Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng hàm ở người có gì đặc biệt? Vị trí, cấu tạo và chức năng

Răng hàm là nhóm răng quan trọng với nhiệm vụ chính là nghiền nhỏ thức ăn. Trẻ nhỏ khi chưa thay răng sẽ có 8 răng hàm nhưng khi thay răng hoàn thiện, mỗi người sẽ có 16 – 20 răng. Vậy răng hàm ở người có gì đặc biệt? Để hiểu rõ hơn về răng hàm, cấu tạo, vị trí, chức năng và cách chăm sóc đúng, bạn có thể tham khảo thông tin qua bài viết sau.

1. Răng hàm là gì

Răng hàm là nhóm răng có số lượng nhiều nhất trên cung hàm. Đặc điểm của răng hàm là nằm vị trí sâu bên trong, có kích thước lớn và bề mặt nhai rộng để dễ dàng nghiền nhỏ thức ăn. Trẻ nhỏ chỉ có 8 răng hàm mọc ở giai đoạn từ 14 – 31 tháng, khi trưởng thành sẽ có 16 – 20 răng hàm.

Gọi theo thứ tự, răng hàm bao gồm răng số 4, số 5 (ở trẻ nhỏ và răng số 4 đến số 8 (ở người trưởng thành). Trong đó, răng số 6 và 7 là 2 vị trí có vai trò quan trọng nhất. Do đó, răng số 6 và số 7 còn gọi chung là răng cấm để thể hiện vai trò quan trọng với chức năng sinh lý của răng.

Răng số 6, 7 và số 8 chỉ mọc duy nhất 1 lần ở giai đoạn từ 8 đến 11 tuổi. Tuy nhiên, răng ở các vị trí này sẽ có vai trò ăn nhai trong suốt cuộc đời. Do đó, cần hiểu về chức năng, vai trò và biện pháp chăm sóc để bảo vệ răng hàm tốt nhất.

Vị trí của răng hàm

Vị trí của răng hàm

2. Cấu tạo của răng hàm

Răng hàm có cấu tạo giống như các răng khác, gồm các bộ phận như ngà răng, men răng, tủy răng, cụ thể:

– Men răng: men răng (1) là phần mô cứng nhất ở trên cơ thể người, được cấu tạo chủ yếu bởi muối vô cơ và 1 phần nhỏ là chất hữu cơ. Lớp men răng màu trong mờ, giòn, cứng, ngấm vôi tốt, có thể cản được tia X. Nếu nhìn qua men răng, có thể thấy phần ngà ở dưới nên răng có màu hơi ngả vàng. Chức năng của lớp men này là bảo vệ ngà răng và thành phần ở bên trong và chịu lực chính khi ăn nhai

– Ngà răng: ngà răng (2) nằm dưới lớp men răng có vai trò là bảo vệ tủy răng bên trong. Lớp ngà có cấu tạo tương tự như xương, bao gồm ống nhỏ, bên trong có tế bào sống. Do đó mà ngà răng rất nhạy cảm, nếu lớp men tổn thương nhiệt độ có thể tác động tới lớp ngà và ảnh hưởng tủy răng bên trong

– Tủy răng: tủy răng là phần mô gồm các dây thần kinh và mạch máu ở chính giữa răng bên dưới lớp ngà. Tủy có vai trò quan trọng để cung cấp chất dinh dưỡng nuôi răng và nhận diện xung thần kinh tác động đến răng. Tủy răng sẽ trải dài từ thân răng tới chân răng. Tùy vào số lượng chân răng mà số ống tủy có thể là từ 1 – 4. Răng hàm nhỏ có 2 ống tủy, còn răng hàm lớn có 3 – 4 ống tủy

3. Răng hàm ở người có gì đặc biệt? Chức năng răng hàm

Răng hàm là nhóm răng nhiều nhất trên cung hàm, răng hàm đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như:

– Khả năng ăn nhai, nghiền nhỏ thức ăn: là chiếc răng lớn nhất, răng hàm sẽ đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính. Nếu nhiệm vụ của răng cửa là cắn và cắt nhỏ thức ăn thành mảnh nhỏ thì vai trò của răng hàm chính là nghiền nhỏ, trộn đều thức ăn cùng nước bọt để sau khi đưa xuống dạ dày thì chúng sẽ được tiêu hóa thuận lợi nhất

– Chức năng thẩm mỹ: dù có vị trí nằm trong hàm không dễ thấy như răng cửa nhưng răng hàm có vai trò quan trọng để tạo nên sự hài hòa và cân đối của khuôn mặt

– Chức năng phát âm: hàm răng đầy đủ giúp chúng ta phát âm chuẩn xác và rõ chữ. Nếu mất răng, trên hàm sẽ có khoảng trống, tạo khe hở làm âm phát ra khó nghe và không chính xác

Chức năng của răng hàm

Chức năng của răng hàm

4. Phân loại răng hàm

Dựa vào vị trí và hình thái, răng hàm sẽ được chia thành 2 nhóm là răng hàm nhỏ và răng hàm lớn.

4.1. Răng hàm nhỏ

Răng hàm nhỏ hay răng tiền hàm nằm ở vị trí số 4 và số 5. Đây là nơi chuyển giao giữa răng nanh và răng hàm lớn. Mỗi hàm có 4 răng tiền hàm và người trưởng thành có 8 răng.

Đặc điểm của răng tiền hàm là có kích thước lớn hơn răng nanh nhưng lại nhỏ hơn răng hàm. Thân răng khá lớn và mặt nhai với kích thước vừa phải hỗ trợ trong quá trình nghiền nhỏ thức ăn. Răng tiền hàm thường có 1 – 2 chân răng tùy thuộc vào vị trí và di truyền. Thực tế, răng hàm nhỏ có vai trò không quá quan trọng. Do đó, bác sĩ sẽ thường lựa chọn nhổ răng số 4 hoặc số 5 với trường hợp cung hàm hẹp để có không gian cho răng khác mọc thẳng và đều.

4.2. Răng hàm lớn

Răng hàm lớn gồm các răng số 6, 7 và 8. Người trưởng thành có 12 răng hàm lớn và mỗi hàm có 6 răng. Tuy nhiên, có một số người không mọc răng số 8 hoặc mọc nhưng không đầy đủ 4 răng. Răng số 8 mọc ở giai đoạn đã trưởng thành từ 17 – 25 tuổi nên có nguy cơ mọc lệch, mọc ngầm cao.

Răng số 8 có hình dáng giống như răng số 6, số 7 với nhiệm vụ chính là nghiền nhỏ thức ăn. Tuy nhiên, do nằm ở khuất bên trong nên chức năng của răng số 8 không rõ ràng. Vì thế, trường hợp không mọc răng số 8 vẫn có vai trò ăn nhai bình thường.

Răng số 6 và 7 có kích thước lớn, chân răng dao động 3 – 4 chân, mặt nhai rộng và nhiều rãnh kẽ để thuận tiện khi nghiền nát thức ăn.

Việc phân chia răng hàm thành nhiều nhóm giúp mỗi người ý thức được nhiệm vụ của từng nhóm. Trong đó, răng hàm lớn có vai trò quan trọng hơn và răng hàm nhỏ chỉ hỗ trợ trong việc nghiền nát thức ăn, phát âm và giữ khuôn mặt được cân đối.

5. Răng hàm có thay không

Ở trẻ em, bộ răng sữa (3) có 2 răng hàm là răng số 4 và 5. Giống như các răng sữa khác, 2 răng này sẽ bị thay thế bởi răng vĩnh viễn ở giai đoạn từ 10 – 12 tuổi. Sau khi các răng này thay thế, răng số 6 và 7 lần lượt mọc. Đến năm 17 – 25 tuổi, răng số 8 sẽ mọc ở vị trí cuối cùng hàm.

Do đó, răng hàm sữa vẫn sẽ bị thay thế. Tuy nhiên, răng số 6, 7 và 8 chỉ mọc duy nhất 1 lần. Nếu răng gặp phải vấn đề, bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp điều trị bảo tồn răng. Trường hợp răng gãy hoặc phải nhổ bỏ cần phải phục hình để đảm bảo khả năng ăn nhai.

6. Vấn đề về răng hàm thường gặp

So với răng cửa và răng nanh, răng hàm có nguy cơ cao hơn gặp phải các vấn đề nha khoa. Thứ nhất là do răng hàm ở sâu bên trong cung hàm nên việc làm sạch khá khó khăn. Thứ 2 là vì răng hàm có mặt nhai lớn và có nhiều rãnh kẽ nên thức ăn dễ bám vào.

Vì những lý do trên, răng hàm dễ gặp các vấn đề sau:

6.1. Mòn men răng

Mòn men răng là vấn đề phổ biến ở răng hàm. Nguyên nhân là do răng hàm phải thực hiện ăn nhai mỗi ngày. Thói quen chỉ nhai ở một bên hàm, ăn thức ăn quá cứng và thực phẩm nhiều axit sẽ khiến men răng bị bào mòn.

Men răng có chức năng bảo vệ tủy răng và ngà răng, đồng thời giảm độ nhạy cảm khi ăn thức ăn nóng, lạnh, chua và ngọt. Tình trạng mòn men sẽ khiến ngà răng quá cảm và dễ ê buốt khi ăn nhai. Thậm chí, trường hợp mòn men răng có thể bị buốt do hít không khí lạnh.

Mòn men răng hàm

Mòn men răng hàm

6.2. Sâu răng

Tất cả răng trên cung hàm đều có thể bị sâu nhưng nguy cơ cao hơn ở răng hàm, đặc biệt là răng số 6, 7 và 8. Bởi răng có nhiều rãnh kẽ và nằm khuất bên trong nên thức ăn dễ bám vào và phát triển thành cao răng. Cao răng là môi trường để vi khuẩn Streptococcus mutans sản sinh axit làm hòa tan mô cứng của răng.

Sâu răng (4) là bệnh lý về răng miệng phổ biến. Ban đầu, chỉ có các đốm màu nâu nhỏ trên bề mặt răng.Theo thời gian, men răng bị phá hủy khiến ngà răng nhạy cảm. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ phá hủy ngà răng, xâm nhập vào trong và gây viêm tủy răng.

6.3. Răng hàm mọc lệch

Răng hàm mọc lệch và xảy ra chủ yếu ở vị trí răng khôn. Răng khôn mọc ở giai đoạn trưởng thành nên thường không đủ chỗ để mọc thẳng như bình thường. Hơn nữa, khi đó xương hàm đã cứng chắc hơn nên răng có thể mọc ngầm, mọc ngang thay vì mọc thẳng như nhiều răng khác.

Khi răng khôn mọc lệch cần nhổ bỏ răng. Bởi răng số 8 không giữ vai trò quan trọng và việc nhổ bỏ răng cũng không làm tiêu xương hàm hay giảm chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, nếu răng số 4 – 7 bị mọc lệch, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng để nắn chỉnh răng về đúng vị trí.

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch

6.4. Viêm nha chu

Nha chu là bệnh lý phổ biến với răng hàm. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề như: hôi miệng, giảm sức nhai, răng lung lay và thậm chí mất răng. Hơn nữa, bệnh nha chu nếu không được điều kịp thời có thể dẫn đến tiêu xương. Nguyên nhân gây bệnh lý này thường do vệ sinh răng miệng kém, từ đó hình thành mảng bám và ổ vi khuẩn.

6.5. Răng bị tụt lợi

Đây là tình trạng nướu bị tụt về phía chân răng, làm răng dài hơn và lâu dần chân răng lộ ra. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn tích tụ ở mảng bám trên răng làm phá hủy mô nướu. Hoặc đánh răng không đúng cách làm lợi bị tổn thương và do di truyền.

7. Chăm sóc răng hàm đúng cách

Hiện nay, có nhiều người trẻ mất răng hàm và phải trồng răng mới, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó bạn cần ghi nhớ các lưu ý sau để chăm sóc răng miệng hiệu quả:

– Thay bàn chải định kỳ: khi bàn chải đánh răng đã cùn và sợi lông bị gãy, bạn sẽ không thể chải răng sạch. Do đó, trung bình 3 – 4 tháng nên thay bàn chải mới 1 lần

– Chọn đúng loại bàn chải: nha sĩ thường khuyên nên lựa chọn bàn chải có lông mềm mượt và độ đàn hồi tốt để loại bỏ các mảng bám, mảnh vụn thức ăn dễ dàng trên răng. Đồng thời điều này cũng hạn chế tổn thương tới nướu răng

– Không đánh răng ngay sau ăn: bạn cần đánh răng sau ăn ít nhất 30 phút, đặc biệt là khi vừa ăn đồ ăn như chứa nhiều axit hoặc soda. Nếu đánh răng sớm quá có thể làm gây mòn men răng

– Thời gian chải răng: nên chải răng trung bình 2 phút và tối thiểu 2 lần/ngày. Không chải quá nhanh chưa làm sạch hết các mảng bám trên răng

– Kỹ thuật chải răng: đặt bàn chải nghiêng góc 45 độ với hàm, sau đó chải theo chiều xoay tròn hoặc chiều dọc của răng và theo nhóm lần lượt 2 – 3 chiếc răng. Mặt bên trong của răng cũng làm tương tự. Lưu ý dùng với lực vừa phải để không làm tổn thương lợi và mòn men răng. Ngoài ra, nên dùng thêm dụng cụ chải lưỡi để loại bỏ bám thức ăn ở bề mặt lưỡi

– Dùng nước súc miệng: sau khi đánh răng, nên súc miệng lại bằng nước sạch 3 – 4 lần để đảm bảo loại bỏ hết mảnh thức ăn và kem đánh răng. Ngoài ra nên dùng thêm nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để đánh bay hết mảng bám và bảo vệ răng trước vi khuẩn có hại

– Chế độ ăn uống: hạn chế ăn đồ ăn cứng, nóng, lạnh hoặc loại đồ ngọt dễ làm tổn thương men răng và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đảm bảo đủ lượng canxi để răng luôn chắc khỏe

Dùng nước súc miệng hàng ngày

Dùng nước súc miệng hàng ngày

Trên đây bài viết đã giải đáp thắc mắc về răng hàm ở người có gì đặc biệt, vị trí cũng như tầm quan trọng với sức khỏe con người. Hy vọng bạn sẽ trang bị thêm cho mình thông tin hữu ích để giữ bộ răng luôn trắng sáng và khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi Nha khoa Paris để cập nhật kiến thức nha khoa thường xuyên nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bọc răng hàm
TOP 5 Cách trị sưng lợi răng hàm đơn giản & Hiệu quả nhất

TOP 5 Cách trị sưng lợi răng hàm đơn giản & Hiệu quả nhất

Sưng lợi răng hàm thường rất hay gặp gần khu vực răng khôn số 8 hàm dưới. Cao răng được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng hàm số 6 sâu bị vỡ có nên nhổ không?Bác sĩ nha khoa giải đáp

Răng hàm số 6 sâu bị vỡ có nên nhổ không?Bác sĩ nha khoa giải đáp

Chào bác sĩ! Tôi đang bị sâu chiếc răng hàm số 6, do bận công việc nên tôi chưa thể đi điều trị ngay được. Mấy hôm gần đây, tôi thấy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Bọc răng hàm bị sâu giá bao nhiêu tiền? Có nên bọc không?

Bọc răng hàm bị sâu giá bao nhiêu tiền? Có nên bọc không?

Răng hàm là vị trí răng ăn nhai chính trong cung hàm nên cũng là vị trí răng gặp nhiều tác động tiêu cực nhất trên toàn hàm, rất dễ dẫn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Răng hàm có mọc lại không khi sâu, gãy, vỡ | Nha khoa Paris

Răng hàm có mọc lại không khi sâu, gãy, vỡ | Nha khoa Paris

Răng hàm có mọc lại không khi bị gãy, vỡ hay bị lung lay là vấn đề được khá nhiều người đề cập đến trong thời gian gần đây. Bài viết

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền