Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trình tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc

Mọc răng được xem là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ trình tự mọc răng của bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp các cha mẹ giải đáp vấn đề trên và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà để bé vượt qua được tình trạng khủng hoảng khi mọc răng.

1. Thời điểm trẻ em bắt đầu mọc răng sữa

Đa số trẻ em đều bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mầm răng sữa của trẻ đã được hình thành ở tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, khi vẫn còn ở trong bụng mẹ. Ở giai đoạn trên, mầm răng thường chỉ tích lũy dần canxi. Đến khoảng 6 tháng sau khi sinh, các mầm răng của trẻ sẽ phát triển và bắt đầu mọc lên trên bề mặt nướu. (1)

Trên thực tế, không phải bé nào cũng mọc răng đầu tiên ở 6 tháng tuổi. Có trẻ mọc răng từ 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, cũng có trẻ không mọc chiếc răng nào cho đến sinh nhật đầu tiên. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do chế độ dinh dưỡng, di truyền… Nếu như trẻ vẫn ăn uống bình thường, phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Trẻ thường mọc răng từ 6 tháng tuổi

Trẻ em thường mọc răng từ 6 tháng tuổi

2. Trình tự mọc răng của bé

Dưới đây là trình tự mọc răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ.

2.1. Đối với răng sữa

Răng sữa của trẻ mọc theo trình tự như sau: (2)

– Từ 6 – 10 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng cửa giữa ở hàm dưới

– Từ 8 – 12 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng cửa giữa ở hàm trên

– Từ 9 – 13 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng cửa bên ở hàm trên

– Từ 10 – 16 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng cửa bên ở hàm dưới

– Từ 13 – 19 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng hàm số 4 ở hàm trên

– Từ 14 – 18 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng hàm số 4 ở hàm dưới

– Từ 16 – 22 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng nanh hàm trên

– Từ 17 – 23 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng nanh hàm dưới

– Từ 23 – 31 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng số 5 hàm dưới

– Từ 25 – 33 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng số 5 hàm trên

Trình tự mọc răng của bé

Trình tự mọc răng sữa của bé

2.2. Đối với răng vĩnh viễn

Trên thực tế, răng sữa của trẻ chỉ tồn tại một khoảng thời gian sẽ thay thế sang răng vĩnh viễn. Quá trình thay răng vĩnh viễn sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi theo thứ tự như sau:

– Từ 6 – 7 tuổi: thay các răng cửa giữa ở cả hàm trên và dưới

– Từ 7 – 8 tuổi: thay các răng cửa bên ở cả hàm trên và dưới

– Từ 9 – 11 tuổi: thay các răng hàm số 4 ở cả hàm trên và dưới

– Từ 9 – 12 tuổi: thay các răng nanh ở cả hai hàm

– Từ 10 – 12 tuổi: thay các răng hàm số 5 ở cả hai hàm

3. Trẻ khi mọc răng có những dấu hiệu gì

Trẻ mọc răng sẽ có những dấu hiệu điển hình như sau: (3)

– Nướu bị sưng tấy, nhạy cảm hơn do răng cần phải phá vỡ cấu trúc nướu để có thể mọc lên trên.

– Trẻ bị khó ngủ, xáo trộn giấc ngủ do nướu bị sưng đỏ kèm theo tình trạng đau nhức.

– Trẻ chảy nước dãi nhiều hơn do răng sữa mọc sẽ kích thích dây thần kinh số 5.

– Nổi phát ban ở mặt do nước dãi chảy xuống.

– Chồi răng của trẻ bắt đầu xuất hiện trên bề mặt nướu.

– Trẻ hay gặm, cắn bất kỳ đồ vật gì mà chúng có thể chạm vào như đồ chơi, thìa, chén… để giảm cảm giác khó chịu, ngứa ở nướu.

– Trẻ lười ăn, hay khó chịu, quấy khóc do tình trạng đau nhức và sưng tấy ở mô nướu tại vị trí mọc răng.

– Sốt 38 – 38,5 độ và có thể kèm theo tình trạng đi tướt.

 Nướu bị sưng tấy khi trẻ mọc răng

Nướu bị sưng tấy và khó chịu khi trẻ mọc răng sữa

4. Tại sao trẻ mọc răng không theo đúng thứ tự

Thực tế có nhiều trẻ mọc răng không theo đúng thứ tự mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên. Nguyên nhân là do di truyền, chế độ ăn uống, tác động mạnh, thói quen xấu và viêm nhiễm nướu.

– Di truyền: Mọc răng không theo đúng thứ tự cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Điều đó có nghĩa là nếu trong gia đình có người mọc răng sai trình tự thì bé cũng có khả năng gặp phải tình trạng tương tự.

– Chế độ ăn uống: Ăn uống không khoa học khiến cho cơ thể của trẻ bị thiếu nhiều dưỡng chất, làm ảnh hưởng đến trình tự mọc răng.

– Tác động mạnh: Trẻ em là nhóm đối tượng rất hiếu động, có thể xảy ra va chạm mạnh khi vui chơi và làm tổn thương đến mầm răng. Đây cũng chính là lý do khiến cho răng của trẻ mọc không đúng theo tiến độ dự kiến.

– Thói quen xấu: Nếu như trẻ có thói quen chỉ ăn nhai ở một bên hàm thì vùng nướu tại đó sẽ bị nhẵn hơn nên răng gặp phải nhiều khó khăn để nhô lên và ảnh hưởng đến trình tự mọc răng.

– Viêm nhiễm nướu: Trong quá trình mọc răng, nướu của trẻ rất nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu trẻ có hệ miễn dịch kém thì rất dễ bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm nướu cũng làm cho răng mọc chậm hơn so với bình thường.

5. Trẻ mọc răng sai thứ tự có làm sao không

Răng mọc sai thứ tự có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như: răng vĩnh viễn mọc sai lệch, dễ mắc bệnh răng miệng, ảnh hưởng đến quá trình ăn dặm và phát âm.

– Răng vĩnh viễn mọc sai lệch: Răng sữa nào mọc trước thường sẽ rụng trước. Do đó, nếu răng sữa của trẻ mọc sai thứ sự thì răng vĩnh viễn cũng dễ gặp phải tình trạng tương tự, khiến cho răng mọc khấp khểnh, hô, móm…

– Dễ mắc bệnh răng miệng: Răng vĩnh viễn mọc sai vị trí khiến cho khớp cắn của hai hàm bị sai lệch. Khi đó, quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày chắc chắn cũng trở nên khó khăn hơn, khiến cho vi khuẩn dễ phát triển và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng, nướu như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

– Ảnh hưởng đến quá trình ăn dặm: Răng mọc không đúng trình tự cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ lười nhai. Nếu tình trạng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài, cơ hàm của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

– Ảnh hưởng đến phát âm: Ba năm đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất đối với quá trình tập nói của trẻ. Nếu như trẻ mọc răng không đúng trình tự, răng cửa mọc sau răng hàm thì rất dễ dẫn đến tình trạng nói ngọng, phát âm không tròn vành rõ chữ.

Răng vĩnh viễn mọc lệch do răng sữa mọc sai thứ tự

Răng vĩnh viễn mọc sai lệch do răng sữa của trẻ mọc không đúng thứ tự

6. Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng của trẻ trong thời kỳ mọc răng

Trong thời kỳ mọc răng, cha mẹ cần phải chăm sóc răng miệng cho trẻ cẩn thận. Cụ thể như sau:

– Với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ nên sử dụng gạc rơ lưỡi và nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày. Khi trẻ lớn hơn 1 tuổi, cha mẹ nên dùng bàn chải mềm để làm sạch khoang miệng hiệu quả hơn.

– Nên cho trẻ uống nước sau khi ăn dặm hoặc uống sữa để làm sạch miệng.

– Chọn cho trẻ những vòng nhai nướu có chất liệu tốt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

– Vệ sinh đồ chơi, đồ gặm nướu của trẻ thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập khi trẻ gặm, cắn.

– Cho trẻ ăn uống khoa học, bổ sung thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho răng, nướu phát triển khỏe mạnh.

– Chơi với trẻ nhiều hơn nhằm giúp trẻ quên đi những cơn đau nhức, khó chịu ở nướu.

– Tránh cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt bởi đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng của trẻ.

Chắc hẳn với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về trình tự mọc răng của bé. Trong giai đoạn trẻ mọc răng, cha mẹ nên quan tâm và chăm sóc cẩn thận để bé có sức khỏe răng miệng tốt nhất. Nếu phát hiện răng của trẻ có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường thì cần đưa trẻ đến nha khoa ngay để khám kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mọc răng
Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng là một vấn đề hiện đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi mọc răng là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Mọc răng là một trong các giai đoạn phát triển ở trẻ. Trẻ thường sẽ bắt đầu có biểu hiện mọc răng từ khi 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có

Ngày 28/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Mọc răng là một dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, trẻ 8 tháng chưa mọc răng là vấn đề mà

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Hàm răng là bộ phận được rất nhiều người quan tâm bởi quyết định trực tiếp tới tính thẩm mỹ khuôn mặt và cả chức năng ăn nhai. Vậy răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Mọc răng sữa là dấu mốc phát triển rất quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ áp lực về chuyện trẻ bị sốt và hay quấy khóc khi

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ nên nhiều bố mẹ rất quan tâm. Hầu hết bố mẹ lần đầu có con đều bỡ ngỡ và thắc mắc về quá

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương