Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Top 10 bệnh về răng miệng thường gặp nhất mà bạn không thể bỏ qua

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Tại Việt Nam có đến hơn 90% người mắc phải các bệnh về răng hàm mặt. Chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày, chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của hàm răng. Thậm chí, nếu như không được chữa trị sớm, bệnh lý còn khiến bạn có nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn. Do đó, bạn cần nằm rõ nguyên nhân và triệu chứng của từng bệnh để có phương án chữa trị kịp thời.

1. Bệnh về răng dễ gặp nhất: Sâu răng

Sâu răng là một trong các bệnh lý về răng mà nhiều người mắc phải nhất. Răng mới bị sâu thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng hơn, răng sẽ có biểu hiện bị đau nhức, ê buốt, đặc biệt là khi ăn những đồ ngọt, quá nóng hoặc lạnh. Thậm chí, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những lỗ hổng trên răng bằng mắt thường.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng là do khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển. Khi thức ăn bám lại trên bề mặt răng, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo thành các acid ăn mòn men răng. Hiện tượng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ tạo những lỗ sâu lớn.

Sâu răng khiến cho bề mặt và thân răng xuất hiện những vết nâu hoặc đen, gây mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, nếu như không được điều trị kịp thời, tủy răng cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây đau nhức và sưng tấy kéo dài.

Để phòng tránh bệnh sâu răng, bạn cần chải răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn đồ ngọt, có nhiều đường và tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả tươi.

Sâu răng là bệnh về răng dễ gặp nhất

Sâu răng là một trong các bệnh lý về răng dễ gặp nhất

2. Bệnh về răng dễ gây biến chứng nhất: Viêm nha chu

Đối với viêm nha chu, bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết: đây là một trong các bệnh về lợi thường gặp ở những người trung niên hoặc cao tuổi. Trong giai đoạn đầu, lợi có dấu hiệu bị sưng đỏ và dễ chảy máu. Khi những mô nâng đỡ quanh răng không còn chắc chắn, răng sẽ dần bị lung lay và tiêu biến xương.

Viêm nha chu là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng, khiến nhiều người tự ti và mặc cảm khi giao tiếp. Nếu không được điều trị nhanh chóng, tình trạng đau nhức thái dương rất dễ xảy ra, khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai. Do đó, những người bị viêm nha chu thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Tương tự như sâu răng, nguyên nhân chính gây nên bệnh lý viêm nha chu chính là sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Theo thời gian, các mảng bám dần dần bị vôi hóa trở thành cao răng. Khi đó, tình trạng viêm nướu nặng hơn, chuyển sang giai đoạn bệnh nha chu.

Để ngăn ngừa viêm nha chu, bạn cần:

Vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ mỗi ngày để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây hại.

Đến các cơ sở nha khoa uy tín thăm khám răng miệng định kỳ.

Lấy cao răng 2 lần 1 năm.

3. Bệnh về răng dễ tử vong nhất: Ung thư miệng

Ung thư khoang miệng là một căn bệnh nghiêm trọng và dễ gây nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu và dễ bị nhiều người lầm tưởng thành nhiệt miệng. Tuy nhiên, khi tế bào ung thư đã phát triển, tình trạng đau nhói khi ăn nhai và giao tiếp diễn ra thường xuyên, thậm chí xuất hiện tình trạng khạc ra đờm kèm máu và có mùi hôi, khó chịu.

Bệnh ung thư miệng thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

Hút thuốc lá thường xuyên.

Uống quá nhiều rượu.

Thói quen nhai trầu.

Cơ thể không có đủ beta carotene và vitamin A.

Mắc hội chứng Plummer – Vinson với các dấu hiệu như thiếu máu, khó nuốt, tổn thương dạng nứt kẽ ở mỗi, lưỡi, mép…

Để phòng ngừa bệnh ung thư miệng, bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây:

Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần 1 ngày kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch sẽ răng.

Hạn chế tối đa sử dụng những loại đồ uống như bia, rượu… Bạn chỉ nên uống trong trường hợp thực sự cần thiết nhưng không được uống say.

Tới nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ và  thực hiện sàng lọc ung thư miệng.

Thường xuyên tập luyện thể dục, chơi thể thao để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh ung thư khoang miệng

Bệnh ung thư khoang miệng là một trong các bệnh về răng lợi rất nguy hiểm

4. Bệnh về răng dễ gây khó chịu cho người khác nhất: Hôi miệng

Bệnh hôi miệng là tình trạng hơi thở xuất phát từ khoang miệng có mùi hôi và gây khó chịu. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng hôi miệng khiến cho nhiều người trở nên tự ti, mặc cảm và hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh. Đặc biệt là đối với những người có công việc đặc thù, thường xuyên phải gặp gỡ nhiều người như giáo viên, ca sĩ, diễn viên, dược sĩ…

Tình trạng hôi miệng xảy ra chủ yếu do những nguyên nhân sau:

Vi khuẩn kỵ khí Gram xuất hiện ở những vị trí như kẽ răng, túi nha chu hay lưỡi.

Sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có thể gây hôi miệng như: thuốc lá, hành, tỏi, rượu….

Các bệnh về răng lợi như: viêm nha chu, viêm lợi, viêm thân quanh răng, áp xe…

Sử dụng các loại thuốc như: chloral hydrate, amphetamine, phenothiazin, disulfiram, nitrate…

Khoang miệng có nấm Candida.

Để phòng ngừa bệnh hôi miệng, bạn cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và tuyệt đối không sử dụng thuốc lá. Bạn cũng nên giữ cho miệng không bị khô bằng cách uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày và nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản sinh nước bọt. Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế ăn hành tây, tỏi và những thực phẩm chữa nhiều đường.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

5. Viêm nướu

Đây là bệnh lý về răng mà hầu hết mỗi người đều gặp phải trong đời. Biểu hiện của viêm nướu là lợi bị sưng đau, đỏ tấy gây nên cảm giác vướng víu và khó chịu trong khoang miệng. Đặc biệt, nướu dễ bị chảy máu khi chải răng, ăn nhai đồ cứng hoặc có lực tác động mạnh.

Viêm nướu là một bệnh lành tính và dễ dàng được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu như chủ quan không điều trị kịp thời, bạn có thể gặp phải tình trạng nướu bị sưng mủ và tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch, hệ hô hấp…

Bệnh viêm nướu xảy ra do một số nguyên nhân chính sau:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến vi khuẩn tích tụ lâu ngày, tạo thành các mảng bám trên răng.

Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, sử dụng quá nhiều đồ ngọt, đồ chua và nước có gas…

Răng hàm ở vị trí số 8 mọc lệch, mọc ngầm.

Sử dụng nhiều thuốc tây y làm giảm tiết nước bọt, dẫn tới tình trạng khô miệng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.

Nướu bị sưng tấy trong khoảng vài ngày sau khi thực hiện một vài thủ thuật nha khoa như chỉnh nha, trồng răng giả…

Tương tự như các bệnh về lợi khác, để phòng ngừa tình trạng viêm nướu, bạn cần vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B, C, E…

Sưng nướu là bệnh lý lành tính

Sưng nướu là bệnh về răng lành tính

6. Mòn răng

Mòn răng là tình trạng một lớp men răng bị bào mòn, thường xuất hiện ở người trẻ tuổi. Khi gặp phải hiện tượng trên, bạn sẽ bị buốt răng, nhất là khi ăn những thực phẩm nóng hoặc lạnh. Bên cạnh đó, bề mặt của răng cũng dần xuất hiện màu vàng làm mất đi vẻ trắng sáng tự nhiên.

Các nguyên nhân gây nên bệnh mòn răng thường gặp nhất là:

Chải răng theo chiều ngang làm tăng lực ma sát giữa bàn chải và men răng.

Thường xuyên sử dụng những sản phẩm có tính axit cao như cam, chanh, nước ngọt có gas…

Mắc bệnh lý trào ngược dạ dày.

Thói quen nghiến răng khi ngủ.

Để phòng ngừa bệnh mòn răng, bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:

Chải răng đúng cách, di chuyển bàn chải theo đường tròn.

Đến cơ sở nha khoa để thăm khám khoang miệng và lấy cao răng 6 tháng/1 lần

Hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính axit cao như nước ngọt, trái cây họ cam quýt, cà chua… Trong trường hợp uống đồ uống có tính axit, bạn nên sử dụng ống hút để đẩy trực tiếp chất lỏng tới phía sau miệng, hạn chế tiếp xúc với răng.

Uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng khoang miệng bị khô.

7. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng cũng là một cái tên không thể thiếu trong các bệnh về răng lợi nguy hiểm với triệu chứng điển hình là tình trạng đau nhức răng diễn ra liên tục và kéo dài trên 15 phút. Khi bệnh viêm tủy răng diễn ra nghiêm trọng hơn, bạn có thể gặp phải tình trạng sưng đau cả ngày lẫn đêm, sốt, sưng hạch bạch huyết…

Tình trạng trên không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới áp xe quanh chóp răng và nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe khác như: rụng răng, viêm xương, viêm cuống răng, viêm hạch…

Nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm tủy răng là do vi khuẩn tồn tại lâu ngày trong khoang miệng và xâm nhập sâu vào tủy. Ngoài ra, viêm tủy còn có thể do chấn thương răng, nhiễm độc chì, thủy ngân…

Tuy nhiên, bệnh viêm tủy răng hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp dưới đây:

Vệ sinh răng miệng sau khi ăn khoảng 30 phút để tránh gây tổn hại tới men răng.

Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch mọi ngóc ngách trên hàm răng, những nơi mà lông bàn chải không thể tiếp cận được.

Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều đường để tránh gây sâu răng.

Khi phát hiện răng có dấu hiệu bị sâu, bạn cần nhanh chóng tới địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, chữa trị, tránh tình trạng vi khuẩn ảnh hưởng xấu tới tủy.

Viêm tủy răng là bệnh lý nguy hiểm

Viêm tủy là một bệnh về răng nguy hiểm

8. Các bệnh lý do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Khi cung hàm quá nhỏ, không còn đủ vị trí trống, răng khôn sẽ có hiện tượng mọc lệch lạc, xô đẩy các răng liền kề gây nên tình trạng đau nhức dai dẳng và viêm phần nướu quanh răng. Những răng còn lại trên cung hàm dần chen chúc, chồng chéo lên nhau làm mất đi tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng. Đồng thời, chúng còn gây ra các bệnh về răng hàm mặt như sâu răng số 7, tiêu xương, viêm lợi trùm

Đặc biệt, đối với trường hợp răng số 8 mọc ngầm, trong quá trình hình thành và phát triển, răng khôn sẽ đâm trực tiếp vào chân răng số 7. Dần dần, thân răng hàm 7 sẽ bị tiêu đi, làm tăng nguy cơ bị lung lay và mất răng. Không chỉ vậy, răng khôn mọc ngầm còn phá vỡ cấu trúc xương hàm và tác động tới các dây thần kinh xung quanh.

Với những rủi ro, biến chứng nguy hiểm như trên, các bác sĩ thường tư vấn nhổ bỏ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm để tránh làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.

Bạn hầu như không thể can thiệp trực tiếp tới quá trình mọc của răng khôn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể theo sự phát triển của răng khôn bằng cách thăm khám răng miệng định kỳ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra khoang miệng, chụp phim X-quang và có biện pháp xử lý kịp thời trước khi răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

9. Lở loét miệng

Lở miệng là bệnh lý mà rất nhiều người gặp phải, kể cả ở trẻ em và người lớn. Những triệu chứng thường gặp của bệnh lở loét miệng gồm có:

  • Trong miệng xuất hiện những vết loét có hình tròn, màu trắng gây đau nhức, gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai và giao tiếp.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Sụt cân.
  • Sốt, sưng bạch huyết đối với trường hợp bị loét miệng ở mức độ nặng.

Bệnh loét miệng thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

Suy giảm hệ miễn dịch khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng.

Đeo hàm giả nhưng không vệ sinh cẩn thận.

Hút thuốc lá lâu năm.

Chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải cứng khiến mô nướu dễ bị tổn thương.

Các khí cụ nha khoa cọ sát vào mô mềm ở khoang miệng trong quá trình niềng răng.

Chấn thương nhỏ trong khoang miệng khi chơi thể thao hoặc ăn thực phẩm cứng.

Nhạy cảm với các thực phẩm chứa nhiều tính axit như dâu tây, trái cây họ cam, việt quất, dứa…

Để phòng tránh bệnh nhiệt miệng, bạn nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Bạn cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm có thể gây nên tình trạng loét miệng như bánh mì vỏ cứng, cà chua, khoai tây chiên… Bên cạnh đó, bạn chỉ nên đánh răng nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm để tránh gây hại tới các mô mềm bên trong miệng.

Bệnh lở loét miệng

Bệnh lở loét miệng

10. U men xương hàm

U men xương hàm là một khối u lành tính ở trong khoang miệng. Bệnh tiến triển do các tế bào tạo nên lớp men răng biệt hóa theo kiểu dị thường và tạo thành u men. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Y khoa, bệnh có thể ở cả 2 hàm nhưng hàm dưới chiếm tỉ lệ nhiều hơn, tới 80%.

Các dấu hiệu điển hình của u men xương hàm là:

Hàm bị sưng phồng gây biến dạng khuôn mặt.

Cảm giác đau nhức dai dẳng làm ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn nhai hàng ngày.

Rối loạn cảm giác môi, cằm.

Mất khứu giác.

Tuy nhiên, các dấu hiệu trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh lý đã tiến triển nặng. Ở giai đoạn đầu, u men xương hàm không rõ rệt nên rất khó nhận ra. Nếu như bệnh lý không được chữa trị sớm thì có thể chuyển thành u ác tính và di căn sang máu, xương…

11. Hình ảnh các bệnh về răng miệng thường gặp

Dưới đây là một số hình ảnh của các bệnh về răng hàm mặt nhằm giúp bạn dễ dàng nhận biết triệu chứng, từ đó có hướng xử lý kịp thời:

Bệnh sâu răng

Bệnh sâu răng

Bệnh viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu thuộc danh sách các bệnh về lợi khá nguy hiểm

Bệnh ung thư miệng

Bệnh ung thư miệng

Bệnh viêm nướu

Bệnh viêm nướu là một trong các bệnh lý về răng phổ biến

Bệnh viêm tủy răng

Bệnh viêm tủy răng

Bệnh u men xương hàm

Bệnh u men xương hàm

Ngay khi phát hiện những triệu chứng của bệnh về răng miệng, bạn cần tới cơ sở nha khoa uy tín càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và có phương pháp xử lý kịp thời để tránh những rủi ro, nguy hiểm đáng tiếc xảy ra.

Hiển thị nguồn

Trang Hello Bacsi: “Các bệnh về răng miệng bạn dễ mắc phải”
Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Nam Định: “Một số bệnh răng lợi thường gặp”
Nhà Thuốc Long Châu: “Các bệnh răng miệng nguy hiểm thường gặp”
Trang Very Well Health: “The most common dental problems”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về răng