Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: viêm lợi trùm có điều trị dứt điểm được không

Viêm lợi trùm gây nhiều đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị dứt điểm, tình trạng viêm sẽ gây viêm nhiễm nặng hơn và lan sâu rộng ra xung quanh. Liệu viêm lợi trùm có điều trị dứt điểm được không? Bị viêm lợi trùm cần làm gì? Theo dõi bài viết sau của Nha khoa Paris để có lời giải đáp chi tiết!

1. Viêm lợi trùm có thể điều trị dứt điểm được không

Viêm lợi trùm (1) là biến chứng khi mọc răng khôn, phần lợi quanh răng số 8 bị sưng nề. Nhiều trường hợp viêm nặng có thể phát triển thành áp xe, khi viêm có triệu chứng sưng đau, ăn uống khó khăn. Bệnh có thể tự khỏi hoặc cần dùng thuốc kháng sinh và thủ thuật nha khoa để điều trị dứt điểm.

Nếu không điều trị viêm lợi trùm có thể dẫn đến các biến chứng như sau:

– Viêm tủy răng, chân răng: tình trạng viêm lâu ngày gây nhiễm trùng tủy răng. Điều này làm răng bị suy yếu, lung lay

– Nhiễm trùng: tình trạng viêm nhiễm lâu ngày sẽ làm nhiễm trùng nặng hơn, có thể nhiễm trùng máu, nguy hiểm tính mạng

Tình trạng viêm lợi trùm

Tình trạng viêm lợi trùm

2. Trị viêm lợi trùm dứt điểm tại nha khoa

Có 2 phương pháp phổ biến điều trị viêm lợi trùm tại nha khoa là cắt lợi trùm răng khôn và nhổ răng khôn.

2.1. Cắt lợi trùm răng khôn

Biện pháp đầu tiên để xử lý viêm lợi trùm răng khôn đó là cắt lợi trùm. Tiểu phẫu này diễn ra khá đơn giản, bác sĩ chỉ mất vài phút để thực hiện xong nên bạn hãy yên tâm. Bác sĩ sẽ sau đó vệ sinh, tiêm thuốc tê để giảm cảm giác khó chịu. Sau đó áp dụng kỹ thuật nha khoa cắt bỏ phần lợi trùm để răng mọc lên bình thường.

Khi cắt lợi trùm xong, thuốc tê tan hết nên bạn sẽ có cảm giác hơi khó chịu, ê nhức, vết thương chảy ra ít máu. Tuy nhiên đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, vị trí mới phẫu thuật sẽ lành hẳn sau 7 đến 10 ngày. Trong thời gian này bạn cần tuân theo hướng dẫn, dặn dò mà bác sĩ đưa ra, kết hợp chế độ chăm sóc răng miệng đặc biệt để không làm nhiễm trùng vết thương.

2.2. Nhổ răng khôn

Cắt lợi trùm có thể làm tổn thương đến dây thần kinh nếu thực hiện tại nha khoa không uy tín. Hoặc dù đã cắt lợi trùm rồi nhưng không có nghĩa là sẽ không tái phát trở lại do việc mọc răng khôn bất thường ở mỗi người. Do đó, có trường hợp bác sĩ khuyên nhổ răng khôn vĩnh viễn để tránh ảnh hưởng về sau.

Việc nhổ răng khôn (2) không gây hại đến răng miệng, mất đi răng khôn bạn vẫn ăn nhai bình thường, thậm chí là tốt hơn vì không còn thấy đau nhức nữa. Nếu bị viêm lợi trùm nặng có viêm sưng thì bác sĩ cần điều trị vùng sưng này trước. Đợi khi cung hàm ổn định mới nhổ bỏ răng khôn. Hiện nay, các phòng khám nha khoa đều áp dụng kỹ thuật nhổ răng hiện đại, vết thương mau lành hơn, hạn chế nhiễm trùng sau nhổ.

Nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn

3. Trị viêm lợi trùm bằng thuốc

Khi viêm lợi trùm, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Khi dùng thuốc phải tuân thủ đúng liều lượng của bác sĩ đưa ra.

– Thuốc giảm đau:

Nếu vùng viêm nhiễm sưng nặng và đau đớn, bạn có thể tham khảo các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc aspirin. Ngoài công dụng giảm đau, 2 loại thuốc này còn giúp hạ sốt do viêm mô nướu.

– Thuốc chống phù nề:

Hầu hết trường hợp lợi trùm răng khôn đều gây phù nề mô nướu quanh chân răng khôn. Để giảm viêm và phù nề, bạn sẽ được kê thuốc Alphachymotrypsin. Thuốc ở dạng ngậm dưới lưỡi sẽ có hiệu quả hơn dạng uống thông thường.

– Thuốc kháng sinh:

Kháng sinh chỉ được dùng với trường hợp lợi trùm răng khôn có biểu hiện viêm nhiễm do vi khuẩn. Các loại kháng sinh chỉ định an toàn với người bệnh viêm lợi trùm là Penicillin, Amoxicillin, Spiramycin. Nếu có triệu chứng sốt thì cần kết hợp với paracetamol (3).

4. Lưu ý sau điều trị viêm lợi trùm răng khôn

Để phòng ngừa lợi trùm răng khôn tái phát gây vấn đề viêm sưng, nhiễm trùng,… bạn có thể chủ động xây dựng thói quen sinh hoạt răng miệng khoa học như:

– Vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần mỗi ngày sau ăn và trước khi ngủ. Chú ý vệ sinh răng miệng sau ăn tại kẽ răng khôn nằm sâu để hạn chế hình thành mảng bám cao răng

– Dùng sản phẩm hỗ trợ vệ sinh răng miệng như nước súc miệng có Fluor, máy tăm nước, chỉ nha khoa (4). Những sản phẩm này sẽ loại bỏ sạch sâu mảng bám tại vị trí răng khôn mà bàn chải không vệ sinh được

– Trước khi mang thai, phụ nữ cần khám răng để phát hiện, điều trị tình trạng răng khôn mọc lệch và bệnh lý nha khoa tiềm ẩn. Bởi trong giai đoạn mang thai sẽ là điều kiện để bệnh lý này phát triển mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

– Ngoài vấn đề chăm sóc răng miệng, bạn cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Tăng cường thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin, canxi để răng khỏe mạnh, chống lại các ảnh hưởng từ vi khuẩn. Đồng thời hạn chế thói quen ăn uống không lành mạnh như đồ chua cay, nóng hoặc lạnh, thực phẩm nhiều đường, tính acid cao. Không hút thuốc, uống rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc có ga

– Chủ động thăm khám răng miệng khi phát hiện vấn đề bất thường hoặc định kỳ 6 tháng/lần. Điều này giúp bạn theo dõi được tình trạng răng miệng thường xuyên và khắc phục bệnh lý phát sinh nhanh chóng

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Trên đây là giải đáp về viêm lợi trùm có điều trị dứt điểm được không. Để điều trị dứt điểm, bạn cần thăm khám sớm để xác định chính xác tình trạng của bệnh. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn chọn lựa được giải pháp chăm sóc răng miệng toàn diện nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là gì? Có nguy hiểm không và cách chữa

Viêm lợi trùm là gì? Có nguy hiểm không và cách chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng