Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng sai cách, răng vỡ nứt do ngoại lực tác động,… Tình trạng này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, thậm chí để lại những biến chứng nguy hiểm. Vậy răng trong cùng bị sâu phải xử lý như thế nào? Nha khoa Paris sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn ở bài viết sau.

1. Dấu hiệu nhận biết răng trong cùng bị sâu

Những dấu hiệu dưới đây cảnh báo sâu răng trong cùng và cần được xử lý sớm:

– Đau răng: cơn đau có thể liên tục hoặc ngắt quãng dù bạn có tác động vào răng hay không

– Ê buốt răng: khi ăn đồ lạnh, ngọt hoặc đồ chua thì răng sẽ bị ê buốt

– Thay đổi màu sắc: đây là biểu hiện dễ nhận biết nhất của răng trong cùng bị sâu. Nếu thấy trên răng có những đốm xám, nâu hoặc đen thì răng đang có sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh

– Có mùi khó chịu: răng bị sâu sẽ hình thành những lỗ nhỏ trên bề mặt khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt lại. Hơn nữa, do răng mọc ở vị trí góc khuất nên việc vệ sinh càng khó khăn hơn. Do đó, răng bị sâu trở thành ổ vi khuẩn, tiết ra mùi hôi khó chịu, khiến người bệnh gặp nhiều cản trở trong giao tiếp

Dấu hiệu nhận biết răng trong cùng bị sâu

Dấu hiệu nhận biết răng trong cùng bị sâu

2. Nguyên nhân răng trong cùng bị sâu

Răng trong cùng bị sâu do nhiều tác nhân khác nhau, trong đó vệ sinh răng miệng hằng ngày chưa đúng cách sẽ là nguyên nhân hàng đầu:

– Vị trí răng: răng ở vị trí trong cùng của hàm rất khó để vệ sinh nên nguy cơ sâu răng thường cao hơn so với các răng còn lại. Mảng bám cao răng tích tụ lâu dài là cơ hội để vi khuẩn tấn công, phá hủy men răng gây sâu răng

Răng khôn mọc lệch: răng khôn mọc xiên ngang, mọc lệch sang các răng bên cạnh tạo ra khe hở khiến thức ăn dễ mắc kẹt và khó để làm sạch. Qua đó, vi khuẩn tấn công gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…

– Vệ sinh răng sai cách: vệ sinh răng miệng sai cách, thậm chí là không vệ sinh răng là nguyên nhân hàng gây sâu răng. Mảng bám không được loại bỏ triệt để dẫn tới khoáng hóa vôi răng, vi khuẩn Streptococcus mutans sẽ tấn công hủy khoáng

– Do hình dạng răng: bề mặt răng trong cùng thường lớn với nhiều rãnh nhỏ là cơ hội vệ vi khuẩn tích tụ. Hình dáng răng cùng với hướng mọc và vị trí răng sẽ là điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ sâu răng, sưng lợi,…

– Chế độ ăn uống: ăn nhiều thực phẩm có đường như bánh, kẹo, sữa,… dễ bám vào bề mặt răng và cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa các loại nước ngọt có gas chứa nhiều axit sẽ gây mòn lớp men răng khiến răng dễ bị sâu

3. Sâu răng trong cùng có ảnh hưởng gì tới người bệnh

Sâu ở răng trong cùng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Những cơn đau buốt kéo dài kể cả khi không có lực tác động. Khi có lực nhai lên chiếc răng sâu thì cơn đau còn dữ dội hơn, có thể đau đến đỉnh đầu.

Hơn nữa, răng sâu còn gây hôi miệng, ảnh hưởng tâm lý người bệnh. Khi răng sâu nặng có thể dẫn đến viêm tủy răng, gây đau nhức, ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp và đời sống. Nếu không vệ sinh đúng và can thiệp sớm thì sâu tiến triển nhanh, ổ viêm nhiễm lan rộng có thể làm tổn thương nướu răng, xương hàm, sàn miệng, dây thần kinh,…

Tình trạng nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng, xuất huyết, ảnh hưởng các răng khác, áp xe răng,… Do đó khi răng trong cùng bị sâu cần được phát hiện và khắc phục sớm.

Sâu ở răng trong cùng ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống

Sâu ở răng trong cùng ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống

4. Biện pháp điều trị răng trong cùng bị sâu

Cách tốt nhất để điều trị các bệnh lý về răng miệng nhất là sâu răng là đến nha khoa để được bác sĩ điều trị triệt để. Một số biện pháp điều trị răng sâu phổ biến: trám răng, bọc răng sứ, điều trị nội nha và nhổ răng sâu.

4.1. Trám răng

Một trong những cách xử lý răng trong cùng bị sâu được nhiều bác sĩ áp dụng là trám răng. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa để lấp đầy các lỗ hổng do vi khuẩn gây ra, qua đó khôi phục và bảo vệ cấu trúc của răng thật.

Trước khi trám răng cần vệ sinh toàn bộ răng miệng để loại bỏ vi khuẩn phát triển ở lỗ sâu. Tiếp theo các bác sĩ sẽ tiến hành trám kín bề mặt răng và sử dụng tia laser để vật liệu trám bám vào răng thật.

4.2. Điều trị nội nha

Trường hợp sâu răng đã ăn tới tủy răng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy răng để bảo tồn răng thật.

Đầu tiên là làm sạch phần tủy răng bị viêm nhiễm, sau đó trám bít ống tủy lại để ngăn chặn tình trạng sâu răng tiếp diễn. Sau khi điều trị tủy, răng sẽ phục hình lại như ban đầu. Tuy nhiên, vì đã mất một phần tủy răng nên sức khỏe răng sẽ yếu hơn so với bình thường.

4.3. Dùng thuốc tăng cường men răng

Với trường hợp sâu răng nhẹ, các lỗ sâu còn nhỏ, bác sĩ sẽ kê thuốc tăng cường men răng. Nếu người bệnh cảm thấy đau nhức thì có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.

4.4. Nhổ răng khôn

Trường hợp răng khôn mọc lệch, sâu răng nặng buộc phải nhổ răng. Răng khôn không có vai trò quan trọng trong khả năng ăn nhai nên khi nhổ đi sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Do đó bạn có thể yên tâm để thực hiện nhổ răng.

Nhổ răng khôn bị sâu

Nhổ răng khôn bị sâu

5. Biện pháp phòng ngừa răng trong cùng bị sâu hiệu quả

Sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn lưu ý vệ sinh răng miệng mỗi ngày:

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày với bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ để làm sạch hết mảng bám quanh răng. Kết hợp đồng thời sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước, nước súc miệng để tăng thêm hiệu quả làm sạch

– Hạn chế đồ ngọt, nước uống có ga, đồ ăn có tính axit cao làm hỏng men răng, tăng nguy cơ sâu răng

– Bổ sung khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D và canxi là những thành phần chính của răng

– Thăm khám răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần để kiểm soát sức khỏe răng miệng, điều trị sớm bệnh lý có thể gặp phải

Sâu răng trong cùng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng nếu không được can thiệp kịp thời. Vì thế, bạn nên hiểu rõ bệnh lý để có cách xử lý và phòng ngừa, ngăn ngừa biến chứng, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ăn nhai, đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bắt sâu răng
Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng gây nên những cơn đau nhức kéo dài khiến răng bị sưng tấy và viêm nhiễm khó chịu. Theo dân gian, sâu răng có thể được điều trị

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Cách chữa sâu răng bằng lá bàng thực hiện đơn giản

Cách chữa sâu răng bằng lá bàng thực hiện đơn giản

Sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên đau nhức, khó chịu. Nếu e ngại việc đến phòng khám nha khoa và tình trạng đang

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Chữa sâu răng bằng lá ổi cực đơn giản tại nhà

Chữa sâu răng bằng lá ổi cực đơn giản tại nhà

Dễ kiếm, dễ thực hiện, lại an toàn và hiệu quả cao là những gì mà cách chữa sâu răng bằng lá ổi có thể đem đến cho những ai đang gặp

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng trong cùng mọc khi nào? Tác hại của răng mọc lệch, mọc ngầm

Răng trong cùng mọc khi nào? Tác hại của răng mọc lệch, mọc ngầm

Mọc răng trong cùng đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi gây ra những cơn đau nhức dữ dội trong thời gian dài. Chưa kể,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải