Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tổng hợp cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả nhất

Viêm lợi có mủ là biến chứng nghiêm trọng của viêm lợi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và giao tiếp của người bệnh. Nếu không kiểm soát tốt, tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan và gây nhiều biến chứng. Hãy bỏ túi ngay các cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà sau đây để chữa lành tổn thương ở lợi nhanh chóng.

1. Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà

Nếu viêm lợi có mủ ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các cách đơn giản sau để giảm cơn đau ngay tại nhà.

1.1. Trị viêm lợi có mủ bằng nha đam

Nha đam chứa nhiều amino axit, vitamin A, B, C, E, magie, kẽm, natri, kali. Khi tiếp xúc với vùng nướu bị nhiễm trùng, các chất này giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau nhức, sưng phù, ngăn chặn làm mủ ở lợi. (1)

Ngoài ra, nha đam còn làm dịu kích ứng, loại bỏ mùi hôi trong miệng, kích thích tái tạo mô mới để thay thế các mô tổn thương ở lợi.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị nhánh nha đam tươi

– Gọt lớp vỏ bên ngoài

– Phần ruột nha đam đem xay nhuyễn thành gel đặc sệt

– Dùng một cây tăm bông tiệt trùng thoa gel nha đam vào vùng lợi bị viêm. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng để không gây đau và chảy máu

– Để gel nha đam tiếp xúc với vùng lợi viêm càng lâu càng tốt, sau đó súc miệng lại cho sạch

– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để tình trạng nhiễm trùng ở lợi khỏi hẳn

Trị viêm lợi có mủ bằng nha đam

Trị viêm lợi có mủ bằng nha đam

1.2. Súc miệng bằng nước muối

Đây cũng là cách chữa viêm lợi có mủ đơn giản đang được nhiều người thực hiện. Nước muối có tính sát trùng mạnh, không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh mà còn có tác dụng giảm sưng đau, ngăn biến chứng áp xe lợi và giảm mùi hôi trong khoang miệng.

Cách thực hiện:

– Lấy 2,5g muối hòa tan với một cốc nước ấm

– Ngậm một ngụm, súc nhẹ vài giây rồi nhổ

– Tiếp tục nhấp thêm 1 lượng nước muối vừa đủ rồi ngậm trong khoảng 2 – 3 phút

– Nhổ ra và dùng nước sạch để súc lại miệng

– Thực hiện sau khi đánh răng vào sáng, tối và sau bữa ăn

1.3. Điều trị viêm lợi có mủ bằng tỏi

Tỏi là gia vị thiết yếu, dễ dàng tìm thấy trong căn bếp của mọi gia đình. Khi được giã nát, tỏi sẽ giải phóng ra lượng lớn allicin. Đây là hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn và đẩy lùi nhiễm trùng ở lợi mà không có tác dụng phụ như thuốc Tây. (2)

Chính nhờ công dụng tuyệt vời trên mà tỏi được khuyến khích dùng trong bữa ăn hàng ngày của người mắc viêm lợi có mủ. Bạn có thể dùng tỏi làm nước chấm, phi thơm hoặc ướp với thực phẩm để tạo ra vị thơm ngon hấp dẫn cho món ăn. Hơn nữa, nhiều người còn truyền tai bài thuốc chữa viêm lợi từ tỏi như sau:

– Chuẩn bị vài tép tỏi và ít muối ăn

– Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, cho vào cối giã nát cùng muối

– Thêm chút nước vào hỗn hợp, sau đó trộn đều lên

– Vắt nước cốt rồi thoa lên vùng lợi viêm

– Để 5 phút sau rồi súc miệng lại

– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, khi thoa nước tỏi và muối vào lợi sẽ có cảm giác xót. Do đó, cần cân nhắc khi thực hiện cho trẻ em

Điều trị viêm lợi có mủ bằng tỏi

Điều trị viêm lợi có mủ bằng tỏi

1.4. Sử dụng hoa cúc

Trong y học cổ truyền, đây là loại thảo dược có tính mát, tác dụng kháng khuẩn, chống sưng viêm lợi. Đồng thời loại bỏ các mảng bám ở chân răng, ngăn không cho vi khuẩn có môi trường phát triển.

Bạn có thể dùng hoa cúc như thuốc uống theo hướng dẫn sau:

– Chuẩn bị 5 bông hoa cúc tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng

– Bỏ hoa cúc vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn với ít nước

– Lọc qua rây lấy nước cốt rồi chia thành 2 lần uống

– Thực hiện 1 tháng liên tục để viêm lợi được điều trị dứt điểm

1.5. Gừng trị viêm lợi có mủ

Theo Đông y, gừng có tính ấm, giúp làm giảm đau, tiêu viêm, tăng cường lưu thông máu để nuôi dưỡng và tái tạo tổn thương ở lợi. Có nhiều hoạt chất quý trong gừng như b-zingiberen, geraniol, geraniol,… Chúng giúp ngăn sự hình thành của các tác nhân gây đau nhức lợi. Đồng thời ngăn phản ứng sưng viêm ở khu vực ảnh hưởng.

Cách thực hiện:

– Dùng 1 nhánh gừng cạo vỏ, rửa sạch

– Giã nát gừng rồi đắp lên vị trí viêm

– Giữ trong 10 – 15 phút rồi súc miệng lại

1.6. Bài thuốc từ lá kinh giới

Với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, tiêu mủ tự nhiên, lá kinh giới được nhiều người dùng làm thuốc trị viêm lợi có mủ. Thảo dược này an toàn với mọi đối tượng và rất dễ tìm kiếm.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 200g lá kinh giới, rửa sạch rồi ngâm với nước muối

– Để ráo nước rồi đun sôi với một ít nước trong khoảng 5 phút

– Lọc lấy nước thuốc, thêm vài hạt muối ăn vào

– Quậy cho muối tan rồi dùng hỗn hợp để súc miệng mỗi ngày trong 2 tuần liên tục

Bài thuốc từ lá kinh giới

Bài thuốc từ lá kinh giới

1.7. Cách trị viêm lợi có mủ tại nhà với mật ong

Mật ong chứa nhiều vitamin C, E, acid amin cùng nhiều dưỡng chất cần thiết khác. Nguyên liệu này sẽ giúp chống lại nhiễm trùng, viêm lợi có mủ bằng cách loại bỏ vi khuẩn gây hại, làm dịu cảm giác khó chịu ở vị trí bị viêm. Đồng thời hỗ trợ tái tạo tổn thương, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách thực hiện:

– Cách 1: Dùng tăm bông sạch chấm mật ong thoa và lên vùng lợi viêm. Lặp lại 3 đến 4 lần mỗi ngày

– Cách 2: Pha mật ong vào nước ấm, ngậm trong miệng 5 phút

– Cách 3: Pha mật ong với chanh, trà gừng hoặc trà hoa cúc để tăng khả năng sát trùng, giảm đau

1.8. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính chống viêm, diệt khuẩn tự nhiên, từ đó chống lại tình trạng nhiễm trùng, tạo mủ ở lợi.

Hơn nữa, thành phần axit lauric cùng vitamin và khoáng chất trong dầu dừa còn giúp giảm đau rát, bảo vệ mô khỏe mạnh ở lợi, ngăn hôi miệng và biến chứng khác do bệnh viêm lợi có mủ.

Cách thực hiện:

– Lấy 10ml dầu dừa ngậm trong khoảng 10 phút

– Nhổ ra và súc miệng lại với nước ấm, thực hiện mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối để cải thiện các biểu hiện của viêm lợi có mủ, đồng thời tăng cường sức khỏe răng miệng

1.9. Trị viêm lợi có mủ bằng nghệ

Nghệ có nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe răng miệng như ngăn mảng bám hình thành, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Đồng thời còn hỗ trợ điều trị sâu răng, viêm lợi có mủ. Bạn có thể dùng nước nghệ tươi chấm vào khu vực cần điều trị.

Cách sử dụng:

– Đánh răng cho sạch sẽ

– Trộn bột nghệ với nước để tạo hỗn hợp sệt

– Bôi lớp bột nghệ mỏng vào vùng lợi viêm

– Để 10 – 15 phút rồi súc miệng lại

– Thực hiện mỗi ngày 2 lần, sau vài ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt

1.10. Sử dụng tinh dầu sả

Súc miệng bằng tinh dầu sả giúp đánh bay các mảng bám chân răng nhẹ nhàng. Đặc biệt, loại tinh dầu này còn có chức năng kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn nhiễm trùng lây lan gây biến chứng nguy hiểm.

Cách dùng:

– Lấy 3 giọt tinh dầu sả pha với 220ml nước ấm

– Sử dụng dung dịch vừa pha để súc miệng, mỗi lần trong 30 giây

– Nhổ ra và dùng nước ấm súc miệng lại cho sạch

– Tránh súc miệng với tinh dầu sả nguyên chất có thể khiến lợi kích ứng, khó chịu

Dùng tinh dầu sả

Dùng tinh dầu sả

1.11. Trị viêm lợi bằng lá lốt

Trong thành phần lá lốt có chứa nhiều hoạt chất như Chamomile, Beta Caryophylen, có khả năng kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, bảo vệ sức khỏe của mô nướu.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 20 lá lốt tươi

– Rửa sạch, ngâm lá lốt vào nước muối loãng khoảng 15 phút để diệt khuẩn

– Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 100ml nước sôi để nguội và 1 thìa muối

– Lọc lấy nước cốt chia thành 3 – 4 lần súc miệng trong ngày đến khi tổn thương ở nướu được cải thiện hoàn toàn

2. Chăm sóc ngăn ngừa viêm lợi có mủ tái phát

Viêm lợi có mủ kéo dài nếu không can thiệp điều trị phù hợp có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Hơn nữa, sau khi điều trị khỏi bệnh, khả năng viêm nhiễm sẽ tái phát cao nếu bạn không có thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách. Vì thế, bạn nên chủ động ngăn ngừa ngừa viêm lợi tái phát bằng các cách như sau: (3)

– Định kỳ mỗi 6 tháng đi lấy cao răng để tránh vi khuẩn lưu trú gây viêm nhiễm nướu và phát sinh nhiều vấn đề khác

– Chọn bàn chải đánh răng, kem đánh răng và nước súc miệng thích hợp. Không đánh răng mạnh, dùng lực vừa phải để không làm tổn thương nướu

– Điều chỉnh chế độ ăn uống, không ăn nhiều đồ ngọt, nước có gas, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn lạnh, đồ uống chứa cồn, không hút thuốc lá

– Bổ sung vitamin C và D qua thực đơn giàu rau xanh, trái cây,…

– Khám sức khỏe răng miệng định kỳ hoặc khi nhận thấy răng nướu có triệu chứng bất thường

Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin

Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin

Trên đây là những cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà nhanh chóng mà lại đơn giản. Bạn có thể áp dụng khi viêm lợi mới ở giai đoạn đầu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ Nha khoa Paris để bác sĩ tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Chữa viêm lợi trùm
Viêm lợi răng hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị phù hợp

Viêm lợi răng hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị phù hợp

Viêm lợi răng hàm là một bệnh lý rất phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Bệnh không chỉ gây ra cơn đau nhức, ê buốt mà còn có thể dẫn

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện cho trẻ trong ăn uống và sinh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Viêm lợi răng trong cùng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lợi răng trong cùng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lợi răng trong cùng là tình trạng sưng đỏ, phù nề, sung huyết, đau nhức âm ỉ, khó chịu cho vùng nướu xung quanh răng khiến bạn gặp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Trẻ bị sún răng viêm lợi có nguy hiểm không? Biện pháp khắc phục

Trẻ bị sún răng viêm lợi có nguy hiểm không? Biện pháp khắc phục

Trẻ bị sún răng viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến ở các bé. Bệnh lý gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khó khăn khi ăn nhai và sinh hoạt

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Bệnh Viêm Lợi (Nướu): Nguyên nhân, Dấu hiệu & Cách Điều Trị

Bệnh Viêm Lợi (Nướu): Nguyên nhân, Dấu hiệu & Cách Điều Trị

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng viêm lợi chắc chắn gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh viêm lợi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Bị viêm lợi nên ăn gì & kiêng ăn gì để nhanh khỏi

Bị viêm lợi nên ăn gì & kiêng ăn gì để nhanh khỏi

Bị viêm lợi nên ăn gì & kiêng ăn gì là một trong những cách tăng tốc thời gian điều trị sưng nướu, sưng lợi bạn nên nắm rõ. Vậy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam