Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sưng lợi răng: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Bị sưng lợi răng là tình trạng phần mô nướu ở quanh chân răng bị tổn thương, đau nhức và sưng tấy. Nướu răng bị sưng là bệnh lý rất phổ biến ở mọi độ tuổi và gây nhiều bất tiện khi ăn uống, giao tiếp. Cách tốt nhất để điều trị sưng nướu là phát hiện sớm và trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách trị sưng lợi sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

1. Nguyên nhân gây sưng lợi răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sưng nướu răng (1), thường gặp nhất là các nguyên nhân sau:

1.1. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng sai cách, khiến các mảng bám, vụn thức ăn còn dư thừa bám trên bề mặt răng và hình thành vôi răng. Vi khuẩn từ đó sẽ tấn công vào men răng, sản sinh ra các chất xúc tác gây phá hủy sự liên kết giữa lợi và răng, khiến lợi viêm nhiễm và sưng tấy.

1.2. Viêm lợi

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết được sưng lợi đó là viêm lợi (2). Khi mảng bám tích tụ ở đường viền nướu sẽ làm sưng nướu. Bên cạnh đó, viêm lợi còn có các biểu hiện như:

– Hơi thở có mùi hôi

– Răng bị nhạy cảm, ê buốt

– Nướu răng bị đau, đỏ

– Răng lung lay

– Xuất hiện cơn đau nhức răng

Bệnh lý viêm lợi

Bệnh lý viêm lợi

1.3. Viêm nha chu

Khi mảng bám, vụn thức ăn không được làm sạch sẽ gây nhiễm trùng nướu và các mô mềm quanh răng. Đây là nguyên nhân chính gây viêm nha chu, kèm theo đó là sưng nướu. Bên cạnh đó, nướu cũng có thể bị tụt, lộ chân răng ra ngoài, nghiêm trọng hơn là rụng răng nếu không điều trị kịp thời. Bạn có thể nhận biết viêm nha chu qua những dấu hiệu sau:

– Tụt lợi

– Sưng nướu răng

– Răng lung lay

– Các ổ mủ hình thành ở nướu và răng

– Hôi miệng

1.4. Thay đổi nội tiết tố

Cơ thể của phụ nữ khi mang thai sẽ sản sinh nhiều hormone. Điều này làm thay đổi lượng máu trong cơ thể đến nướu răng làm sưng lợi. Khi đó, nướu răng dễ bị kích ứng, sưng tấy và nhạy cảm hơn. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng cản trở đến khả năng chống lại vi khuẩn của hệ thống miễn dịch. Do đó các mẹ thường cảm thấy đau nhức, buốt răng và sưng lợi.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

1.5. Nhiễm trùng

Lợi sưng cũng có thể là do bị nhiễm trùng khoang miệng. Hơn nữa, các căn bệnh như mụn rộp sinh dục, nấm miệng có thể dẫn đến sưng nướu răng cấp tính. Ngoài ra, các bệnh lý răng miệng khác như viêm nha chu, sâu răng nếu không điều trị kịp thời có thể gây sưng lợi răng, áp xe răng.

1.6. Thiếu dinh dưỡng

Lợi có nguy cơ bị sưng, nếu cơ thể thiếu hụt các loại vitamin B, C. Hai thành phần này có nhiệm vụ duy trì và cải thiện tình trạng răng, nướu tổn thương. Vì vậy, nếu lượng vitamin C trong cơ thể thấp hơn bình thường, bạn có thể bị thiếu máu và lợi có thể bị sưng. Hơn nữa, bệnh lý răng miệng này thường gặp ở người lớn tuổi suy dinh dưỡng.

1.7. Áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng quanh răng, gây khó chịu, đau nhức, được chia làm hai loại: áp xe nha chu và áp xe quanh răng. Cả hai bệnh lý đều gây sưng lợi răng, hình thành mủ ở răng, mô nướu. Hơn nữa, bạn có thể nhận biết áp xe răng qua các triệu chứng:

– Đau răng, tai, nướu, hàm và cổ

– Răng lung lay

– Mặt sưng

– Răng, nướu ê buốt, đau nhức khi ăn thực phẩm nóng lạnh

– Miệng có vị khó chịu, mùi hôi

1.8. Mọc răng khôn

Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm. Quá trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục và không mọc lên cao ngang bằng với các răng khác. Qua đó làm chèn ép nướu sưng đỏ, đau âm ỉ. Ngoài ra, phần lợi trùm phủ vào bề mặt răng khôn dễ vắt thức ăn gây viêm lợi và làm răng suy yếu.

Mọc răng khôn làm sưng lợi

Mọc răng khôn làm sưng lợi

1.9. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, bạn có thể bị sưng nướu nếu:

– Tác dụng phụ của thuốc

– Răng nhạy cảm do sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng,…

– Đeo răng giả, bọc răng sứ kém chất lượng hoặc khí cụ chỉnh nha không phù hợp

2. Sưng nướu có nguy hiểm không

Sưng lợi là bệnh lý không quá nguy hiểm. Trong một số trường hợp, sưng nướu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách. Cụ thể, sưng nướu kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng:

– Viêm tủy xương hàm: đây là bệnh lý nguy hiểm có thể làm gãy xương hàm, biến dạng,…

– U nang răng: hình thành khối mủ ở dưới chân răng, gây chảy máu răng, nhiễm trùng

– Viêm xoang hàm: dấu hiệu nhận biết tình trạng này là các cơn đau nhức răng, sưng má kéo dài, nóng sốt

Do đó, khi bị sưng lợi răng bạn cần đến gặp nha khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách, ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

3. Biện pháp giảm sưng nướu răng tại nhà

Sưng lợi nếu muốn điều trị dứt điểm cần đến nha khoa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu bạn chưa đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay, thì có thể áp dụng một số mẹo để giảm sưng nướu tạm thời.

3.1. Dùng nước súc miệng khử trùng

Sử dụng nước súc miệng có thể loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng. Điều này giúp ngăn ngừa sưng lợi tiến triển nặng hơn,… Hơn nữa, nước súc miệng còn có tác dụng làm sạch các vụn thức ăn kẹt ở những nơi mà bàn chải không thể chạm tới được. Hơn nữa, cơn đau, sưng tấy ở nướu cũng được làm dịu.

Cách thực hiện:

– Đánh răng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn

– Dùng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn thừa kẹt trong kẽ răng ra ngoài

– Pha nước súc miệng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm. Sau đó, ngậm trong 30 – 45 giây

– Khò họng và nhổ ra ngoài

Dùng nước súc miệng khử trùng

Dùng nước súc miệng khử trùng

3.2. Súc miệng với nước muối

Giống như nước súc miệng, nước muối cũng là dung dịch có độ sát khuẩn cao. Vì thế được dùng để trị sưng lợi hiệu quả. Nước muối sẽ giúp làm sạch vi khuẩn gây sưng nướu, giảm đau răng nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Hòa tan 1 thìa muối cùng 1 ít nước ấm

– Ngậm dung dịch trong miệng 2 phút. Để nước muối tràn qua nướu và kẽ răng, làm sạch mảng bám và vi khuẩn gây sưng nướu

– Dùng nước sạch để loại bỏ dung dịch sát khuẩn, mảng bám sót lại

3.3. Sử dụng mẹo dân gian

Trong dân gian có nhiều thảo dược với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, loại bỏ mùi hôi do sưng lợi hiệu quả. Người bị viêm nướu có thể áp dụng các bài thuốc sau:

– Sử dụng dầu dừa: tinh chất có trong dầu dừa mang lại hiệu quả cao khi loại bỏ mảng bám, kháng khuẩn. Bằng việc súc miệng với 5 – 10ml dầu dừa pha loãng với nước mỗi ngày, sau đó đánh răng tình trạng viêm lợi được cải thiện đáng kể

– Nước ép lô hội: bạn có thể ngậm nước nha đam trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra và súc miệng với nước lọc. Lặp lại 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp tình trạng đau sưng, chảy máu được kiểm soát

– Nước lá ổi: dùng 5 – 10 lá ổi non đem giã nát, nấu cùng 225ml nước sạch. Để hỗn hợp nguội bớt rồi thêm vài hạt muối, dùng để súc miệng trong ngày. Mỗi lần súc trong 30 giây, lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày để tiêu viêm vùng nướu, loại bỏ vi khuẩn

– Bột nghệ: bột nghệ có tính khử trùng và chống viêm cao. Khi sử dụng dưới dạng kem đánh răng, nghệ giúp làm giảm sự lây lan của vi khuẩn có hại. Trộn bột nghệ với nước để tạo thành hỗn hợp sệt, sau đó đánh răng mỗi ngày là giải pháp hiệu quả để trị sưng lợi răng

– Mật ong: dùng tăm bông thấm ít mật ong và bôi trực tiếp vào vùng lợi bị sưng. Cách này không chỉ giúp trị sưng lợi mà còn liền vết thương nhanh hơn. Bởi mật ong cũng có khả năng kháng khuẩn và chống viêm cao

Dùng bột nghệ trị sưng lợi răng

Dùng bột nghệ trị sưng lợi răng

4. Thuốc trị sưng nướu răng an toàn, hiệu quả

Viêm nướu răng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm suy giảm chức năng nướu, tổn thương tới mô xương và mất răng. Do đó, sử dụng các loại thuốc trị nhiễm trùng nướu an toàn là một yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

4.1. Thuốc giảm đau

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau, giúp bạn thấy dễ chịu hơn khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Các loại thuốc giảm đau phổ biến:

– Acetaminophen: được bào chế dưới nhiều dạng (thuốc viên, viên sủi) với hàm lượng khác nhau giúp cải thiện cơn đau từ nhẹ tới nặng. Thuốc Paracetamol có thể dung nạp tốt ở hầu hết đối tượng

– Ibuprofen: hoạt chất thường sử dụng để giảm đau nướu an toàn và ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên cần lưu ý khi dùng thuốc giảm đau cho người suy thận, có tiền sử loét dạ dày, phế quản và tá tràng

4.2. Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm Corticosteroid thường sử dụng theo chỉ định trong thời gian ngắn để giảm đau nướu và ngăn tổn thương tuỷ răng hiệu quả.

Tuy nhiên, không dùng thuốc Corticosteroid cho trẻ em nhỏ bị viêm nướu chân răng khi chưa được sự chỉ dẫn của bác sĩ.

4.3. Thuốc súc miệng sát khuẩn

Nước súc miệng sát khuẩn chứa Chlorhexidine giúp giảm vi khuẩn trong miệng và cải thiện viêm chân răng. Khi sử dụng kết hợp súc miệng sát khuẩn và nha khoa, đánh răng đúng cách sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh lý răng miệng. Bạn nên dùng 15ml nước súc miệng Chlorhexidine trong khoảng 30 giây, 2 lần mỗi ngày.

4.4. Thuốc gây tê tại chỗ

Thuốc gây tê tại chỗ như Prilocaine và Lidocain được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị viêm nướu. Lưu ý, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định để tránh tác dụng phụ như kích ứng nướu răng, buồn nôn.

4.5. Thuốc kháng sinh

Đối với người bị viêm nướu mãn tính, tiến triển thành viêm nha chu, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị. Một số loại thuốc kháng sinh răng thường được sử dụng gồm:

– Penicillin: kháng sinh phổ biến sử dụng để trị viêm nướu răng. Liều lượng thông thường là 500mg trong 8 giờ hoặc 1000mg trong 12 giờ

– Erythromycin: thuốc có tác dụng giống như Penicillin và thường sử dụng cho người bệnh dị ứng với Penicillin

– Clindamycin: giúp chống lại vi khuẩn trong miệng. Liều dùng thông thường là 300mg hoặc 600mg, 8 giờ/ lần

– Azithromycin: được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng lợi, chỉ định khi người bệnh dị ứng với penicillin

– Tetracycline: sử dụng để giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn gây viêm nướu cấp. Thuốc còn ngăn viêm sưng nướu, viêm nướu răng có mủ, chảy máu nướu

Thuốc kháng sinh Azithromycin

Thuốc kháng sinh Azithromycin

4.6. Thuốc bôi viêm nướu

Bác sĩ thường chỉ định đồng thời cả thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ để có hiệu quả tốt hơn. Thuốc bôi viêm nướu được sử dụng bôi trực tiếp vào vùng nướu răng bị sưng viêm. Sản phẩm thường được điều chế ở dạng gel, dạng dung dịch hoặc dạng sợi để đưa vào mô nướu xung quanh chân răng.

5. Điều trị dứt điểm sưng nướu tại nha khoa

Tùy vào mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật nha khoa khác nhau. Điều trị sớm bệnh lý sưng nướu răng sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được các rủi ro nguy hiểm khác.

Các biện pháp điều trị sưng nướu hiện nay bao gồm:

5.1. Cạo vôi răng

Nếu nướu răng bị kích ứng do vi khuẩn và mảng bám lâu ngày trên răng thì cần làm sạch vôi răng. Lấy cao răng bằng dụng cụ, máy chuyên dụng sẽ làm sạch, làm mịn bề mặt răng mà không gây hại cho răng. Nhờ đó ngăn ngừa mảng bám tích tụ vào răng khi ăn uống.

5.2. Chích rạch áp xe

Khi bị áp xe răng, nướu sẽ sưng lên và hình thành ổ mủ. Bác sĩ sẽ rạch ổ mủ ở nướu để dẫn mủ ra ngoài. Sau đó làm sạch vết thương để tránh bị nhiễm khuẩn. Qua đó, nướu răng sẽ không còn sưng, đỏ.

5.3. Lấy tủy răng

Nếu răng bị nhiễm trùng nặng và chết tủy răng thì cần làm sạch tủy, loại bỏ vi khuẩn viêm nhiễm ở chân răng. Sau khi điều trị tủy răng triệt để bác sĩ sẽ chỉ định hàn răng hoặc bọc sứ để bảo vệ và phục hồi răng về mặt thẩm mỹ và chức năng.

Lấy tủy răng

Lấy tủy răng

5.4. Nhổ răng khôn

Sưng nướu răng khôn sẽ phải can thiệp nhổ răng. Đặc biệt là các trường hợp được xác định là răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, hoặc đã xuất hiện biến chứng.

6. Cách phòng ngừa bị sưng lợi răng

Bạn nên chủ động ngăn ngừa sưng nướu để tránh gặp biến chứng răng miệng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là các cách giúp bạn giảm nguy cơ bị sưng lợi răng.

– Đánh răng 2 lần/ngày

– Chọn kem đánh răng không chứa thành phần gây kích ứng cho nướu răng

– Dùng bàn chải lông mềm, không đánh răng mạnh, tránh làm tổn thương tới răng và lợi

– Dùng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch thức ăn thay vì tăm tre

– Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế ăn đồ ngọt, có nhiều đường hoặc axit

– Bổ sung các khoáng chất như vitamin C, K để tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sự đàn hồi và khỏe mạnh của nướu

– Không uống rượu bia, hút thuốc lá

– Đi khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để lấy cao răng và kiểm tra răng miệng, đề phòng mọi bệnh lý tiềm ẩn

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh sưng lợi răng bao gồm nguyên nhân và giải pháp điều trị. Hy vọng bạn sẽ biết mình cần phải làm gì khi gặp vấn đề về sưng nướu răng cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt để phòng ngừa bệnh. Nếu cần thêm thông tin gì về bệnh sưng nướu răng, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nha khoa Paris để được tư vấn nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Sưng lợi răng
Tình trạng sưng lợi răng khôn: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Tình trạng sưng lợi răng khôn: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm gây ra tình trạng sưng lợi tấy đỏ và đau nhức. Biểu hiện sưng lợi răng khôn gây

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Tình trạng sưng lợi răng cửa gây đau nhức khó chịu, khiến việc ăn uống và công việc hàng ngày khó khăn hơn. Khi bạn gặp những biểu hiện

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền