Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Những cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng xảy ra ở niêm mạc miệng, lưỡi, môi, nướu và có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh khiến bé quấy khóc nhiều. Tình trạng không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện trong sinh hoạt của cả mẹ và bé. Do đó cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh là điều mà bố mẹ nên biết.

1. Mẹ nên làm gì khi trẻ nhỏ bị nhiệt miệng

Khi trẻ sơ sinh nhiệt miệng, bố mẹ cần áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng của bé: cho bé bú nhiều, ăn thức ăn lỏng, vệ sinh miệng bằng nước muối, dùng thuốc bôi đặc trị, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều.

1.1. Cho bé bú nhiều

Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Đồng thời là giúp trẻ tăng hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh. Vì thế, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn khi bị nhiệt miệng.

Hơn nữa, mẹ nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng chất cần thiết, bổ sung các loại thịt, cá, tôm, cua, thực phẩm chứa nhiều sắt, kẽm, rau xanh, trái cây tươi,…

Đối với những trẻ uống sữa công thức, bố mẹ cũng nên cho bé uống nhiều sữa hơn. Khi pha cần lưu ý không dùng nước quá nóng.

Cho bé bú nhiều

Cho bé bú nhiều

1.2. Cho bé ăn thức ăn lỏng

Đối với những trẻ đã ăn dặm, bố mẹ lưu ý chỉ nên cho bé ăn các thức ăn chín nhừ hoặc dạng lỏng. Điều này giúp hạn chế tối đa tác động vào niêm mạc miệng, lưỡi và giảm sự khó chịu cho bé khi ăn. Tốt nhất bố mẹ nên xay nhuyễn các loại thức ăn rồi nấu súp hoặc cháo cho bé.

1.3. Vệ sinh miệng của trẻ bằng nước muối

Vệ sinh răng miệng giúp kiểm soát nhiệt miệng và nhanh lành vết thương hơn. Vì thế, bố mẹ nên vệ sinh miệng cho bé 3 – 4 lần/ngày.

Bố mẹ có thể dùng rơ lưỡi nhúng vào nước ấm, rồi vệ sinh nướu và lưỡi cho bé. Hoặc cũng có thể tìm mua nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh để vệ sinh miệng hàng ngày.

1.4. Sử dụng thuốc bôi đặc trị

Các loại thuốc bôi đặc trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh được bày bán nhiều trên thị trường. Hầu hết, các loại thuốc này được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên an toàn cho bé. Tuy nhiên, bố mẹ nên hỏi kỹ bác sĩ chuyên môn để lựa chọn được loại thuốc thích hợp.

1.5. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều

Vết thương đau đớn làm bé khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, có thể kèm theo triệu chứng sốt cao. Do đó, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi, ngủ nhiều hơn để cơ thể để tránh sụt cân nhiều, ngăn chặn các vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh hơn.

2. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh tại nhà

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non nớt và chưa hoàn thiện. Vì thế khi chữa nhiệt miệng cho bé, bố mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu an toàn tại nhà như sau:

2.1. Dùng dừa

Trong thành phần của dừa có chứa acid lauric, có tính kháng viêm tự nhiên giúp vết thương bớt đỏ, giảm đau, giảm sưng và giảm sự khó chịu do nhiệt miệng.

Cách thực hiện:

Mẹ có thể dùng nước dừa tươi, dầu dừa hoặc sữa dừa đều được. Cụ thể nên con uống nước dừa hàng ngày, dừa có tính mát và bổ sung nước, giúp thanh nhiệt cơ thể và làm lành vết thương nhanh chóng.

Hoặc có thể lấy nước sữa dừa để súc miệng cho bé sẽ giúp làm dịu vết loét. Còn đối với những bé nhỏ hơn thì có thể sử dụng dầu dừa để thoa trực tiếp vào vết loét.

2.2. Cây cỏ mực

Theo y học cổ truyền, cỏ mực là vị thuốc Nam được sử dụng nhiều trong bài thuốc chữa bệnh. Thảo dược này có vị chua, ngọt, tính hàn, công dụng bổ can thận, chỉ huyết, thanh nhiệt, giải độc. Vì thế cây cỏ mực mang lại hiệu quả trong chữa nóng trong, mụn nhọt, nhiệt miệng,…

Nghiên cứu hiện đại cũng nhận thấy, trong cỏ mực chứa một số thành phần hoạt chất như saponin, alcaloid, tanin, dẫn chất thiophene,… có công dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn, virus,nấm xâm nhập, chống oxy hóa và ngăn chặn các gốc tự do. Sử dụng cỏ mực giúp hỗ trợ phục hồi các vết loét nhiệt miệng, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch lá cỏ mực rồi giã nát

– Vắt lấy nước cốt, hòa cùng 1 thìa mật ong

– Dùng tăm bông, thấm vào dung dịch trên và bôi vào vết nhiệt miệng, tránh ăn uống trong 30 phút

– Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần

Cây cỏ mực trị nhiệt miệng

Cây cỏ mực trị nhiệt miệng

2.3. Bột sắn dây trị nhiệt miệng

Bột sắn dây có vị ngọt, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải nhiệt chữa nóng trong cơ thể hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng là do cơ thể tích tụ nhiều nhiệt nóng, nhiệt độc trong người. Chữa nóng trong cần chữa được tận gốc của nhiệt miệng. Do đó, từ xa xưa đến nay bột sắn dây trị nhiệt miệng thường được nhiều người sử dụng cho kết quả rất tốt.

Hơn nữa, vitamin và khoáng chất có trong bột sắn dây cũng làm dịu cơn đau rát, giảm sưng niêm mạc, miệng lưỡi và làm lành vết loét nhiệt.

Cách thực hiện:

– Cho khoảng 10 – 15g bột sắn dây vào bát, thêm một lượng nước vừa đủ rồi khuấy đều

– Cho hỗn hợp vào nồi rồi đun sôi, khi đun và khuấy đều tay để bột không bị vón cục

– Khi bột chuyển sang màu trắng, tắt bếp, để nguội và cho bé uống hàng ngày

Bột sắn dây trị nhiệt miệng

Bột sắn dây trị nhiệt miệng

2.4. Chữa nhiệt miệng bằng cà chua

Cà chua rất giàu axit ascorbic, riboflavin, vitamin A, vitamin K,… rất tốt cho việc ngăn ngừa và điều trị chảy máu nướu, viêm loét miệng.

Bố mẹ có thể cho trẻ uống 1 – 2 ly nước ép cà chua mỗi ngày giúp giải nhiệt, bổ sung vitamin, đồng thời tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ, giúp làm lành vết loét nhiệt miệng.

2.5. Dùng cam thảo

Cam thảo chứa glycyrrhizin có công dụng làm giảm lượng vi khuẩn H. pylori là tác nhân của chứng loét miệng hoặc viêm loét dạ dày.

Bạn có thể sử dụng 1 ít cam thảo đun với chút nước trong 30 phút sau đó lấy nước cốt vừa đun thoa nhẹ vào vị trí nhiệt miệng của bé 2 – 3 lần/ ngày để chữa lành vết thương nhanh chóng.

2.6. Sử dụng gel nha đam

Trong thành phần nha đam có chứa 20 loại dưỡng chất, axit hữu cơ, 12 loại vitamin, nhiều enzyme và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Đây là nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho cơ thể, có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành đồ ăn, đồ uống đều được. Các thành phần có trong nha đam đều có tác dụng gây tê, sát khuẩn, thanh nhiệt và làm dịu cơn đau, giúp vết thương như nhiệt miệng, sưng nướu, lở loét ở miệng lành nhanh.

Cách thực hiện:

– Nha đam bỏ vỏ, rửa sạch để loại bỏ các chất nhờn màu vàng

– Ép phần thịt của nha đam lấy gel hoặc cắt lát mỏng

– Bôi vào chỗ nhiệt miệng

– Thực hiện liên tục trong 5 – 7 lần trong ngày để giúp giảm đau và nhanh se vết thương

Sử dụng gel nha đam

Sử dụng gel nha đam

2.7. Rau diếp cá

Theo y học hiện đại, hoạt chất decanoyl-acetaldehyd trong rau diếp cá có tính kháng sinh, hiệu quả với các loại vi khuẩn gây bệnh. Diếp cá còn chứa dioxy-flavonon và quercetin, đây là 2 chất chống oxy hóa có công dụng làm bền thành mạch, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng.

Dùng diếp cá chữa nhiệt miệng có thể làm giảm nhanh cảm giác sưng đau tại, giúp vết loét nhanh lành hơn và ngăn ngừa viêm nhiễm xảy ra.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng 100g lá diếp cá, loại bỏ lá già, úa vàng

– Rửa sạch lá diếp cá rồi để ráo nước

– Đem lá giã hoặc xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt cho bé uống

– Thực hiện uống 2-3 lần/ ngày sẽ thấy tình trạng nhiệt miệng được cải thiện rõ rệt và sau 3 – 4 ngày vết loét sẽ lành hoàn toàn

3. Lưu ý khi điều trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh

Khi điều trị nhiệt miệng cho bé, bố mẹ cần lưu ý các điểm sau để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé:

– Không sử dụng mật ong trị nhiệt miệng cho trẻ dưới 1 tuổi

– Nếu các biểu hiện nhiệt miệng kéo dài trên 2 tuần, thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị

– Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc bôi hay thuốc uống trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ

Trên đây là các cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả. Hy vọng bạn đã biết thêm được mẹo hữu ích để điều trị cho bé. Đây là tình trạng không quá nguy hiểm, song bố mẹ nên áp dụng biện pháp chăm sóc hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi, tránh để lại nhiều hệ lụy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh nhiệt miệng
Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến hình thành vết loét trong khoang miệng. Để vết loét nhanh chóng thuyên

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Nhiệt miệng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Có nhiều cách trị nhiệt miệng, trong đó sử dụng các loại thuốc sức

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Nhiệt miệng là tình trạng các niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm, hình thành các vết loét ở trong miệng và kèm theo các

Ngày 06/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra với mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Mặc dù không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp về răng miệng mà ai cũng từng mắc phải. Dù không quá nguy hiểm nhưng các vết loét do nhiệt miệng lại

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tại các vùng mô mềm trong miệng như má trong, môi, nướu xuất hiện các vết

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam