Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiện đại và an toàn nhất hiện nay. Phương pháp này có tính thẩm mỹ cao và chức năng ăn nhai tương tự như răng thật. Tuy nhiên, vì một số lý do mà trụ Implant sau khi trồng có thể bị đào thải. Vậy dấu hiệu trụ Implant bị đào thải là gì? Phải làm gì khi trụ Implant bị đào thải? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Trụ Implant bị đào thải có thể xảy ra trong khoảng 3 – 4 tháng đầu sau khi cấy ghép. Bạn có thể tự phát hiện được qua những dấu hiệu như: trụ Implant lung lay, một phần thân trụ lộ ra ngoài, sưng đau – viêm nhiễm nơi gắn trụ, răng sứ bị đào thải ngay khi lắp.
Người có xương hàm quá yếu dễ mắc phải tình trạng này. Bởi mật độ xương loãng khiến trụ răng không thể tích hợp vững chắc. Ngoài ra, nếu bác sĩ thực hiện trồng răng sai kỹ thuật có thể làm hoại tử xương răng thậm chí là trụ Implant bị rơi ra ngoài.
Nếu thấy trụ Implant bị lồi lên bề mặt nướu và lộ thân trụ phía dưới, thì trụ Implant của bạn đang bị đào thải nặng nề. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất, nguyên nhân chủ yếu là do tay nghề bác sĩ còn kém, thiếu trình độ chuyên môn, lúc ghép Implant đã bị lệch góc hoặc chệch vị trí,…
Thân trụ Implant bị lộ ra ngoài
Nếu cảm thấy sưng, đau tại vị trí ghép trụ thì có thể là bạn đã bị viêm nhiễm. Sau khi cắm trụ từ 5 – 7 ngày, bị sưng đau là điều bình thường. Tuy nhiên nếu sưng đau kéo dài hơn 2 tuần mà vẫn chưa giảm thì bạn nhanh chóng đến nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra. Tình trạng sưng đau kéo dài có thể do viêm nướu, viêm xương hàm trước đó nên vết thương quanh vị trí cấy ghép không thể lành được.
Một dấu hiệu nữa cho thấy răng Implant không thể tương thích đó là răng sứ cũng bị đào thải ngay khi lắp. Tình trạng này xảy xa có thể do lực tác động vào mão sứ hoặc lên xương hàm quá tải hay do trụ Implant kém chất lượng làm răng Implant bị đào thải.
Trụ Implant bị đào thải xảy ra do những nguyên nhân như: bác sĩ thiếu kinh nghiệm, do mật độ xương, nhiễm khuẩn sau khi cấy ghép, dị ứng với trụ Implant, không chăm sóc sau khi cấy ghép.
Cấy ghép Implant là kỹ thuật phức tạp trong nha khoa, yêu cầu người thực hiện phẫu thuật phải có trình độ cao, có kinh nghiệm với nhiều ca cấy ghép thành công. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của những thiết bị tân tiến.
Trước khi thực hiện trồng răng, bác sĩ cần phải kiểm tra sức khỏe răng miệng của khách hàng về tình trạng xương hàm, nướu, xương ổ răng,… để chỉ định hướng và loại Implant thích hợp để cấy ghép.
Nếu bác sĩ và các thiết bị không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng và độ chính xác có thể đặt trụ Implant sai hướng, trụ quá sâu hoặc quá nông. Sau một thời gian sẽ bắt đầu có các biểu hiện răng Implant bị đào thải.
Mật độ xương là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự tích hợp với xương hàm và tuổi thọ của răng Implant. Mật độ xương phân theo mức độ từ D1 đến D4. Trong đó, D1 có mật độ xương cao nhất và D4 là nhỏ nhất.
Tỷ lệ tương thích với trụ Implant cao nhất khi mật độ xương ở bậc D2 và D3. Nhóm D1 có mật độ xương cao nên sẽ làm chậm lưu thông máu đến vùng phẫu thuật, tăng ma sát, dễ gây hoại tử. Xương D4 quá xốp nên khó giữ ổn định cho trụ Implant, khiến trụ Implant bị đào thải.
Mật độ xương là yếu tố di truyền nên không thể thay đổi được. Tuy nhiên, bác sĩ có thể linh hoạt trong kỹ thuật cấy ghép và lựa chọn loại Implant phù hợp với xương. Chẳng hạn như xương đặc, cứng thì chọn trụ Implant thẳng vách, xương xốp thì chọn răng Implant dạng phễu với rãnh xoắn sâu.
Để trụ Implant tương thích với cơ thể thì trong quá trình phẫu thuật cần đảm bảo điều kiện vô khuẩn, vô trùng. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể từ thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, hệ thống miễn dịch suy yếu, hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường, hoặc các dụng cụ cấy ghép Implant không đạt tiêu chuẩn.
Viêm nhiễm sau cấy ghép Implant thường có các dấu hiệu như: chảy máu liên tục trong ngày đầu sau phẫu thuật, sốt kéo dài, những cơn đau kèm theo sưng nề dù dùng thuốc giảm đau vẫn không thuyên giảm.
Trụ Implant được chế tác từ kim loại Titanium. Dù Titanium đã được chứng minh là kim loại tương thích với cơ thể nhưng vẫn có trường hợp xương hàm không thích ứng được khiến trụ Implant bị đào thải.
Lúc này, bạn nên sử dụng Implant được chế tác từ vật liệu khác hoặc Implant bằng sứ để thay thế.
Dị ứng với trụ implant
Ngoài những nguyên nhân trên, nếu bạn không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về chăm sóc răng miệng, ăn uống hợp lý thì hiện tượng đào thải Implant vẫn xảy ra bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của răng Implant để phát hiện sớm tình trạng bệnh và có phương pháp khắc phục kịp thời.
Ngay thấy các dấu hiệu trụ Implant bị đào thải, bạn có thể thực hiện theo các chỉ dẫn như sau:
– Cầm máu vết thương: chảy máu liên tục có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần cầm máu bằng bông gạc sạch. Đặt gạc vào vị trí trụ Implant rồi cắn nhẹ và giữ trong khoảng 20 phút
– Không tự ý sử dụng thuốc: nhiều người khi thấy trụ Implant bị đào thải và chảy máu nhiều, sưng đau thì tự ý mua thuốc về sử dụng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng và gây kích ứng có hại cho cơ thể. Do đó, bạn không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn
– Đến gặp bác sĩ: sắp xếp thời gian đến thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang, xác định nguyên nhân trụ Implant đào thải và có biện pháp khắc phục phù hợp
Trụ Implant bị đào thải hoàn toàn có thể tiến hành cấy ghép Implant lại lần 2.
Tuy nhiên cần thực hiện lấy trụ Implant cũ ra khỏi xương hàm, điều trị vùng viêm nhiễm và chờ vết thương lành hẳn rồi mới cấy ghép lần 2. Nếu không thực hiện trồng lại nhanh chóng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương hàm và khó khăn khi phục hình răng sau này.
Quy trình cấy ghép lại Implant có nhiều phức tạp hơn nhiều bởi vì ngoài ghép Implant vào xương hàm còn cần phải thực hiện thêm một số thao tác hỗ trợ khác. Với lần cấy ghép Implant này bạn sẽ cảm thấy đau, khó chịu hơn lần cấy Implant trước.
Cấy ghép lại trụ Implant
Để ngăn ngừa tình trạng đào thải trụ Implant sau khi cấy ghép cần thực hiện đúng những yêu cầu sau: lựa chọn nha khoa uy tín, chọn loại Implant có chất lượng tốt, chăm sóc răng miệng và tái khám định kỳ.
Việc cấy ghép Implant được các chuyên gia đánh giá là có tỉ lệ thành công lên tới 98%. Nghĩa là tình trạng đào thải trụ Implant cũng không quá phổ biến. Do đó, để đảm bảo an toàn, đầu tiên bạn cần chọn một địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng, bác sĩ phẫu phẫu phải là người có tay nghề chuyên môn và nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ về quy trình khi cấy ghép răng Implant.
Vật liệu cấu tạo trụ Implant cũng rất quan trọng, bạn cần chọn những vật liệu tương thích, không gây dị ứng hay có chất lượng kém. Chi phí của trụ Implant trường đắt đỏ và tốn kém, dù vậy hãy chọn loại Implant phù hợp và chất lượng cao để tránh trụ Implant bị đào thải, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Cách đánh răng bình thường có thể ảnh hưởng đến trụ Implant và mô nướu, bạn cần học các kỹ năng vệ sinh răng miệng như đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa,… theo tiêu chuẩn của răng Implant để phòng tránh trụ bị đào thải.
Không dùng các chất kích thích đặc biệt là thuốc lá, rượu bia, nước có ga,… vì chúng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng nguy cơ làm suy yếu trụ Implant.
Bạn cần đến nha khoa khoảng 1 – 2 tháng/ lần để được kiểm tra tình trạng các trụ Implant. Bác sĩ sẽ kiểm tra sự tích hợp của xương hàm với trụ Implant và đảm bảo trụ Implant vẫn hoạt động tốt.
Nếu nhận biết sớm các dấu hiệu trụ Implant bị đào thải, bạn có thể có phương pháp xử lý phù hợp, hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm. Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng trụ Implant tốt và chế độ chăm sóc hậu phẫu đúng theo chỉ định là những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho quá trình phục hình răng thành công. Nếu còn thắc mắc về cấy ghép Implant, liên hệ ngay với Nha khoa Paris để được tư vấn và thăm khám miễn phí nhé!
Review Nha khoa: “Cấy Implant bị đào thải do đâu và cách khắc phuc”
Báo Sức khỏe và Đời sống: “Cảnh báo 5 biến chứng khi cấy ghép implant không an toàn”
Edison Prosthodontics: “4 Sure Signs of Dental Implant Failure”
Răng Implant có cấu tạo gồm 3 phần chính là trụ Implant, khớp nối Abutment và răng sứ bên trên. Trong đó, trụ Implant được cấy ghép
Trồng răng Implant được xem là phương pháp phục hình răng toàn diện nhất bởi có thể ăn chặn tiêu xương, ăn nhai tốt và đảm bảo tính
Trụ Implant Osstem là một dòng trụ có thiết kế thông minh với tỉ lệ thành công cao. Trụ được nhiều người ưu ái lựa chọn để phục hình
Các loại trụ Implant Đức luôn được đánh giá cao nhờ cùng lúc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như khôi phục răng mất hiệu quả, thiết kế
Chiều dài của các loại implant tiêu chuẩn là từ 8mm trở lên với nhiều kích cỡ khác nhau như 8mm, 10mm, thậm chí 15mm… Đường kính của
5 loại Trụ Implant hot nhất Việt Nam hiện tại là Dentinum Hàn Quốc, Straumann Thụy Sĩ, Tekka Pháp, Nobel Biocare và Osstem. Tất cả đều
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×