Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hay viêm nướu răng là bệnh lý về răng phổ biến nhiều người mắc phải. Sưng nướu răng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, đa số là do răng khôn mọc lệch. Tình trạng trên để lâu sẽ dẫn tới biến chứng như mất răng, có mủ hoặc nhiễm trùng máu nếu không được điều trị kịp thời. Vậy cần làm gì khi bị sưng nướu răng ở trong cùng hàm dưới?

1. Dấu hiệu sưng nướu răng trong cùng ở hàm dưới

Nướu răng là phần mô liên kết mềm có màu hồng nhạt bao quanh chân răng. Mô nướu khỏe mạnh sẽ bám chắc vào chân răng và không bị chảy máu, sưng viêm. Với các trường hợp bất thường ở răng miệng, phổ biến nhất là tình trạng sưng nướu răng ở những vị trí sâu như răng trong cùng, người bị bị sưng nướu răng ở trong cùng hàm dưới những dấu hiệu như sau:

– Nướu răng trong cùng hàm dưới có hiện tượng phù nề, viêm đỏ và sung huyết

– Nướu răng chuyển màu đỏ tím hoặc đỏ sẫm

– Quanh nướu răng có ứ mủ và dịch

– Răng quanh nướu bị sưng có thể bị ê buốt, đau nhức và khó chịu khi ăn

– Miệng có mùi hôi khó chịu do vi khuẩn sinh sôi nhiều

– Đau rát cổ họng

Mức độ của các triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi người và tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Do đó, một số trường hợp sưng nướu răng ở trong cùng hàm dưới hoàn toàn không bị đau hoặc chỉ đau nhẹ. Nhưng cũng có nhiều người bị đau nhức dữ dội và ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt.

Dấu hiệu sưng nướu răng trong cùng ở hàm dưới

Dấu hiệu sưng nướu răng trong cùng ở hàm dưới

2. Nguyên nhân gây sưng nướu răng trong cùng ở hàm dưới

Răng trong cùng ở hàm dưới thường là răng số 7 hoặc số 8. So với những vị trí khác trên cung hàm, răng trong cùng của hàm dưới rất khó vệ sinh. Vì thế, đây là nơi dễ tích tụ thức ăn, mảng bám và cao răng.

Tình trạng sưng nướu răng trong cùng ở hàm dưới có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây:

2.1. Mọc răng khôn

Răng khôn là răng mọc ở vị trí cuối cùng trên cung hàm, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 17 – 25. Lúc này, toàn bộ hàm răng đã hoàn chỉnh, mô nướu phát triển dày và cứng chắc hơn. Vì thế, khi răng khôn trồi lên, lợi bị tách ra ở vị trí trong cùng sẽ sưng đỏ, kèm theo những cơn đau âm ỉ, khó chịu.

Đây chính là những nguyên nhân khiến bạn bị sưng nướu răng trong cùng. Răng khôn mọc lệch, mọc ngang khiến nướu và các răng xung quanh bị chèn ép, gây sưng viêm và bị đau lợi trong cùng. Nếu răng khôn mọc thẳng thì sẽ thuyên giảm sau 2 – 3 ngày.

Mọc răng khôn làm sưng nướu răng

Mọc răng khôn làm sưng nướu răng

2.2. Viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm là dạng viêm nhiễm chỉ xảy ra ở vị trí mọc răng khôn. Do phần lợi này có che phủ một phần răng khôn nên khi răng mọc sẽ làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn, khiến lợi đau nhức và sưng đỏ.

Hơn nữa, lợi trùm còn tạo ra những kẽ hở làm thức ăn và mảng bám dễ tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và đau răng. Nếu sưng nướu răng trong cùng do viêm lợi trùm thì tình trạng đau lợi sẽ đi kèm với chảy mủ và hơi thở có mùi.

2.3. Sâu răng

Sưng nướu răng trong cùng có thể do sâu răng hàm, nhất là răng số 7 và số 8. Sâu răng do các vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển và tiết Axit làm phá hủy chất khoáng ở men răng. Qua đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây viêm sưng mô nướu.

Sâu răng

Sâu răng

2.4. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám tích tụ hình thành cao răng, tạo môi trường để vi khuẩn phát triển và tiết độc tố, làm mưng mủ và chảy máu nướu. Nếu không loại bỏ cao răng lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nha chu và phá hủy cấu trúc nâng đỡ răng, làm răng lung lay.

2.5. Thói quen không tốt

Một số thói quen không tốt như xỉa răng bằng tăm, đánh răng quá mạnh,… cũng có thể gây tổn thương nướu dẫn đến sưng viêm nướu răng.

2.6. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, sưng nướu răng trong cùng ở hàm dưới còn do những nguyên nhân sau:

– Chấn thương: khi bị chấn thương ở vùng miệng sẽ khiến nướu răng trong cùng sưng viêm và chảy máu. Nướu sẽ nhanh chóng lành lại sau vài ngày. Tuy nhiên, chấn thương quá mạnh có thể khiến răng và nướu tổn thương nghiêm trọng cần phải can thiệp ngoại khoa.

– Kích ứng nướu: tình trạng kích ứng nướu có thể xảy ra sau khi tẩy trắng răng, dùng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có hoạt tính mạnh, sau khi làm răng sứ,…

– Mang thai: Sưng nướu răng trong cùng xảy ra phổ biến trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do sự tăng hormone progesterone quá mức.

– Bệnh lý nhiễm trùng răng miệng: Sưng nướu răng trong cùng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng như áp xe răng, herpes miệng, viêm mô tế bào, viêm amidan, viêm họng,…

Kích ứng nướu

Kích ứng nướu

3. Sưng nướu răng ở hàm dưới có nguy hiểm không?

Theo Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng, sưng nướu răng trong cùng do chấn thương nhẹ, mang thai, nướu kích ứng,… hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khỏe và có thể tự khỏi bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Tuy nhiên, nếu sưng nướu do sâu răng, viêm lợi, viêm lợi trùm và răng khôn mọc lệch thì bạn cần phải điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi những bệnh lý này sẽ không tự thuyên giảm và để có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như mất răng, răng lung lay, áp xe,…

Hơn nữa, tình trạng sưng nướu răng hàm dưới còn gây hôi miệng, khiến bạn có tâm lý ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc hàng ngày. Khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy đến nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị nhanh chóng.

Sưng nướu răng ở hàm dưới

Sưng nướu răng ở hàm dưới

4. Cách điều trị sưng nướu răng ở hàm dưới

4.1. Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới thì uống thuốc gì?

Những trường hợp răng sâu hay viêm nướu nhẹ thì có thể dùng một số loại thuốc để giảm đau, tái khoáng, chống viêm như:

– Thuốc giảm đau, giảm sốt Acetaminophen, Ibuprofen

– Thuốc kháng sinh Penicillin, Clindamycin, Erythromycin, Azithromycin Tetracycline

– Thuốc chống viêm Prednisone, Corticosteroid, Dexamethasone

– Kem đánh răng có chứa phosphate, fluoride, calcium và dung dịch súc miệng sát khuẩn

Uống thuốc trị sưng nướu răng trong cùng

Uống thuốc trị sưng nướu răng trong cùng

4.2. Điều trị tại nha khoa

Để xác định được nguyên nhân chính xác gây sưng nướu răng, bạn nên đến nha khoa uy tín để được chẩn đoán và kiểm tra. Dựa vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ có những giải pháp điều trị như:

Nhổ răng khôn

Răng khôn mọc lệch làm chèn ép răng bên cạnh hoặc bị sâu thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để hạn chế ảnh hưởng đến vị trí xung quanh. Hơn nữa, răng khôn cũng có vai trò quan trọng với khả năng nhai hay tính thẩm mỹ của hàm răng. Do đó, sau khi nhổ răng khôn, bạn không cần thiết phải trồng răng giả vào.

Cạo vôi răng

Vôi răng hay mảng bám là nguyên nhân chính làm sưng nướu răng. Vì thế, loại bỏ vôi răng là cách chữa trị đơn giản nhất để cải thiện sưng viêm. Bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng bằng sóng siêu âm giúp loại bỏ vôi răng và mảng bám. Chi phí của dịch vụ này không quá tốn kém, dao động từ 300.000 – 500.000 VNĐ tùy thuộc vào mức độ vôi răng.

Cạo vôi răng

Cạo vôi răng

Điều trị sâu răng

Với trường hợp răng bị sâu nặng dẫn đến sưng nướu, bạn cần đến nha khoa để loại bỏ tủy bị viêm nhiễm. Sau đó sẽ hàn trám răng để ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục tấn công dẫn đến sưng viêm nướu.

4.3. Điều trị tại nhà

Súc miệng bằng nước muối

Bạn có thể tự pha nước muối hoặc tốt nhất là mua nước muối sinh lý để sử dụng, bởi sản phẩm này có nồng độ muối được pha với tỉ lệ chính xác.

Cách thực hiện:

– Ngậm trong miệng khoảng 10 – 20ml nước muối.

– Súc miệng mỗi bên má trong khoảng 30 giây, súc miệng kỹ hơn tại vị trí nướu bị viêm, sau đó nhổ ra.

– Thực hiện súc miệng lần 2 tương tự. Thời gian súc miệng là 60 giây.

– Súc miệng lại thêm lần nữa bằng nước sạch.

Dùng nha đam

Nha đam có chứa tới 75 thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa. Trong đó, các hoạt chất anthraquinone, acid salicylic, steroid, saponin,… có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, giảm đau, ức chế hoạt động của vi sinh vật gây hại.

Hơn nữa, các vitamin và khoáng chất trong nha đam giúp phục hồi mô nướu bị tổn thương rất hiệu quả.

Sử dụng gel nha đam bôi trực tiếp vào vùng nướu bị viêm là cách đơn giản và được nhiều người thực hiện nhất để điều trị nướu bị viêm.

Các bước thực hiện như sau:

– Nhánh nha đam rửa sạch rồi bóc vỏ.

– Lấy gel bên trong thoa vào vùng lợi bị viêm.

– Sau khoảng 5 đến 7 phút thì súc miệng lại bằng nước sạch.

Gel nha đam

Gel nha đam

Dùng mật ong

Mật ong nguyên chất có chứa Acid Pantothenic và Albumin nên có tính sát khuẩn rất cao. Sử dụng mật ong bôi trực tiếp vào vùng lợi bị tổn thương là cách nhanh nhất và hiệu quả, không gây đau rát.

Cách thực hiện như sau:

– Vệ sinh răng miệng rồi dùng khăn sạch thấm khô vùng nướu bị sưng.

– Dùng tăm bông nhúng vào mật ong, sau đó thoa lên nướu.

– Sau 5 – 10 phút thì súc miệng lại với nước ấm.

– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc có thể nhiều hơn nếu tình trạng sưng đau gây khó chịu nhiều.

Mật ong trị sưng nướu

Mật ong trị sưng nướu

Dùng chanh

Chanh với đặc tính kháng viêm, có công dụng chữa các bệnh nhiễm trùng nướu răng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Ngoài ra, chanh chứa vitamin C, giúp nướu răng chống các bệnh viêm nhiễm.

Cách thực hiện:

– Hòa chung nước cốt chanh với 1 ít muối, khuấy đều cho đến khi muối tan hết.

– Thoa hỗn hợp này vào chân răng để vài phút rồi súc miệng lại bằng nước.

– Thực hiện mỗi sáng để giảm sưng nướu.

Chanh giúp nướu răng chống các bệnh viêm nhiễm

Chanh giúp nướu răng chống các bệnh viêm nhiễm

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để làm giảm tình trạng sưng nướu răng trong cùng, bạn cần điều chỉnh các thói quen sinh hoạt như:

– Không uống rượu bia, cà phê, thuốc lá, thực phẩm quá nóng hoặc lạnh, đồ ăn dầu mỡ,… vì dễ gây đau nhức và sưng viêm răng trong cùng.

– Bỏ thói quen dùng tăm xỉa răng, bởi đầu nhọn của tăm sẽ làm tổn thương nướu và gây mòn men răng.

– Nên ăn các món lỏng, mềm như: súp, cháo, canh hầm,… để tránh hoạt động cơ hàm nhiều.

– Bổ sung đầy đủ chất dưỡng chất từ rau củ quả, thịt cá.

– Cung cấp các khoáng chất và Vitamin cần thiết cho cơ thể, nhất là Vitamin E, C, Canxi,… để giúp răng nướu khỏe mạnh.

Ăn các món lỏng, mềm

Ăn các món lỏng, mềm

5. Chăm sóc răng miệng khi nướu răng bị sưng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sưng mô nướu. Việc vệ sinh răng miệng không chỉ giúp ngăn ngừa sưng nướu răng mà còn hỗ trợ nhiều trong các vấn đề nha nhu khác.

Cách vệ sinh răng miệng:

– Đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa Flour và các thành phần có công dụng kháng khuẩn.

– Dùng bàn chải có lông nhỏ, mềm để dễ dàng len lỏi vào kẽ răng, mặt trong của răng và răng trong cùng hàm dưới.

– Cần thay bàn chải định kỳ sau 2 – 3 tháng.

– Ngoài việc đánh răng hàng ngày, bạn cần kết hợp với việc dùng nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn và mùi hôi miệng.

– Dùng tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.

– Nên dùng dao cạo lưỡi để làm sạch lưỡi. Biện pháp này giúp cải thiện hôi miệng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Đánh răng mỗi ngày

Đánh răng mỗi ngày

6. Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không

Sưng nướu răng trong cùng xảy ra do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc việc vệ sinh răng miệng thì có thể tự hết sau khi điều chỉnh lại thói quen.

Tuy nhiên, nếu mắc phải các bệnh lý về răng miệng khiến nướu răng bị sưng thì cần đến nha khoa để điều trị.

Sưng nướu răng trong cùng sẽ khiến khả năng ăn nhai bị suy giảm nghiêm trọng, bạn sẽ không thể cắn xé hay nghiền nhỏ thức ăn như trước. Về lâu dài sẽ phát sinh thêm các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa, đại tràng,…

7. Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới khi mang thai phải làm sao

Sưng nướu răng trong cùng ở hàm dưới không chỉ có tác động đến sức khỏe của bà bầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Để hạn chế tốt nhất những rủi ro, mẹ bầu có thể áp dụng mẹo chữa sưng nướu tại nhà như sau:

– Súc miệng bằng nước muối khi ngủ dậy và trước khi ngủ.

– Giảm sưng nướu bằng việc sử dụng trà túi lọc ấm chườm trực tiếp lên vị trí sưng.

– Dùng hỗn hợp muối và nước cốt chanh để sát trùng chỗ bị sưng, đánh bay vi khuẩn gây bệnh.

– Cải thiện chế độ ăn uống với nhiều rau xanh, trái cây,… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Uống nhiều nước, đảm bảo giữ ẩm cho khoang miệng để vi khuẩn không có cơ hội phát triển.

Bà bầu súc miệng bằng nước muối

Bà bầu súc miệng bằng nước muối

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những nguyên nhân và phương pháp điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới. Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe răng miệng của mình.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Nguyên nhân và cách điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới”

Wiki Nha Khoa: “Sưng Nướu Răng Trong Cùng Hàm Dưới: Nguyên Nhân và Cách Chữa”

Báo Phụ Nữ Và Gia Đình: “Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới phải làm sao?”

Medical News Today: “Swollen gum around one tooth: Causes and treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm lợi
Viêm lợi răng hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị phù hợp

Viêm lợi răng hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị phù hợp

Viêm lợi răng hàm là một bệnh lý rất phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Bệnh không chỉ gây ra cơn đau nhức, ê buốt mà còn có thể dẫn

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Tổng hợp cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả nhất

Tổng hợp cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả nhất

Viêm lợi có mủ là biến chứng nghiêm trọng của viêm lợi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và giao tiếp của người bệnh. Nếu không kiểm soát

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện cho trẻ trong ăn uống và sinh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Sưng nướu răng có mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng mà không ít người gặp phải. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây ra không

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Cách trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả

Cách trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả

Sưng nướu răng trong cùng hay viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Sưng nướu răng trong cùng do nhiều nguyên nhân gây

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng trong cùng mọc khi nào? Tác hại của răng mọc lệch, mọc ngầm

Răng trong cùng mọc khi nào? Tác hại của răng mọc lệch, mọc ngầm

Mọc răng trong cùng đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi gây ra những cơn đau nhức dữ dội trong thời gian dài. Chưa kể,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải