Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tại các vùng mô mềm trong miệng như má trong, môi, nướu xuất hiện các vết loét gây khó chịu khi ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Ở một số trường hợp, nhiệt miệng tái phát liên tục gây lo lắng, hoang mang. Bài viết sau sẽ chỉ ra nguyên nhân tại sao bị nhiệt miệng liên tục và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

1. Tại sao bị nhiệt miệng liên tục

Nhiệt miệng liên tục chủ yếu xảy ra do thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, cụ thể là: ăn đồ cay nóng, nhiều axit; vệ sinh răng miệng sai cách; thiếu hụt vitamin; rối loạn nội tiết tố; bệnh lý răng miệng; do vi khuẩn; tác dụng phụ của thuốc, căng thẳng;…

1.1. Ăn đồ cay nóng, nhiều axit

Ăn nhiều đồ ăn cay, nóng thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiệt miệng. Các món ăn cay, nóng sẽ khiến cơ thể nóng nhiệt trong người, bỏng miệng, khô miệng, dễ hình thành viêm loét ở miệng. Hơn nữa, một số thực phẩm có tính axit cao như bia rượu, nước có gas, soda, cà phê,… cũng dễ gây nhiệt miệng.

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm kể trên không chỉ làm bạn dễ mắc nhiệt miệng mà còn khiến tình trạng viêm loét thêm nghiêm trọng và lâu hồi phục hơn.

Ăn đồ cay nóng, nhiều axit gây nhiệt miệng

Ăn đồ cay nóng, nhiều axit gây nhiệt miệng

1.2. Vệ sinh răng miệng sai cách

Các thói quen đánh răng bằng bàn chải cứng, chải mạnh theo chiều ngang sẽ làm tổn thương cho răng nướu, trầy xước các mô mềm trong khoang miệng. Vi khuẩn từ đó tấn công dễ dàng lên vùng niêm mạc bị tổn thương và gây ra viêm loét.

Ngoài ra, khi dùng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Sodium lauryl sulfate với hàm lượng không phù hợp sẽ rất có hại cho răng miệng. Chúng dễ làm kích ứng, viêm nhiễm mô mềm và khó tránh khỏi bị nhiệt miệng liên tục.

1.3. Cơ thể thiếu hụt vitamin

Bị nhiệt miệng liên tục còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin – nguồn dưỡng chất rất quan trọng. Vitamin còn được xem như là lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi các tác động bên ngoài, cải thiện tình trạng sức khỏe từ bên trong. Nếu cơ thể không có đủ dưỡng chất, bạn có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có nhiệt miệng.

Theo đó, khi vết loét trong khoang miệng xuất hiện với tần suất liên tục, có thể bạn đang thiếu các loại vitamin như B12, B2, B3, C, kẽm, sắt, axit folic. Vitamin B2 là vi chất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi lớp mô của cơ thể. Nếu thiếu vitamin này, các triệu chứng viêm nhiễm, nhiệt miệng sẽ xảy ra nhiều hơn.

1.4. Rối loạn nội tiết tố

Rất nhiều chị em phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt bị nhiệt miệng. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến thân nhiệt tăng giảm không kiểm soát. Lúc này, khí âm sẽ tích tụ trong gan, thận,… gây nóng trong và dẫn tới lở loét, mụn nhọt tại mô mềm trong khoang miệng.

Nhiệt miệng trong thời kỳ kinh nguyệt kéo dài từng đợt, gây nên khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt. Đôi khi, vết loét còn gây sốt cao, cơ thể mệt mỏi và đau nhức.

Nhiệt miệng do rối loạn nội tiết tố

Nhiệt miệng do rối loạn nội tiết tố

1.5. Do bệnh lý răng miệng

Sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,… cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng. Nếu bệnh lý kéo dài không được điều trị đúng cách, phần mô mềm trong khoang miệng cũng bị ảnh hưởng. Chúng đối mặt với nguy cơ bị xâm nhập bởi tác nhân vi khuẩn.

1.6. Do vi khuẩn gây loét dạ dày

Helicobacter pylori là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng có trong dạ dày. Đây cũng là tác nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, bao gồm các vết loét ở niêm mạc dạ dày và phần trên ruột non. Đôi khi, Helicobacter pylori có thể tìm thấy trong khoang miệng, gây nhiệt miệng liên tục kèm theo các vết loét ở một số trường hợp.

1.7. Sử dụng thuốc gây nhiệt miệng liên tục

Theo các chuyên gia, sử dụng một số loại thuốc thường xuyên có thể là thủ phạm khiến bạn bị nhiệt miệng liên tục.

Các loại thuốc dễ gây ra tình trạng viêm loét miệng gồm: Aspirin, thuốc hóa trị, thuốc chống viêm không steroid, Penicillamine, Phenytoin, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế protease, thuốc kháng sinh, thuốc sulfa, thuốc kháng retrovirus, thuốc điều trị cao huyết áp,…

1.8. Căng thẳng tâm lý gây nhiệt miệng

Hay bị nhiệt miệng có thể là biểu hiện của việc thường xuyên bị căng thẳng. Căng thẳng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng tiết cortisol và là nguyên nhân tạo ra các vết loét trong miệng, tăng nguy cơ bị bội nhiễm nếu thiếu dinh dưỡng cùng thời điểm đó. Bạn sẽ càng dễ bị nhiệt miệng nếu trải qua mệt mỏi và căng thẳng cùng lúc.

Ngoài ra, nhiệt miệng liên tục cũng có thể xuất phát từ di truyền. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ thường xuyên mắc viêm loét miệng, con cái sinh ra cũng có nguy cơ cao bị nhiệt miệng tái phát.

Căng thẳng tâm lý gây nhiệt miệng

Căng thẳng tâm lý gây nhiệt miệng

2. Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiệt miệng liên tục

Một số nhóm người có nguy cơ cao bị nhiệt miệng liên tục hơn so với những người khác: người già, phụ nữ mang thai, người đang chăm sóc người bệnh.

– Người già: người già sẽ có nhu cầu nước bọt ít hơn so với người trẻ tuổi. Vì thế họ có nguy cơ cao bị khô miệng, dẫn đến nhiệt miệng

– Phụ nữ mang thai: sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ đang mang thai có thể gây mất cân bằng vi sinh vật ở trong khoang miệng và gây nhiệt miệng

– Người đang chăm sóc người bệnh: người đang chăm sóc bệnh nhân có thể mất ngủ, căng thẳng, gây nhiệt miệng

3. Bị nhiệt miệng liên tục có nguy hiểm không

Nhiệt miệng sẽ thường khỏi trong 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng tái phát liên tục trong năm hoặc hàng tháng thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư lưỡi, ung thư vòm họng,…

Vì thế, nếu bị nhiệt miệng liên tục, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý các dấu hiệu sau đây để sớm phát hiện các bệnh lý nguy hiểm có thể gây nhiệt miệng liên tục:

– Vết loét miệng lớn hơn 1 cm

– Vết loét miệng gây đau nhức dữ dội

– Vết loét miệng không khỏi sau hơn 10 ngày

– Có thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, chán ăn, sụt cân

Nhiệt miệng gây mệt mỏi, sốt cao

Nhiệt miệng gây mệt mỏi, sốt cao

4. Cách phòng ngừa nhiệt miệng liên tục hiệu quả

Để phòng ngừa nhiệt miệng liên tục tái phát, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

Chăm sóc răng miệng đúng cách: chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở kẽ răng, dùng nước súc miệng có chứa nano bạc, chlorhexidine, povidone iod,…

– Bổ sung vitamin và khoáng chất: chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học sẽ giúp bạn có đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm sắt, kẽm, vitamin B12, C,…

– Tránh tác nhân gây kích thích: tránh các thực phẩm cay, nóng, chua hoặc có nhiều axit, tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng miệng như kem đánh răng có hương thơm mạnh

– Giữ tinh thần luôn thoải mái: căng thẳng cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng và viêm loét dạ dày. Do đó duy trì tinh thần thoải mái, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi cũng là cách để ngăn ngừa nhiệt miệng

– Tập thể dục: rèn luyện thể dục thường xuyên cũng giúp bạn cải thiện sức khỏe từ bên trong, tăng cường sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa bị nhiệt miệng. Bạn có thể giảm căng thẳng thông qua bài tập yoga, thiền, thái cực quyền,…

– Cẩn thận khi can thiệp kỹ thuật nha khoa: nếu thực hiện các biện pháp nha khoa thẩm mỹ như chỉnh nha, trồng răng hay bọc răng sứ cần đảm bảo an toàn và vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn chặn viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn địa chỉ uy tín có hệ thống trang thiết bị đạt chuẩn để loại bỏ nguy cơ bị nhiễm khuẩn

– Khám nha khoa định kỳ: việc cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn bảo vệ khoang miệng tốt hơn, loại bỏ nguy cơ viêm nhiễm. Hơn nữa, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện yếu tố gây ra nhiệt miệng liên tục, từ đó kê đơn thuốc điều trị phù hợp

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được nguyên nhân tại sao bị nhiệt miệng liên tục và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Để hạn chế và điều trị dứt điểm tình trạng này bạn cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Nếu nhiệt miệng xảy ra liên tục hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh nhiệt miệng
Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến hình thành vết loét trong khoang miệng. Để vết loét nhanh chóng thuyên

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Nhiệt miệng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Có nhiều cách trị nhiệt miệng, trong đó sử dụng các loại thuốc sức

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Nhiệt miệng là tình trạng các niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm, hình thành các vết loét ở trong miệng và kèm theo các

Ngày 06/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra với mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Mặc dù không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp về răng miệng mà ai cũng từng mắc phải. Dù không quá nguy hiểm nhưng các vết loét do nhiệt miệng lại

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Giải đáp: Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không

Giải đáp: Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không

Uống C sủi được nhiều người áp dụng để cải thiện các vết nhiệt miệng ngay tại nhà. Vậy viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải