Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách trị sâu răng đen dứt điểm và cực kỳ nhanh chóng

Sâu răng đen không chỉ gây những cơn đau nhức mà còn là nguy cơ hàng đầu gây mất răng vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. Răng sâu còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả hàm. Nếu răng bạn cũng đang gặp tình trạng này, hãy tìm hiểu ngay các cách trị sâu răng đen hiệu quả ngay sau đây.

1. Biện pháp điều trị sâu răng đen

Khi bị sâu răng đen, người bệnh nên đến nha khoa để được thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp. Tùy vào tình trạng răng miệng sẽ được áp dụng một trong những cách chữa răng sâu đen như: hàn răng, bọc răng sứ, điều trị tủy răng, nhổ răng và trồng răng.

1.1. Hàn trám răng

Hàn răng là biện pháp điều trị sâu răng mà không cần phải nhổ bỏ, bảo tồn được răng thật, phục hồi lại hình dạng và chức năng ăn nhai của răng hiệu quả. Hơn nữa còn ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn ở các mô răng đang bị tổn thương. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng tổn thương ở răng để chọn lựa loại vật liệu trám phù hợp. Quá trình hàn răng thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, chi phí thấp và không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

Quy trình hàn răng chuẩn nhất:

– Thăm khám và tư vấn: bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí răng cần trám, xác định kích thước và tư vấn về các loại vật liệu nên sử dụng

– Gây tê và vệ sinh vị trí cần trám: bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại răng cần trám. Răng sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng, loại bỏ vụn thức ăn và cao răng

– Tiến hành trám: đưa vật liệu trám vào vị trí răng bị sâu đã được làm sạch. Ban đầu, vật liệu trám có dạng lỏng, sau khi chiếu laser sẽ dần cứng lại trong khoảng 40 giây nhờ phản ứng quang trùng hợp

– Chỉnh sửa chỗ trám: bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám và làm sạch phần vật liệu trám dư thừa. Sau đó, bề mặt vị trí trám sẽ được làm nhẵn và đánh bóng để răng không bị cộm hay khó chịu

Quy trình trám răng thường mất khoảng 20 – 30 phút, thay đổi tùy vào tình trạng răng và vật liệu trám.

Hàn răng sâu

Hàn răng sâu

1.2. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là biện pháp tối ưu cho trường hợp răng sâu đen nặng, nhất là đối với răng hàm. Bọc răng sứ không chỉ giúp bảo vệ răng tối đa mà còn ngăn ngừa tình trạng sâu răng triệt để.

Phương pháp này chỉ áp dụng khi răng bị vỡ quá lớn, chỉ còn chân răng. Răng được bọc sứ sẽ phục hồi lại khả năng ăn nhai và có tính thẩm mỹ cao. Nếu chăm sóc đúng cách và dùng loại răng sứ chất lượng, tuổi thọ răng sứ có thể kéo dài tới 20 năm.

Các bước trong quy trình bọc răng sứ như sau:

– Thăm khám, kiểm tra răng miệng tổng quát: bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của người bệnh. Nếu phát hiện có bệnh lý răng miệng thì cần tiến hành điều trị trước

– Lập phác đồ điều trị: dựa trên kết quả thăm khám thì bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị và tư vấn cho người bệnh hiểu rõ quy trình bọc răng sứ

– Vệ sinh răng miệng và gây tê: người bệnh được vệ sinh răng miệng để đảm bảo không bị nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng răng cần bọc sứ để không bị đau nhức trong quá trình bọc răng

– Mài cùi, lấy dấu răng: mài gọn cùi răng và lấy dấu răng để chuyển tới phòng chế tác răng sứ

– Gắn răng tạm: người bệnh được gắn răng tạm trong khi chờ răng sứ chế tác xong

– Gắn răng sứ: sau khi răng sứ được hoàn thiện, bác sĩ sẽ kiểm tra chất lượng răng và gắn răng sứ

Bọc răng sứ - cách trị sâu răng đen tối ưu

Bọc răng sứ – cách trị sâu răng đen tối ưu

1.3. Điều trị tủy răng

Trong trường hợp răng bị sâu đen có dấu hiệu viêm tủy sẽ được chỉ định điều trị nội nha. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dùng để làm sạch phần tủy tổn thương, làm sạch ống tủy và hàn kín hệ thống ống tủy để tránh vi khuẩn xâm nhập mà vẫn bảo vệ các răng còn lại.

Để việc chữa viêm tủy răng có hiệu quả cao, các nha khoa cần tuân thủ quy trình điều trị gồm các bước sau:

– Thăm khám và chụp X-quang:

Để xác định mức độ viêm tủy răng, bác sĩ sẽ thăm khám và chụp X-quang răng. Sau đó đưa ra phác đồ điều trị tủy răng.

– Gây tê vùng lấy tủy:

Đây là bước bắt buộc giúp người bệnh không cảm thấy đau nhức trong quá trình thực hiện.

– Đặt đế cao su:

Trước khi mở nắp tủy để lấy phần tủy răng bị tổn thương, bác sĩ sẽ đặt đế cao su sát vào răng để tránh các hóa chất trong quá trình chữa tủy răng rơi vào đường tiêu hóa.

– Thực hiện lấy tủy:

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình điều trị tủy răng. Bác sĩ sẽ rạch một đường từ thân răng tới ống tủy, sau đó hút sạch phần tủy viêm.

– Trám ống tủy:

Để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, bác sĩ sẽ trám ống tủy lại bằng chất nhựa chuyên dụng, hoàn tất việc điều trị quá trình tủy răng.

1.4. Nhổ răng và trồng răng

Với trường hợp răng sâu đen quá nặng, không thể giữa được răng thật và các biện pháp khác áp dụng không hiệu quả thì cần nhổ răng sâu và trồng lại răng mới. Việc nhổ răng sẽ gây nhiều vấn đề như răng lệch, không đảm bảo khả năng nhai và thẩm mỹ nên phục hình lại răng mới bằng cấy ghép Implant. Phương pháp trồng Implant hiện đại giúp phục hồi chức năng nhai hiệu quả, duy trì nụ cười tự tin.

Quy trình trồng răng theo tiêu chuẩn quốc tế như sau:

– Thăm khám và tư vấn để đánh giá tình trạng răng miệng của người bệnh

– Chụp CT để kiểm tra xương hàm và lên kế hoạch chọn kích thước Implant phù hợp

– Lấy máu xét nghiệm

– Tiến hành cấy ghép Implant

– Phục hình răng tạm trong thời gian chờ implant tích hợp với xương

– Tái khám theo chỉ định của bác sĩ và chụp mão sứ lên

2. Cách ngăn ngừa sâu răng đen hiệu quả

Bạn có thể ngăn ngừa sâu răng đen tại nhà bằng các biện pháp như chăm sóc răng miệng, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và thăm khám định kỳ.

2.1. Chăm sóc răng miệng

Để chăm sóc răng miệng, chỉ đánh răng thôi là chưa đủ, mà bạn cần có thao tác chải răng đúng cách và kết hợp dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa.

– Chải răng đúng cách: chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, mỗi lần chải tối thiểu 2 phút, chải theo chuyển động xoay tròn. Nên chờ 30 phút sau khi ăn rồi mới đánh răng để nước bọt trung hòa các axit còn đọng lại trong miệng

– Chọn bàn chải phù hợp: chọn bàn chải có lông chải mềm, đầu bàn chải được bo tròn để tránh chạm vào nướu. Lưu ý cần thay bàn chải 2 – 3 tháng/lần

– Dùng chỉ nha khoa: các vùng kẽ răng thường chứa nhiều mảng bám được loại bỏ. Do đó bạn nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để đạt hiệu quả vệ sinh răng miệng

– Kết hợp với nước súc miệng: nước súc miệng giúp làm sạch các vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng. Dùng nước súc miệng sau khi đánh răng là điều hoàn toàn cần thiết

Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng

Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng

2.2. Chế độ ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sức khỏe răng miệng và toàn cơ thể. Bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng theo những cách sau đây để duy trì sức khỏe tốt:

– Cân bằng dinh dưỡng: cân đối các nhóm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất hợp lý. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như bí đỏ, súp lơ, cà rốt, rau diếp cá, bắp cải,… để tăng tiết nước bọt làm sạch răng, duy trì độ ẩm trong miệng, loại bỏ mảng bám. Bổ sung các món giàu vitamin D và canxi cũng giúp quá trình tái khoáng hóa men răng và phục hồi men răng tốt hơn

– Hạn chế món ăn nhiều đường: các loại bánh ngọt, kẹo, nước ngọt,… chứa nhiều đường và phẩm màu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Bạn cần hạn chế những thực phẩm trên để hạn chế vi khuẩn phát triển

– Hạn chế thực phẩm nhiều axit: axit sẽ mài mòn và phá hủy men răng, qua đó gây sâu răng, mòn cổ chân răng, răng nhạy cảm. Vì thế những món ăn chứa nhiều axit như thức ăn có vị chua, nước uống có ga nên hạn chế

2.3. Thăm khám định kỳ

Khi thấy răng có dấu hiệu đau nhức bất thường cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám kịp thời. Tránh chủ quan và tự khắc phục tại nhà. Nếu thực hiện không đúng cách sẽ làm tình trạng trầm trọng hơn, để lại nhiều biến chứng sau này.

Ngoài ra, bạn cần thăm khám nha khoa 6 tháng/lần nhằm phát hiện các vấn đề răng miệng, ngăn ngừa răng sâu bị đen.

Những thông tin mà Nha khoa Paris chia sẻ hy vọng đã giúp bạn biết cách trị sâu răng đen. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đừng quên tới ngay nha khoa uy tín khi cần thăm khám và điều trị bệnh lý răng miệng.

Hiển thị nguồn

Healthline: “Black Teeth: Enamel, Decay, Causes, Stains, and Treatment”

Medical News Today: “Black teeth: Stains, other causes, and treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách trị sâu răng
Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng gây nên những cơn đau nhức kéo dài khiến răng bị sưng tấy và viêm nhiễm khó chịu. Theo dân gian, sâu răng có thể được điều trị

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cách chữa sâu răng bằng lá bàng thực hiện đơn giản

Cách chữa sâu răng bằng lá bàng thực hiện đơn giản

Sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên đau nhức, khó chịu. Nếu e ngại việc đến phòng khám nha khoa và tình trạng đang

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Chữa sâu răng bằng lá ổi cực đơn giản tại nhà

Chữa sâu răng bằng lá ổi cực đơn giản tại nhà

Dễ kiếm, dễ thực hiện, lại an toàn và hiệu quả cao là những gì mà cách chữa sâu răng bằng lá ổi có thể đem đến cho những ai đang gặp

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng sai cách, răng vỡ nứt do ngoại lực tác động,… Tình trạng này

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng