Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tình trạng sưng lợi răng khôn: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm gây ra tình trạng sưng lợi tấy đỏ và đau nhức. Biểu hiện sưng lợi răng khôn gây nhiều đau đớn và bất tiện khi ăn uống, sinh hoạt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng và biện pháp điều trị sưng nướu răng khôn hiệu quả, an toàn.

1. Tìm hiểu về sưng lợi răng khôn

Răng khôn hay răng số 8 là chiếc răng mọc trong cùng của hàm và mọc muộn nhất trong độ tuổi từ 18 – 25. Khi đó hàm răng đã hoàn thiện nên thường không đủ chỗ cho chiếc răng mới mọc lên khiến phần lợi quanh răng sẽ bị sưng tấy và đỏ, có cảm giác đau đớn. Răng khôn khi không có đủ không gian để mọc, có thể mọc không đúng vị trí, chèn ép các răng khác gây va chạm, tổn thương khiến nướu suy yếu.

Tình trạng này còn gọi là sưng nướu răng khôn (1), đây là biến chứng thường gặp ở nhiều người. Nếu quan sát, bạn có thể thấy nướu bị sưng, đau khi ấn vào hoặc chảy máu và chậm chí có mủ.

Thường thì cơn đau do răng khôn chỉ xuất hiện vài ngày đầu tiên, thỉnh thoảng mới tái phát trở lại và có thể kéo dài trong 2 – 3 năm liền. Nhưng nếu cơn đau xuất hiện liên tục, sưng tấy nặng thì cần đến nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu về sưng lợi răng khôn

Tìm hiểu về sưng lợi răng khôn

2. Triệu chứng khi bị sưng nướu ở răng khôn

Nướu là mô mềm quanh chân răng có nhiệm vụ bao bọc chân răng và xương hàm. Qua đó nâng đỡ, giúp răng chắc chắn trên cung hàm. Mô nướu khỏe mạnh sẽ săn chắc và màu hồng nhạt, bám sát với chân răng.

Khi có tình trạng sưng nướu răng khôn (2) thì nướu đã yếu đi và nhạy cảm. Các dấu hiệu thường gặp là:

– Nướu ở góc trong cùng sưng to và màu đỏ sẫm

– Cảm giác đau nhức xuất hiện thường xuyên, nhất là khi nhai nuốt thức ăn

– Vị trí răng khôn mọc có ổ mủ và dịch mủ dễ tiết ra khi có lực tác động

– Dễ chảy máu khi có va đập và khi chải răng

– Miệng có mùi hôi do vi khuẩn trong ổ viêm gây ra

– Khó mở miệng và đau nhức khi cử động hàm

Với những triệu chứng trên, bạn cần điều trị sớm nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng liên quan đến nhiễm trùng.

3. Nguyên nhân gây sưng nướu ở răng khôn

Tình trạng sưng lợi răng khôn có thể do một số nguyên nhân như: viêm nướu, mọc răng khôn, sâu răng khôn, mang thai, thiếu dinh dưỡng,…

3.1. Bệnh lý viêm nướu

Viêm nướu là nguyên nhân phổ biến gây sưng lợi ở răng khôn. Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí là rụng răng.

Viêm nướu khởi phát từ thói quen lười vệ sinh răng miệng khiến mảng bám và khối vi khuẩn tích tụ trong khe hở giữa răng và nướu. Nếu không vệ sinh sạch, các mảng bám dần cứng, khó xử lý và trở thành cao răng.

3.2. Mọc răng khôn

Khi mọc răng không thì phần nướu quanh răng sẽ có biểu hiện sưng tấy và đỏ lên. Đi kèm với đó là tình trạng đau đớn khó chịu. Do không đủ không gian nên răng khôn thường mọc theo nhiều hướng khác nhau. Qua đó gây chèn ép răng khác, khiến nướu răng tổn thương và gây đau đớn.

Trong nhiều trường hợp mọc răng khôn còn gây biến chứng viêm lợi trùm. Khi mắc viêm lợi trùm, các vụn đồ ăn dễ dàng bám vào và tích tụ trong kẽ lợi và răng, khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Lâu dần gây viêm nhiễm khiến lợi sưng phồng, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới các răng bên cạnh.

3.3. Sâu răng khôn

Răng khôn bị sâu xuất phát từ việc răng mọc trong cùng gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Vệ sinh khó khăn cộng thêm việc thức ăn tích tụ và hình thành mảng bám. Mảng bám không được loại bỏ sẽ dẫn tới vôi hóa thành cao răng. Hơn nữa vi khuẩn trong cao răng có thể tấn công và gây ra sâu răng khôn.

Răng khôn bị sâu có các đốm nâu nhỏ, lúc đầu có thể không đau nhức. Tuy nhiên lâu dần, cấu trúc răng sẽ bị phá vỡ và lỗ sâu to hơn. Khi đó cơn đau sẽ kích hoạt, bạn thường khó khăn khi nhai. Ngoài ra, phần nướu răng có thể bị sưng lên, viêm nhiễm và tạo mùi hôi miệng.

sưng lợi răng khôn

Sâu răng khôn

3.4. Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết là rất quan trọng với cơ thể. Nếu thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, Vitamin B và C sẽ làm giảm khả năng hồi phục sức khỏe răng miệng.

Sắt, vitamin B và C là những chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng với sự phát triển của răng miệng. Nếu thiếu hụt, bạn có thể mắc bệnh Scorbut, gây chảy máu chân răng và sưng nướu răng khôn. Ngoài ra, còn có những triệu chứng như đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, có đốm đỏ trên da,…

3.5. Sưng nướu răng khôn do mang thai

Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột khiến sưng lợi ở răng khôn (3). Sự thay đổi này sẽ làm tăng lượng máu dẫn đến nướu, khiến nướu sưng to và dễ tổn thương.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến cho nướu răng khôn bị sưng là:

– Răng giả làm nướu kích ứng

– Bị sưng nướu do tác dụng phụ của các loại thuốc

– Mắc bệnh lý toàn thân như tiểu đường, tim mạch, huyết áp,…

– Viêm nha chu

4. Biện pháp điều trị sưng nướu ở răng khôn

Sưng nướu răng khôn có thể tự khỏi nếu bệnh ở thể nhẹ, vi khuẩn chưa tấn công sâu và gây biến chứng. Tuy nhiên, tỷ lệ tự khỏi rất ít.

Do đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị bệnh ngay khi có dấu hiệu sưng. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn cách điều trị bệnh riêng. Dưới đây là các cách có hiệu quả cao nhất.

4.1. Mẹo điều trị tại nhà

Với tình trạng viêm nhẹ, cách điều trị tốt nhất là áp dụng mẹo dân gian tại nhà. Bạn có thể thực hiện như sau:

4.1.1. Dùng túi trà đã ngâm

Trong túi trà có chứa hàm lượng lớn axit tannic có công dụng giảm viêm hiệu quả. Vì thế khi dùng, người bệnh thấy dễ chịu hơn và ngăn chặn triệu chứng viêm nặng hơn.

Cách thực hiện:

Sau khi pha trà, đặt túi lọc trà vào phần nướu bị viêm trong khoảng 5 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, tình trạng sưng đau và chứng sưng nướu sẽ giảm rõ rệt.

Dùng túi trà đã ngâm

Dùng túi trà đã ngâm

4.1.2. Sử dụng đinh hương

Đinh hương vị ngọt, cay, có tác dụng kháng khuẩn, gây tê và khử mùi hôi miệng rất tốt. Khi dùng để điều trị bệnh viêm lợi có tác dụng giảm đau, tiêu sưng và ngăn ngừa chảy máu chân răng.

Cách thực hiện:

Vệ sinh răng miệng, sau đó chấm tinh dầu đinh hương trực tiếp vào vị trí răng khôn bị sưng. Kiên trì thực hiện 2 lần mỗi ngày các triệu chứng của bệnh sẽ giảm hẳn.

4.1.3. Sử dụng tỏi

Tỏi có thành phần kháng sinh, diệt khuẩn mạnh nên cũng được sử dụng để điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm trong răng miệng. Sử dụng tỏi hàng ngày còn giúp đánh bay vi khuẩn và làm sạch khoang miệng. Do đó, khi bị sưng nướu răng khôn, bạn có thể áp dụng cách sau:

– Tỏi bóc sạch vỏ, nghiền nát với chút muối

– Dùng hỗn hợp để thoa lên vị trí răng khôn và để trong 2 – 5 phút

– Sau đó súc miệng lại với nước hoặc đánh răng để vệ sinh sạch khoang miệng

Các mẹo dân gian có mang lại hiệu quả khá cao và an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, trường hợp sưng nướu nặng thì không thể điều trị khỏi được. Lúc đó bạn nên lựa chọn các biện pháp điều trị tận gốc để ngăn chặn lây lan sang khu vực răng khác.

4.1.4. Sử dụng lá húng quế

Lá húng quế là thảo dược tự nhiên có chứa hàm lượng tinh dầu cao. Đặc biệt trong tinh dầu húng quế có hoạt chất estragol methyl, linalool cùng các chất chống oxy hóa. Qua đó mà giúp giảm đau, kháng viêm và giảm sưng ở vùng nướu răng tổn thương.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 3 – 5 lá húng quế

– Rửa sạch nguyên liệu

– Cho vào cối giã nát rồi đắp lên vùng nướu bị sưng

– Sau 1 phút thì súc miệng với nước muối loãng

Lá húng quế giảm sưng nướu

Lá húng quế giảm sưng nướu

4.1.5. Chữa sưng nướu bằng gừng

Gừng là nguyên liệu mà bạn có thể tận dụng để cải thiện tình trạng sưng nướu răng khôn. Theo nhiều nghiên cứu, các hoạt chất trong gừng có công dụng làm giảm đau và kháng viêm tự nhiên.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị ít gừng rồi đem rửa sạch, phơi khô và tán thành bột mịn

– Bảo quản trong lọ thủy tinh

– Khi sưng nướu răng khôn chỉ cần lấy 1 ít bột gừng trộn cùng 2 – 3 hạt muối và nước để tạo thành hỗn hợp sệt

– Bôi lên vùng nướu răng sưng mỗi ngày 2 lần

4.1.6. Dùng cam thảo

Hàm lượng acid glucuronic dồi dào trong cam thảo sẽ giúp ức chế nhiều vi khuẩn trong khoang miệng. Hơn nữa, cam thảo còn có khả năng loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị vài lát cam thảo tươi

– Ngậm dược liệu vào miệng sau đó nhai từ từ để ra nước

– Nuốt phần nước còn phần bã thì nhổ đi

4.2. Dùng thuốc Đông y

Khi bị sưng nướu răng khôn, bạn có thể sử dụng thuốc Đông y để điều trị. Các bài thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh nên thực hiện gồm:

Bài thuốc 1:

– Chuẩn bị: Tri mẫu, Bồ hoàng sao, Tế sinh địa, Hoàng liên, Thanh đại, Địa cốt bì, Nhân trung bạch, Đan bì, Hoàng bá sao và Hòe sao đen theo chỉ dẫn của thầy thuốc

– Cách dùng: sắc các vị thuốc đã chuẩn bị cùng với 1 lít nước trong 10 phút. Sau đó chia thành 4 lần và uống hết trong ngày

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: Mạch môn, Dạ giao đằng, Mao căn, Hạ khô thảo, Sinh địa, Long đởm thảo, Đởm nam tinh, Địa cốt bì, Thanh đại, Ô mai, Hải cáp phấn và Cam thảo

Cách dùng: sắc nước để uống hàng ngày vào trước bữa ăn. Kiên trì thực hiện từ 7 – 10 ngày, triệu chứng sưng sẽ giảm hoàn toàn

Thuốc Đông y có tác dụng chậm, do đó để có hiệu quả tốt nhất, bạn cần kiên trì uống mỗi ngày. Trong trường hợp uống thuốc mà triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn nên ngưng sử dụng và tới nha khoa điều trị.

4.3. Dùng thuốc Tây y

Với trường hợp cơn đau nhức kéo dài không thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Tây để điều trị.

Các loại thuốc thường dùng:

– Thuốc kháng sinh và giảm đau: viêm nướu răng khôn nhẹ, chỉ có triệu chứng sưng đau thì có thể dùng thuốc kháng sinh như Spiramycin. Nếu kèm triệu chứng sốt thì uống Paracetamol. Các loại thuốc này sẽ giảm nhanh triệu chứng đau nhức, khó chịu

– Thuốc chống phù nề: trường hợp lợi sưng to, có biểu hiện phù nề hoặc nổi hạch bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc chống phù nề Alphachymotrypsin

– Thuốc điều trị toàn thân: bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị toàn thân như: Docyxyline, Tetracyline, Penicilline, Amoxicillin,… Nhóm thuốc này thường dùng ở dạng uống hoặc dạng tiêm tùy từng trường hợp

Các loại thuốc trên giúp giảm các triệu chứng khó chịu ngay sau khi dùng 1 – 2 liều thuốc. Tuy nhiên, thuốc Tây thường có tác dụng phụ cho sức khỏe. Do đó, bạn không nên tự ý mua thuốc mà cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc chống phù nề Alphachymotrypsin

Thuốc chống phù nề Alphachymotrypsin

4.4. Điều trị tại nha khoa

Nếu áp dụng mẹo dân gian và thuốc Tây y, Đông y mà triệu chứng sưng lợi không khỏi thì bạn có thể áp dụng các thủ thuật nha khoa sau:

4.4.1. Cắt lợi trùm

Trường hợp viêm nướu có ổ mủ bác sĩ sẽ chỉ định cắt lợi trùm để điều trị. Đối tượng có thể cắt lợi trùm là những người trên 18 tuổi và răng khôn mọc thẳng. Còn với trẻ nhỏ không nên thực hiện để tránh ảnh hưởng tới quá trình phát triển của răng sau này.

Quy trình thực hiện:

– Bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng và gây tê phần lợi trùm răng khôn

– Dùng dụng cụ nha khoa như đốt điện, dao mổ, laser để cắt bỏ phần lợi trùm để răng khôn phát triển bình thường

– Sau khi cắt lợi, bác sĩ sẽ vệ sinh lần cuối để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm ở trong khoang miệng

– Bạn được hướng dẫn cách tiệt trùng và cách giữ gìn sức khỏe răng miệng để ngăn ngừa tái viêm

Sau khi cắt lợi trùm, răng khôn có không gian để mọc lên như bình thường và ổ viêm được loại bỏ triệt để. Vì thế, chỉ sau 3 – 4 ngày thực hiện sẽ không còn đau nhức và khó chịu nữa.

4.4.2. Nhổ răng khôn

Với răng khôn mọc lệch, ảnh hưởng tại chỗ hoặc lây lan sang răng bên cạnh, thì nhổ răng là biện pháp tối ưu nhất. Nhổ răng khôn khi bị viêm lợi được thực hiện theo quy trình như sau:

– Thăm khám và xác định vị trí răng khôn viêm lợi trùm

– Vệ sinh răng miệng rồi gây tê quanh răng khôn cần nhổ

– Thực hiện nhổ răng

– Hướng dẫn chăm sóc và ăn uống sau nhổ răng

Nhổ răng khôn không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng có thể gặp các biến chứng như: sưng mặt, bị sốt, đau họng, đau đầu, chảy máu,… Vì thế, đây chỉ là giải pháp cuối cùng nếu áp dụng cách giảm sưng lợi khác không có hiệu quả.

Nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn

5. Cách phòng ngừa sưng lợi răng khôn

Tình trạng sưng nướu ở răng khôn ngoài do vấn đề mọc răng thì còn có thể bị ảnh hưởng từ việc chăm sóc răng miệng. Do đó, để có hàm răng chắc khỏe, bạn cần lưu ý tới vấn đề chăm sóc.

Đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày vào mỗi sáng khi thức dậy và buổi tối trước lúc đi ngủ. Nên chải cả mặt trong và mặt ngoài, lật bàn chải để chải sạch lưỡi. Đừng quên phần nướu và răng khôn bên trong

– Nên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám

– Nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần theo khuyến cáo từ bác sĩ

– Có thể dùng nước muối loãng, nước cam thảo hoặc bạc hà để súc miệng hàng ngày

– Hạn chế các chất kích thích

– Nên uống nhiều nước, bổ sung thêm thực phẩm giàu lợi khuẩn và chất xơ trong khẩu phần ăn

– Ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhiều đường, chất béo và tinh bột

– Chủ động đi khám nha khoa 6 tháng/ lần để cạo vôi răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng

Trên đây là một số thông tin cơ bản về sưng lợi răng khôn cũng như nguyên nhân và biện pháp điều trị dứt điểm. Nếu bạn cũng đang gặp các vấn đề liên quan đến răng miệng và cần thăm khám bởi bác sĩ thì hãy liên hệ theo số hotline 1900 6900, các bác sĩ tại Nha khoa Paris sẽ hỗ trợ miễn phí cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi răng khôn
Sưng lợi răng: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Sưng lợi răng: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Bị sưng lợi răng là tình trạng phần mô nướu ở quanh chân răng bị tổn thương, đau nhức và sưng tấy. Nướu răng bị sưng là bệnh lý rất phổ

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Góc giải đáp: Có phải ai cũng mọc răng khôn hay không

Góc giải đáp: Có phải ai cũng mọc răng khôn hay không

Răng khôn là răng thứ 8 trên cung hàm, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khi mọc. Điều đó khiến không ít người phiền toái và ảnh hưởng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Nhổ răng khôn có cần trồng lại không

Giải đáp: Nhổ răng khôn có cần trồng lại không

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng, dễ bị mọc ngầm, mọc lệch… nên thường được các bác sĩ nha khoa chỉ định nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Mọc răng khôn có bị sưng lợi không? Cách giảm sưng đau

Mọc răng khôn có bị sưng lợi không? Cách giảm sưng đau

Mọc răng khôn khiến không ít người đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai hàng ngày. Do răng khôn thường sâu bên trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Tiểu phẫu răng khôn là gì? Quy trình và lưu ý khi thực hiện

Tiểu phẫu răng khôn là gì? Quy trình và lưu ý khi thực hiện

Răng khôn là chiếc răng mang lại nhiều nỗi ám ảnh như đau nhức, sưng viêm trong khoang miệng và cần phải thực hiện tiểu phẫu nhổ răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy