Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bọc răng sứ phần chân răng bị hở do đâu – Phương án khắc phục

Bọc răng sứ phần chân răng bị hở là hiện tượng không ít người gặp phải khi làm răng ở địa chỉ kém uy tín và chăm sóc răng miệng không cẩn thận. Điều đó không chỉ gây mất thẩm mỹ, đau nhức mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây hở chân răng sứ là gì? Phương án khắc phục nào hiệu quả nhất?

1. Dấu hiệu phần chân răng sứ bị hở

Theo bác sĩ nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng, tình trạng chân răng  bị hở sau khi bọc sứ có những dấu hiệu sau:

– Đường tiếp giáp giữa mão sứ và mô nướu xuất hiện khe hở có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường hoặc cảm nhận bằng lưỡi.

– Phần chân răng có vệt đen, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng.

– Phần nướu quanh răng bị tụt xuống phía cuống răng, làm cho cùi răng thật bị lộ ra ngoài.

– Kẽ chân răng dễ có cặn thức ăn bám lại trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

– Đau nhức và khó chịu.

– Răng sứ bị lỏng lẻo, gây cộm cấn.

– Răng bị ê buốt, đặc biệt là khi ăn thực phẩm nóng, lạnh.

Bọc răng sứ phần chân răng bị hở

Bọc răng sứ bị hở phần chân răng

2. Nguyên nhân khiến bọc răng sứ phần chân răng bị hở

2.1. Mão sứ không đúng kích thước

Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng hở răng sứ là kích thước răng không phù hợp. Hiện tượng trên có thể xảy ra do sai sót của bác sĩ trong quá trình lấy dấu hàm hoặc chế tác răng sứ không đúng kỹ thuật.

Răng sứ quá nhỏ chắc chắn sẽ không khớp với cùi răng thật. Khi đó, răng thật và mão sứ rất khó lắp sát khít vào nhau và dễ tạo thành khe hở.

2.2. Bác sĩ bọc răng sai kỹ thuật

Một ca bọc răng sứ có thành công hay không được quyết định rất lớn bởi chuyên môn của bác sĩ. Những bác sĩ “non tay”, không được đào tạo chuyên sâu rất dễ mắc phải sai sót như: mài răng nhiều, lắp răng sứ không chuẩn… Khi đó, tình trạng hở chân răng sau khi bọc sứ là điều khó tránh khỏi.

Bác sĩ mài răng sai kỹ thuật có thể làm hở chân răng

Bác sĩ mài răng sai kỹ thuật có thể làm hở chân răng

2.3. Răng sứ kém chất lượng

Những địa chỉ nha khoa không uy tín thường dùng vật liệu răng sứ kém chất lượng để tăng lợi nhuận. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó có hở chân răng.

Bởi răng chất lượng kém sẽ gây kích ứng nướu và cùi răng. Dần dần, các mô nướu quanh răng sẽ bị đẩy xuống phía cuống răng và tạo khe hở với răng sứ.

Như trường hợp của anh B.H.T 24 tuổi (Niệm Nghĩa, Lê Chân, Hải Phòng) đã bọc răng sứ tại một cơ sở nha khoa gần nhà. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần, anh đã thấy chân răng sứ bị hở. Khi tới Nha Khoa Paris khám, bác sĩ đã kết luận hở chân răng do răng sứ kém chất lượng và cần thay bằng răng khác.

2.4. Chất lượng keo dán răng sứ

Keo dán sứ là một vật liệu được các bác sĩ sử dụng với mục đích giúp răng sứ bám cố định lên cùi răng thật, tránh tình trạng lỏng lẻo hay cộm cấn trong quá trình sử dụng. Nếu như keo dán kém chất lượng, độ bám dính của mão sứ chắc chắn sẽ không tốt.

Thậm chí, dưới lực ăn nhai bình thường hàng ngày, răng sứ cũng bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và tạo khe hở với cùi răng thật.

2.5. Răng, nướu không được vệ sinh cẩn thận

Sau khi bọc sứ, bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận để đảm bảo độ bền và sự ổn định của răng. Những sai lầm dưới đây đều là nguyên nhân khiến cho chân răng sứ bị hở:

– Không chải răng thường xuyên khiến cho vi khuẩn phát triển, tấn công mô nướu và tạo khe hở giữa răng sứ với cùi răng thật.

– Chải răng quá mạnh, chải theo chiều ngang khiến cho mão sứ dễ bị lệch lạc.

– Sử dụng tăm xỉa răng hàng ngày khiến mô nướu quanh răng bị tổn thương, gây tụt lợi và hở cùi răng thật bên trong.

Chải răng quá mạnh

Chải răng quá mạnh

2.6. Quy trình bọc sứ không vô khuẩn

Theo lý thuyết, toàn bộ quá trình bọc răng sứ từ thăm khám cho đến gắn mão sứ đều  cần phải được thực hiện trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối để đảm bảo an toàn. Nếu không, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cùi răng thật bên trong và gây viêm nhiễm. Theo thời gian, răng sứ sẽ dần bị đẩy lên cao và gây hở chân răng.

3. Chân răng sứ bị hở có nguy hiểm không

Làm răng sứ bị hở chân răng là tình trạng rất nguy hiểm, không chỉ gây đau nhức, hôi miệng, làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu hở chân răng sứ, bạn cần báo với bác sĩ để được xử lý theo phương án tốt nhất

Dưới đây là một số hệ lụy mà tình trạng bọc răng sứ bị hở cổ chân răng gây ra:

– Đau nhức dai dẳng:

Răng sứ bị hở gây ra những cơn đau nhức dữ dội. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống.

– Hôi miệng:

Phần khe hở giữa răng sứ và cùi răng khiến cho cặn thức ăn dễ dàng bám lại. Khi đó, vi khuẩn sẽ sinh sôi với tốc độ chóng mặt và khiến cho hơi thở có mùi khó chịu.

– Ăn nhai kém:

Răng bị đau nhức, khó chịu là nguyên nhân khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm đi rõ rệt. Nếu tình trạng trên kéo dài, cơ thể của bạn sẽ dần bị suy nhược, mệt mỏi và dẫn tới sức đề kháng kém.

– Ảnh hưởng xấu tới tiêu hóa:

Chức năng ăn nhai kém khiến thức ăn không được nghiền nát trước khi xuống dạ dày. Khi đó, các cơ quan ở hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Về lâu dài, điều đó sẽ khiến bạn dễ gặp phải các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm đại tràng…

– Hỏng cùi răng thật:

Vi khuẩn có thể dễ dàng thông qua các khe hở ở chân răng để tấn công vào cùi răng thật bên trong và gây viêm nhiễm. Nếu không được xử lý sớm, tình trạng viêm nhiễm sẽ ngày càng nặng. Khi đó, bạn buộc phải nhổ răng thật để tránh làm tổn thương tới những bộ phận khác trong khoang miệng.

Hở cổ chân răng làm tăng nguy cơ hỏng cùi răng thật bên trong

Hở cổ chân răng làm tăng nguy cơ hỏng cùi răng thật bên trong

4. Cách khắc phục bọc sứ phần chân răng bị hở

Cách duy nhất để khắc phục bọc răng sứ hở chân răng là đến nha khoa tháo răng sứ ra và lắp lại. Tùy vào từng từng trường hợp, bác sĩ sẽ có phương án xử lý tốt nhất:

– Hở chân răng sứ do keo dán hoặc bác sĩ lắp không khít: Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại răng sứ mà không cần chế tác răng mới.

– Hở chân răng sứ do mão sứ chất lượng kém, sai kích thước: Bác sĩ cần lấy lại dấu hàm và chế tác răng sứ mới.

– Hở chân răng sứ kèm viêm nhiễm: Bác sĩ cần điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm rồi mới tiến hành bọc lại răng sứ mới.

5. Làm thế nào để phòng tránh hở chân răng sứ

5.1. Chọn nha khoa uy tín

Phần lớn nguyên nhân gây nên tình trạng hở chân răng sau khi bọc sứ là do cơ sở nha khoa. Vậy nên, để đảm bảo quá trình bọc sứ an toàn, đạt được hiệu quả tốt, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín.

Một cơ sở bọc răng sứ uy tín cần phải đáp ứng được tất cả các tiêu chí dưới đây:

– Có giấy phép hoạt động được cấp trực tiếp bởi Sở Y tế,

– Bác sĩ nha khoa giỏi về chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm.

– Có nhiều thiết bị, công nghệ hiện đại hỗ trợ cho quá trình bọc răng sứ.

– Sử dụng răng sứ chính hãng.

– Minh bạch trong mức giá của dịch vụ làm răng sứ.

– Bảo hành răng sứ theo đúng quy định của hãng.

– Đảm bảo vô khuẩn trong toàn bộ quá trình làm răng.

Nha khoa uy tín cần sử dụng răng sứ chính hãng

Nha khoa uy tín cần sử dụng răng sứ chính hãng

5.2. Chăm sóc răng miệng cẩn thận

Sau khi làm răng sứ, bạn nên chăm sóc răng miệng cẩn thận để đảm bảo độ bền và chức năng của răng giả. Cụ thể, bạn cần:

– Tránh ăn thực phẩm quá cứng, dai như gân bò, mía, hạt cứng… bởi lực ăn nhai mạnh có thể khiến cho răng sứ bị tuột ra ngoài, thậm chí nứt, vỡ.

– Ưu tiên ăn những loại thực phẩm mềm như cháo, trứng hấp… trong những ngày đầu sau khi làm răng bởi mão sứ vẫn chưa ổn định hoàn toàn.

– Chải răng đều đặn 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng.

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước hàng ngày để làm sạch cặn thức ăn thừa còn còn sót lại trong quá trình ăn nhai.

– Thay mới bàn chải đánh răng định kỳ 3 – 4 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch răng miệng.

– Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

– Tới nha khoa thăm khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra răng sứ và làm sạch răng miệng.

– Không nên hút thuốc lá bởi các chất độc hại trong đó có thể gây ảnh hưởng xấu tới mão sứ.

– Không ăn đồ lạnh sau khi làm răng sứ vì sẽ khiến cho tình trạng ê buốt răng càng thêm trầm trọng.

Như vậy, bọc răng sứ phần chân răng bị hở sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó, ngay khi phát hiện tình trạng trên, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và xử lý.

Hiển thị nguồn

Kirkland Family Dentistry: “How to Take Care of Dental Veneers”

Nhà Thuốc Long Châu: “Làm răng sứ bị hở chân răng: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục”

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: “Các dấu hiệu răng sứ bị hở”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bọc răng sứ
10 Hậu quả bọc răng sứ giá rẻ mang lại cho bạn? Ai cũng nên biết

10 Hậu quả bọc răng sứ giá rẻ mang lại cho bạn? Ai cũng nên biết

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục những khuyết điểm của hàm răng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện

Ngày 13/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Làm răng sứ toàn hàm – Giải pháp thay đổi hàm răng toàn diện

Làm răng sứ toàn hàm – Giải pháp thay đổi hàm răng toàn diện

Làm răng sứ toàn hàm là biện pháp trong nha khoa có thể khắc phục các khuyết điểm như răng xỉn màu, hình thể xấu, không đồng đều. Tuy

Ngày 17/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Tổng hợp những trường hợp bọc răng sứ bạn cần biết

Tổng hợp những trường hợp bọc răng sứ bạn cần biết

Bọc răng sứ là phương pháp phổ biến trong nha khoa để cải thiện tình trạng, hình dáng và màu sắc của răng. Tuy nhiên, không phải bất cứ

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Răng sứ bị mẻ có trám được không? Khắc phục thế nào tốt nhất

Răng sứ bị mẻ có trám được không? Khắc phục thế nào tốt nhất

Răng sứ bị mẻ có trám được không là thắc mắc của rất nhiều người sau khi vô tình làm răng sứ bị mẻ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bọc răng sứ cho răng sâu có hiệu quả không?

Bọc răng sứ cho răng sâu có hiệu quả không?

Bọc răng sứ cho răng sâu là phương pháp được khá nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng sâu răng cũng như phục hình hàm răng như

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Bọc răng sứ bị chảy máu: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bọc răng sứ bị chảy máu: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng bọc răng sứ bị chảy máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như viêm nhiễm nướu, viêm loét, hay việc đánh

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công