng nhiều thuốc kháng sinh, thì biện pháp tẩy trắng thông thường không có hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ thẩm mỹ để hàm răng được trắng sáng trở lại.

Khi bọc sứ sẽ cần loại bỏ một phần men răng ở ngoài rồi gắn mão sứ có kích thước phù hợp với khuôn hàm. Sau khi bọc sứ thì răng sẽ có màu trắng tự nhiên, độ bền cao, bạn có thể ăn uống vô tư.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ

4. Biện pháp phòng ngừa răng ố vàng

Để có một nụ cười trắng sáng cũng như sức khỏe răng miệng tốt, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau.

4.1. Loại bỏ thói quen xấu

Trước tiên, bạn cần loại bỏ thói quen không lành mạnh như: không vệ sinh lưỡi, hút thuốc lá, dùng bàn chải quá cứng,… Đây là yêu cầu tiên quyết nhất được các bác sĩ nha khoa đặc biệt lưu ý.

4.2. Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp bạn dần cải thiện màu sắc của răng. Hãy hạn chế sử dụng thực phẩm sẫm màu. Theo thời gian, bạn sẽ tự tin hơn nhiều về nụ cười của mình.

4.3. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Màu răng được quyết định bởi việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Vì thế, bạn cần vệ sinh răng đúng cách theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia, tăng hiệu quả cải thiện màu răng vàng.

Mỗi ngày, bạn nên đánh răng 2 – 3 lần, đánh răng quá nhiều có thể làm men răng và nướu bị tổn thương, gây bệnh lý răng miệng.

Ngoài yêu cầu về tần suất đánh răng, bạn còn cần chải răng đúng kỹ thuật:

– Đặt bàn chải góc 90 độ, chải răng chiều kim đồng hồ

– Chỉ dùng bàn chải lông mềm để không làm mô mềm trong khoang miệng tổn thương.

– Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch hết các kẽ răng

– Kết hợp nước muối hoặc nước súc miệng để làm sạch mảng bám ở trong khoang miệng

– Dùng sản phẩm đánh răng có chứa Sodium Polyphosphate, Fluoride, Hydroxyapatite,… sẽ giúp răng chắc khỏe

Trên đây là những thông tin chi tiết trên đã giải đáp thắc mắc tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Răng ố vàng ngoài gây mất thẩm mỹ thì có thể là cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng. Nếu còn băn khoăn khác cần được giải đáp, hãy liên hệ với Nha khoa Paris để được các bác sĩ hàng đầu hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề ố răng
Răng đổi màu do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Răng đổi màu do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Màu sắc răng là 1 yếu tố quan trọng để đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt. Theo thời gian, các yếu tố có hại cho răng tích tụ khiến răng đổi

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Bọc răng vàng an toàn: giá bao nhiêu tại Nha khoa Paris

Bọc răng vàng an toàn: giá bao nhiêu tại Nha khoa Paris

Bọc răng vàng những năm trở lại đây đang được rất nhiều người ưa chuộng nhất là những bạn trẻ bởi nó thể hiện được cá tính, đẳng cấp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Có nên Làm/ Trồng Răng Vàng không? Nha khoa Paris

Có nên Làm/ Trồng Răng Vàng không? Nha khoa Paris

Trồng răng vàng là giải pháp khắc phục răng mất toàn diện được khá nhiều người chọn lựa. Phương pháp này không chỉ cải thiện tốt chức

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Răng bị ố vàng khi niềng: Cách ngăn ngừa hiệu quả

Răng bị ố vàng khi niềng: Cách ngăn ngừa hiệu quả

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng bé bị vàng: nguyên nhân và Cách chữa vàng răng cho bé theo từng độ tuổi

Răng bé bị vàng: nguyên nhân và Cách chữa vàng răng cho bé theo từng độ tuổi

Răng bé bị vàng là một trong những tình trạng phổ biến, thậm chí còn xảy ra ở những trẻ chưa thay răng sữa. Cách xử lý hiệu quả đối với

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Uống trà có vàng răng không? Các hạn chế vàng răng khi uống trà

Uống trà có vàng răng không? Các hạn chế vàng răng khi uống trà

Thông thường khi quan sát những người hay uống trà xanh, chúng ta đều nhận thấy màu răng của họ không được trắng sáng. Vì vậy câu hỏi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương