Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cục mủ nhỏ dưới nướu chân răng là dấu hiệu của bệnh gì

Nướu chân răng nổi cục mủ là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn xâm nhập khiến bạn mắc phải bệnh lý về răng miệng. Nếu không điều trị kịp thời rất có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cục mủ nhỏ dưới nướu chân răng là dấu hiệu của bệnh gì? Bài viết sau, Nha khoa Paris sẽ mang đến cho bạn thông tin hữu ích về tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả nhất.

1. Cục mủ nhỏ dưới nướu chân răng

Mọc mụn ở chân răng sẽ gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Bởi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

1.1. Áp xe chân răng

Áp xe chân răng (1) sẽ khiến người bệnh nổi mủ ở lợi chân răng, kèm theo nướu răng sưng đỏ. Đây là hệ lụy của tình trạng viêm tủy răng, viêm chóp răng không điều trị kịp thời. Ngoài việc xuất hiện mủ ở lợi, áp xe chân răng còn làm xuất hiện các triệu chứng khác như:

– Răng đau nhức thường xuyên, dữ dội. Cơn đau có thể lan đến tai, cổ, xương hàm,…

– Mặt, má sưng phồng

– Cổ có thể sưng hạch bạch huyết

– Răng ê buốt khi dùng thực phẩm nóng hoặc lạnh

– Miệng có mùi hôi khó chịu

– Thân nhiệt tăng cao

Áp xe chân răng

Áp xe chân răng

1.2. Viêm nướu răng

Nướu răng viêm nhiễm nhưng không điều trị sẽ ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh bị nổi mủ ở lợi chân răng, người bị viêm nướu răng còn có thể gặp một số triệu chứng khác như:

– Màu sắc nướu chuyển sang tím hoặc đỏ thẫm

– Lợi sưng to, khi chạm vào sẽ đau và có thể chảy mủ

– Nướu nhạy cảm, có thể xuất huyết khi chải răng hoặc ăn uống

1.3. Biến chứng của sâu răng

Sâu răng (2) là bệnh lý thường gặp, làm hủy khoáng và mất mô cứng của răng. Ở giai đoạn đầu, bệnh lý ít gây đau nhức. Tuy nhiên với trường hợp sâu răng diễn tiến nặng, vi khuẩn sẽ gây hư hại chân răng, phát sinh hiện tượng nướu răng nổi cục mủ.

Cục mủ ở nướu chính là hệ lụy do sâu răng ăn vào tủy khiến gây viêm nhiễm và hoại tử. Sau đó dịch tủy chảy đến ổ răng, đọng lại và sưng tạo cục mủ.

1.4. U nang khiến nướu răng nổi mủ

U nang là túi nhỏ chứa không khí, chất dịch lỏng hoặc chất khác. Các túi này có thể xuất hiện ở dưới nướu, quanh phần chân răng chết hoặc răng mọc ngầm. U nang ở nướu thường tiến triển chậm và ít có triệu chứng trừ khi nhiễm trùng. Nếu u nang nhiễm trùng, bạn có thể bị đau nhức và sưng quanh vết u.

U nang nếu tiến triển lớn có thể gây áp lực đến răng và khiến hàm suy yếu dần theo thời gian. Do đó, bạn cần đi khám để bác sĩ phẫu thuật loại bỏ u nang và xử lý chân răng chết để ngăn u quay trở lại.

2. Nguyên nhân xuất hiện cục mủ dưới nướu chân răng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc mủ ở lợi chân răng. Những yếu tố cũng như thói quen phổ biến gây ra hiện tượng này có thể kể đến như:

2.1. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng đúng cách là quá trình cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng. Thế nhưng, khi việc này không được thực hiện cẩn thận, vi khuẩn dễ tích tụ. Chúng tấn công và khiến chân răng, nướu bị tổn thương.

Ngoài ra, khi dùng bàn chải có lông cứng hoặc đánh răng mạnh cũng khiến lợi bị tác động. Khi đó, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ xâm nhập vào nướu. Qua đó gây ra hiện tượng viêm nhiễm nướu. Lợi bị viêm nhiễm sẽ hình thành nhiều mụn mủ.

2.2. Ăn uống không khoa học

Nếu có chế độ ăn uống thiếu khoa học, bạn sẽ dễ mọc mụn ở lợi chân răng. Bởi khi ăn nhiều món ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị thì nướu có thể bị tổn thương. Khi nướu bị tác động tiêu cực, mô mềm sẽ trở nên nhạy cảm. Do đó, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và gây ra viêm nhiễm.

Ở chân răng sẽ xuất hiện nhiều ổ mủ, mụn thịt, khiến người bệnh khó chịu, đau nhức. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến bệnh áp xe răng hoặc viêm nha chu. Ngoài ra, mụn xuất hiện ở chân răng có thể là do người bệnh có thói quen uống bia rượu, hút thuốc lá, dùng chất kích thích.

Thói quen ăn uống không khoa học

Thói quen ăn uống không khoa học

2.3. Do mọc răng khôn

Răng khôn (3) mọc thường sẽ khiến nướu sưng đỏ hoặc gây cảm giác đau nhức nhẹ. Bởi răng bắt đầu xuyên qua nướu để xuất hiện nên đây là tình trạng hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, nướu bị viêm nhiễm sẽ nghiêm trọng khi răng mọc lệch, mọc ngầm. Răng không mọc thẳng sẽ tác động xấu đến các răng khác. Người bệnh sẽ mọc mủ ở lợi chân răng và có cảm giác đau nhức dai dẳng.

2.4. Mắc bệnh lý răng miệng

Mắc phải bệnh lý răng miệng là nguyên nhân phổ biến làm trạng mọc mủ ở lợi chân răng. Người bệnh bị viêm nha chu hoặc có vùng lợi viêm nhiễm thì lợi cũng sẽ sưng đỏ. Ở vùng này còn có thể xuất hiện mụn nhọt, mụn mủ to.

Tình trạng này sẽ khiến bạn thấy đau nhức, khó chịu khi ăn nhai. Khi các bệnh lý răng miệng không điều trị, những vết mụn dễ lây lan làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

2.5. Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố ở cả nam và nữ giới sẽ thay đổi trong quá trình phát triển của cơ thể. Ở nữ giới, quá trình này thường diễn ra trong giai đoạn mang thai hoặc tới kỳ kinh nguyệt. Khi hormone thay đổi, lượng estrogen cao hơn mức bình thường. Đây là nguyên nhân khiến bạn mọc mủ ở lợi chân răng.

Khi không phát hiện kịp thời, nướu càng sưng phồng nặng hơn. Hiện tượng này dễ xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

3. Cục mủ nhỏ dưới nướu chân răng có nguy hiểm không

Sưng nướu không chỉ gây đau nhức và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt mà nếu không được điều trị kịp thời còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho toàn thân.

3.1. Nhiễm trùng máu

Các cục mủ trắng dưới răng tưởng chừng vô hại có hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. Chúng có thể ảnh hưởng đến đường máu, gây hiện tượng nhiễm trùng. Nhiễm trùng máu (4) cần phát hiện sớm, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng.

3.2. Mất răng

Nguy hiểm của tình trạng nổi mủ ở nướu nguy cơ bị mất răng. Bởi vi khuẩn tích tụ lâu, xâm nhập vào nướu, ăn vào tủy và gây chết tủy. Dần dần khiến răng suy yếu và ảnh hưởng.

3.3. Ung thư miệng

Nếu nổi mủ ở nướu răng thường xuyên và ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên không có phương pháp giải quyết nhanh chóng sẽ dẫn đến ung thư miệng, gây ảnh hưởng đến tính mạng.

3.4. Hoại tử niêm mạc

Thường cục mủ sẽ là nơi tích tụ vi khuẩn, dần sẽ lan rộng ra vùng miệng và niêm mạc. Vi khuẩn sẽ phát triển sinh sôi, ảnh hưởng đến niêm mạc, xuất hiện dấu hiệu hoại tử. Tình trạng này tác động xấu đến đường hô hấp và chất lượng sống mỗi người.

4. Cách điều trị mủ dưới nướu chân răng tại nha khoa

Tình trạng có mủ ở nướu chân răng sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Do đó, để duy trì sức khỏe toàn diện, bạn cần chủ động tới nha khoa uy tín khi nhận thấy hiện tượng trên.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân của bệnh. Qua đó tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả đến từng người:

– Mủ do áp xe răng: bác sĩ sẽ rạch áp xe để làm sạch túi mủ, tránh ổ mủ lây lan gây viêm nhiễm mô cơ khác. Bạn cũng sẽ được kê thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,…

– Mủ do vấn đề về nướu: bác sĩ sẽ làm sạch cao răng, làm sạch chân răng, nạo mủ. Nếu nướu bị tụt thì cần ghép nướu, cấy ghép xương ổ răng để khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ

– Răng viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng: răng cần được nhổ bỏ và phục hình bởi giải pháp nha khoa phù hợp

5. Cách điều trị mủ dưới nướu chân răng tại nhà

Đến nha khoa là phương pháp khắc phục mủ ở lợi chân răng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chưa thể đến gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà sau:

5.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Đầu tiên, hãy thay đổi ngay chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Những thói quen ăn uống thiếu khoa học, dùng thực phẩm bẩn hoặc nhiều axit sẽ khiến răng miệng ảnh hưởng và có bệnh lý.

Ngoài ra, ăn uống tăng cường nhóm chất tốt cho sức khỏe. Dùng nhiều rau xanh và trái cây, uống nước ép, bổ sung canxi cho cơ thể.

5.2. Vệ sinh răng miệng

Răng miệng cần vệ sinh khoa học và cẩn thận để không có biểu hiện mụn nước cũng như ngăn vi khuẩn tồn tại. Hãy sử dụng loại bàn chải chải răng mềm, đánh răng 2 – 3 lần/ ngày.

Ăn uống xong nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và giúp bề mặt răng tự nhiên, chắc khỏe.

Vệ sinh răng miệng khoa học

Vệ sinh răng miệng khoa học

5.3. Dùng nước muối loãng

Trong muối có tính kháng khuẩn hỗ trợ làm sạch răng miệng và ngăn chặn những ảnh hưởng khác nhau. Với trường hợp mủ ở nướu răng, cần dùng nước muối thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn có hại. Bạn nên súc miệng với nước muối hai lần vào sáng và tối mỗi ngày để sức khỏe nướu được cải thiện.

5.4. Mật ong làm xẹp cục mủ

Nếu có sẵn mật ong trong nhà, bạn có thể dùng nguyên liệu này giúp làm xẹp mụn ở nướu chân răng. Trong mật ong có nhiều hoạt chất giúp chống viêm, kháng khuẩn. Vì thế, khi dùng mật ong theo cách sau, vùng nướu sưng sẽ được cải thiện:

– Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ

– Bôi lượng mật ong vừa đủ vào vị trí mụn mọc

– Sau 5 – 10 phút thì súc miệng lại với nước sạch

5.5. Sử dụng túi trà xanh

Túi trà xanh cũng hỗ trợ làm xẹp mụn ở nướu chân răng hiệu quả. Nhờ có nhiều hoạt chất kháng viêm và chống oxy hóa, túi trà xanh hỗ trợ cải thiện các vấn đề về nướu.

Cách thực hiện:

– Vệ sinh khoang miệng

– Dùng túi trà xanh còn ấm chà massage nhẹ lên vị trí lợi có mủ

– Thực hiện bước trên cho đến khi túi trà xanh nguội

5.6. Dùng hoa cúc giảm viêm

Hoa cúc cũng có công dụng giảm đau cũng như chống viêm, kháng khuẩn. Vì thế, bạn có thể sử dụng hoa cúc để làm trà uống mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng mụn mọc ở nướu chân răng.

Cách thực hiện:

– Cho hoa cúc pha với nước nóng

– Dùng khoảng 2 – 3 ly trà hoa cúc hàng ngày

Dùng hoa cúc giảm viêm

Dùng hoa cúc giảm viêm

5.7. Rau kinh giới trị cục mủ do viêm lợi

Rất nhiều người sử dụng rau kinh giới để trị cục mủ ở lợi. Theo nghiên cứu, rau kinh giới có thể giảm sưng tấy và sưng mụn mủ hiệu quả.

Cách thực hiện

– Rửa sạch 200g rau kinh giới trong nước muối

– Cho rau kinh giới, nước và ít muối vào đun sôi

– Lấy dung dịch thu được súc miệng mỗi ngày

Bài viết đã giải đáp thắc mắc về cục mủ nhỏ dưới nướu chân răng là dấu hiệu của bệnh gì? Nổi mủ ở nướu răng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với những thông tin được chia sẻ của Nha khoa Paris, bạn sẽ sớm có được nụ cười tự tin, ngăn chặn bệnh lý răng miệng xuất hiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Viêm nướu chân răng
Viêm nướu chân răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm nướu chân răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm nướu chân răng là bệnh lý nha khoa có thể xảy ra với bất kỳ ai. Bệnh không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy

Ngày 09/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Viêm nướu chân răng uống thuốc gì : 7 Loại thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng uống thuốc gì : 7 Loại thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng là bệnh lý thường gặp gây nhiều đau đớn và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế rất nhiều người bệnh không

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang