Tụt lợi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khiến chân răng không còn được bảo vệ tốt, gây ê buốt, đau nhức răng, làm răng yếu đi nhanh chóng. Tình trạng tụt lợi hầu hết do chăm sóc răng miệng chưa tốt, cách điều trị khá đơn giản nếu được phát hiện sớm. Vậy tụt lợi có tự khỏi không? Cần làm gì khi bị tụt lợi? Hãy cùng Nha khoa Paris đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Tụt lợi không thể tự khỏi được do nướu răng không có khả năng tự tái tạo. Ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng việc vệ sinh răng miệng và dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tụt lợi tiến triển nặng hơn.
Tuy nhiên, nếu tụt lợi ở giai đoạn nghiêm trọng, chân răng lộ nhiều, bạn cần đến nha khoa để được điều trị. Các phương pháp điều khi tụt lợi nặng bao gồm lấy cao răng, phẫu thuật ghép lợi, ghép xương,…
Tụt nướu có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, khi đó nướu tụt sâu về chân răng, lộ phần chân răng có màu sắc không bất thường. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, cả hàm trên và hàm dưới. Tụt lợi nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng như mất thẩm mỹ, răng nhạy cảm hơn, gây nhiều bệnh lý nguy hiểm.
– Răng nhạy cảm hơn: Tụt lợi khiến phần ngà răng lộ ra ngoài nhiều hơn, làm răng nhạy cảm hơn, gây ê buốt, khó chịu. Nhất là khi sử dụng đồ uống quá nóng, lạnh, chua, ngọt,… Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, kể cả khi bạn đánh răng hay hít thở cũng thấy ê buốt.
– Gây nhiều bệnh lý nguy hiểm: Khi lợi bị tụt, kẽ răng bị thưa khiến thức ăn dễ bám vào hơn, gây hôi miệng, viêm lợi và nhiều bệnh lý khác. Tình trạng nghiêm trọng có thể làm mất răng vĩnh viễn.
– Mất thẩm mỹ: Răng bị tụt lợi sẽ dài hơn so với những răng còn lại, hở chân răng. Điều này khiến hàm răng kém thẩm mỹ, gây tự ti khi giao tiếp hàng ngày.
Răng nhạy cảm hơn khi tụt lợi
Để điều trị tụt lợi, bác sĩ sẽ thăm khám răng miệng tổng quát, chụp X-quang để chẩn đoán mức độ của bệnh rồi đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà sẽ có các cách điều trị như: lấy cao răng, phẫu thuật ghép lợi, ghép xương.
Cao răng là nơi tích tụ của rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, do đó bạn cần đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Lấy cao răng giúp loại bỏ các mảng bám cao răng – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nướu hay viêm nha chu gây tụt lợi.
Tuy nhiên, lấy cao răng chỉ hiệu quả với trường hợp tụt lợi nhẹ. Sau khi lấy cao răng bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, qua đó răng tụt lợi sẽ được khắc phục.
Khi bị tụt nướu quá nhiều, bác sĩ sẽ thực hiện ghép mô lợi. Mô ghép có thể lấy ở vị trí khác trong khoang miệng, dùng vạt tại chỗ hoặc mô nhân tạo, cụ thể như sau:
– Phẫu thuật dùng vạt tại chỗ có chân nuôi để điều trị tụt lợi. Bác sĩ sẽ bóc tách tổ chức ghép, sau đó phẫu thuật và ghép vào vị trí tụt nướu. Cuối cùng sẽ khâu lại vết thương và phủ kín lợi nhân tạo vào vị trí tụt lợi
– Phẫu thuật dùng mô ghép rời tự thân, lấy mô ở phần khác trong miệng để bù vào phần tụt nướu. Có các phương pháp ghép như: ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép mô lợi tự do tự thân,…
– Phẫu thuật dùng màng nhân tạo kết hợp vạt tại chỗ để trị tụt lợi, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho răng
Phẫu thuật ghép lợi
Không phải tất cả trường hợp tụt lợi đều phải ghép xương, tuy nhiên khi chân răng bị hở, lộ ra quá nhiều thì đây là giải pháp phù hợp. Bác sĩ sẽ cấy ghép xương răng, kết hợp với ghép mô mềm để điều trị triệt để lợi tụt, hở chân răng.
Nếu tình trạng tụt lợi mới khởi phát, bạn có thể điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên như:
Mật ong không chỉ an toàn, dễ sử dụng mà còn có khả năng kháng khuẩn rất tốt, giúp chữa tụt lợi an toàn.
Cách thực hiện:
– Đầu tiên bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng kem đánh răng và nước súc miệng để diệt khuẩn
– Lấy tăm bông chấm lượng mật ong vừa đủ vào vùng lợi bị tụt
– Thoa đều ở vị trí tổn thương và để trong 5 phút
– Khi mật ong thấm sâu vào vùng lợi bị tụt thì súc miệng lại với nước sạch
– Kiên trì thực hiện tại nhà 1 lần/ngày, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả bất ngờ
Ngoài công dụng chống chất oxy hóa, trong trà xanh còn chứa catechin giúp cải thiện liên kết mô giữa nướu và răng. Do đó, bạn có thể khắc phục tụt lợi bằng cách uống nước trà xanh thường xuyên.
Cách thực hiện:
– Lá trà xanh đem rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với nước
– Đun khoảng 5 phút thì tắt bếp, để trà nguội là dùng được
– Uống trà xanh mỗi ngày không chỉ giúp vấn đề tụt lợi được cải thiện mà còn có thể ngăn ngừa hôi miệng
Không chỉ có tác dụng làm đẹp da, gel nha đam còn giúp cải thiện sưng nướu, tụt lợi khá hiệu quả.
Cách làm:
– Lấy lượng gel nha đam vừa đủ bôi vào phần lợi bị tổn thương
– Giữ trong vòng 3 – 5 phút rồi súc miệng sạch với nước
– Hoặc có thể bôi nha đam lên bàn chải để đánh răng hàng ngày
Trong dầu mè có chứa thành phần chống viêm nhiễm tự nhiên, giúp làm lành các mô nướu bị tổn thương.
Cách làm:
– Lấy khoảng 1 – 2 thìa dầu mè và đun ấm lên
– Nhúng bàn chải đánh răng vào chải thật nhẹ nhàng
– Khi đánh xong hãy ngậm và súc miệng trong vài phút
– Vệ sinh miệng lại bằng kem đánh răng
Dầu mè giúp làm lành các mô nướu
Một số loại thuốc an toàn, hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị tụt lợi như: Gumimouth, Metrogyl Denta, Emofluor, Metronidazol, Azithromycin.
– Gel bôi Gumimouth chữa tụt lợi
Gumimouth có công dụng kháng khuẩn, ngăn vi khuẩn phát triển gây tụt lợi, làm sạch nướu và giảm mùi hôi miệng khó chịu. Ngoài ra, gel còn giúp giảm viêm nướu và nhiệt miệng.
– Gel bôi Metrogyl Denta trị tụt lợi
Gel Metrogyl Denta là sản phẩm nổi tiếng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Loại thuốc bôi này có chất khử trùng Chlorhexidine và chất kháng sinh Metronidazole, có công dụng chữa tụt lợi, giảm sưng đau nướu, viêm nướu và các bệnh viêm nha chu khác.
– Thuốc chữa tụt lợi Emofluor
Gel bôi Emofluor được dùng để điều trị các vấn đề như mòn men răng, sâu răng, tụt lợi, kích ứng ở nướu. Hơn nữa, loại gel này còn có công dụng giúp làm giảm viêm nhiễm ở khoang miệng, giảm sưng đau và bảo vệ men răng.
– Thuốc trị tụt lợi Metronidazol:
Metronidazol là loại thuốc kháng sinh, được chỉ định để điều trị các bệnh như tụt lợi, viêm tủy răng, viêm nướu răng. Thuốc được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị đau nhức, loét, sưng viêm,…
– Azithromycin:
Thuốc kháng sinh Azithromycin giúp cải thiện tình trạng tụt lợi ở mức độ nhẹ, nhất là những trường hợp bị sưng lợi, tụt lợi do vệ sinh răng miệng. Thành phần của Azithromycin có chứa hoạt chất giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Azithromycin cải thiện tình trạng tụt lợi ở mức độ nhẹ
Bạn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng tụt lợi bằng các biện pháp như:’
– Đánh răng 2 lần mỗi ngày sáng và tối, chải răng nhẹ nhàng với thời gian mỗi lần chải tối thiểu 2 phút để làm sạch hiệu quả
– Đừng quên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng, ngăn ngừa bệnh lý phát sinh
– Hạn chế đồ ăn lạnh như kem, nước đá,… sẽ làm tăng nguy cơ ê buốt răng và làm răng yếu dần
– Tập thể thao thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng
– Bỏ các thói quen nguy hiểm cho răng lợi như cắn xé đồ vật cứng, nghiến răng, dùng tăm xỉa răng, mút tay, hút thuốc lá,…
– Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho răng lợi như: vitamin C, D, canxi, magie, chất xơ,…
– Uống nhiều nước, tránh để khoang miệng khô sẽ tạo môi trường để vi khuẩn sinh sôi
– Lấy cao răng 6 tháng một lần tùy vào tình trạng răng
Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng nướu. Đặc biệt là người bị tụt lợi, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng được tình trạng này. Khi bị tụt lợi, bạn cần bổ sung các chất như: vitamin C, Acid Lactic, chất xơ, Omega 3,…
– Ăn nhiều trái cây có vitamin C:
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe răng miệng. Bổ sung vitamin C cho cơ thể là điều rất cần thiết khi đang mắc tình trạng tụt lợi. Các loại quả cần nạp thêm như cam, ổi, chanh, đu đủ, xoài,… để ngăn ngừa chặn vi khuẩn phát triển và làm lành tổn thương ở nướu.
– Thực phẩm chứa Acid Lactic:
Các thực phẩm như bánh mì, sữa chua, phô mai, sữa,… chứa nhiều Acid Lactic hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, ức chế vi khuẩn gây bệnh ở răng miệng. Do đó khi mắc phải bệnh tụt lợi bạn cần bổ sung cho cơ thể thực phẩm chứa Acid Lactic để tình trạng nhanh chóng được cải thiện.
– Thực phẩm giàu chất xơ:
Chất xơ sẽ làm sạch khoang miệng và kích thích tiết nước bọt, đẩy lùi các bệnh lý răng miệng. Bổ sung thêm chất xơ bằng các loại rau củ như súp lơ, cà rốt, các loại hạt,…
– Thực phẩm giàu Omega 3:
Thực phẩm giàu Omega 3 chủ yếu có trong các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích,… Omega 3 có tác dụng bảo vệ nướu, giúp làm giảm tình trạng tụt lợi hiệu quả. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3
Tụt lợi là bệnh lý thường gặp, bệnh không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lâu dần nếu không được chữa trị sẽ làm mất tính thẩm mỹ của hàm răng, răng nhạy cảm và yếu dần.
Do đó, khi có dấu hiệu của tụt lợi, bạn cần đến phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị triệt để.
Với tình trạng tụt lợi nhẹ khoảng 3 – 5mm và lợi vẫn bám vào răng, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp làm sạch sâu nha khoa hay còn gọi là nạo láng gốc răng và lấy cao răng.
Sau đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị viêm nướu và gel ngậm fluor để tạo môi trường cho nướu phát triển. Biện pháp này giúp loại bỏ vi khuẩn trong các túi giữa răng và nướu, ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp nướu lành lại.
Nếu tình trạng tụt lợi diễn tiến nặng, chân răng lộ nhiều, bạn cần phải phẫu thuật để phục hồi mô nướu đã mất. Có 3 phương pháp phẫu thuật tụt lợi như:
– Phẫu thuật vạt nướu có chân nuôi để điều trị tụt lợi
– Phẫu thuật ghép nướu
– Phẫu thuật vạt niêm mạc có dùng màng sinh học
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc tới bạn về tụt lợi có tự khỏi được không và cách điều trị triệt để. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho mình nhé.
Nhà thuốc Long Châu: “Tụt lợi có tự khỏi không? Cách đối phó khi bị tụt lợi?”
Wiki Nha khoa: “Tụt Lợi Chân Răng Có Tự Khỏi Không? Biện Pháp Phục Hồi”
Corsodyl: “Can Receding Gums Grow Back?”
Tụt lợi chân răng là tình trạng khá phổ biến và thường gặp khi vệ sinh răng miệng không tốt. Bệnh lý này khiến vùng nướu sưng đau, khó
Tụt lợi là hiện tượng phần lợi bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng sâu phía dưới, khiến phần thân răng tại đó bị hở ra ngoài.
Lợi bị sưng mủ thường xảy ra do 5 nguyên nhân sau: vệ sinh răng miệng sai cách, bệnh lý về răng nướu, thay đổi nội tiết tố khi có thai,
Nắm được Ăn gì để chữa tụt lợi sẽ giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi, hỗ trợ cơ thể và thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Dưới đây là
Mòn cổ chân răng là một bệnh lý về răng miệng mà rất nhiều người đã gặp phải. Bệnh không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ mà còn kéo theo
Tụt lợi (nướu) ngoài các nguyên nhân liên quan tới bệnh lý, cách vệ sinh thì cũng là tình trạng có thể gặp phải do tuổi tác. Vậy cụ thể
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×