Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm nướu chân răng uống thuốc gì : 7 Loại thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng là bệnh lý thường gặp gây nhiều đau đớn và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế rất nhiều người bệnh không biết viêm nướu chân răng uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh? Trong bài viết sau, Nha khoa Paris sẽ gợi ý tới bạn các loại thuốc trị viêm nướu hiệu quả nhất hiện nay.

1. Top 7 loại thuốc chữa viêm nướu chân răng hiệu quả

Bệnh viêm nướu kéo dài có thể gây nhiều đau đớn kèm theo hệ lụy nguy hiểm. Do đó để muốn điều trị dứt điểm, người bệnh cần có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Dưới đây là 7 loại thuốc trị viêm nướu chân răng được bác sĩ khuyên dùng:

1.1. Thuốc Nha Chu Tán trị viêm nướu

Nha Chu Tán là sản phẩm được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu tại Công ty Cổ phần Bệnh viện Thuốc Dân Tộc và chính thức ra mắt thị trường đầu năm 2022. Sản phẩm giúp giải quyết hiệu quả mọi vấn đề về răng miệng an toàn từ thảo dược tự nhiên.
Thành phần:

Bài thuốc được bào chế với hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như như nhân trung bạch, ô long vĩ, bách thảo sương, hoàng đằng,…

Công dụng:

– Có công dụng giúp giảm đau, kháng viêm, phục hồi các ổ viêm loét

– Điều trị viêm nướu, viêm nha chu, nấm lưỡi, chảy máu chân răng

– Làm sạch miệng, loại bỏ mùi hôi miệng do viêm nướu và sâu răng gây ra

– Giảm sâu răng, ê buốt răng, đau nhức răng, răng lung lay

Cách dùng:

– Lấy một lượng vừa đủ cao bôi rồi chấm vào khu vực viêm nướu

– Thực hiện liên tục 2 – 3 lần/ ngày để có hiệu quả tốt

Thuốc Nha Chu Tán trị viêm nướu

Thuốc Nha Chu Tán trị viêm nướu

1.2. Syndent Plus Dental Gel

Syndent Plus Dental Gel là loại thuốc chữa viêm lợi dưới dạng gel được bác sĩ thường xuyên chỉ định để điều trị dứt điểm các cơn đau nhức, khó chịu của bệnh lý. Hơn nữa, thuốc còn có tác dụng đánh bay các mảng bám khó chịu bám trên gốc răng.

Thành phần chính: Metronidazole, Chlorhexidine, Lidocaine Hydrochloride,…

Công dụng:

– Loại bỏ các loại vi khuẩn tại ổ viêm nướu trong chân răng của người bệnh viêm nướu, viêm nha chu

– Ngăn ngừa nhiễm trùng ở nướu và giảm ê buốt sau khi cao vôi răng hoặc mài cùi răng để phục hình

– Giúp phòng ngừa nhiễm trùng trong quá trình nhổ răng sữa

– Gây tê bề mặt và giảm đau ngay tại chỗ

Cách dùng:

– Trẻ trên 30 tháng tuổi: bôi thuốc 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần cách 6 tiếng với những vùng viêm nướu

– Người lớn: bôi thuốc 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần cách 6 tiếng với những vùng viêm nướu

1.3. Thuốc Naphacogyl trị viêm lợi

Thuốc Naphacogyl là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng bệnh lý răng miệng cấp và mãn tính. Hiện nay thuốc Naphacogyl có mặt tại hầu hết hiệu thuốc Tây dưới dạng thuốc uống không kê đơn. Người bệnh sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu, nhiễm trùng chân răng có thể dùng Naphacogyl để ngăn ngừa biến chứng.

Thành phần chính:

– Spiramycin: là loại kháng sinh họ macrolid có phổ kháng khuẩn trên các vi khuẩn gây bệnh ở răng miệng

– Metronidazole: ức chế nhóm vi khuẩn kỵ khí gram âm và các loại ký sinh trùng

– Tá dược: Lactose, Glycerin, Aerosil, Eratab, Sunset yellow lake, Eudragit E100, Magnesium stearate,…

Công dụng:

– Naphacogyl được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng bệnh răng miệng cấp hoặc mãn tính

– Điều trị áp xe răng, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm tấy

– Phòng ngừa nhiễm khuẩn vùng răng miệng sau phẫu thuật

Cách dùng:

– Với người trưởng thành: uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 2 – 3 viên

– Trẻ em từ 10 – 15 tuổi: uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên

– Trẻ từ 5 – 10 tuổi: liều dùng khuyến cáo là uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên

viêm nướu chân răng uống thuốc gì

Thuốc Naphacogyl trị viêm lợi

1.4. Thuốc bôi trị viêm nướu Emofluor Gel

Emofluor Gel là sản phẩm có nguồn gốc từ Thụy Sĩ và được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Thuốc có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu, qua đó giảm nhanh các triệu chứng liên quan như sưng đỏ, đau nhức, lở loét lợi.

Thành phần chính: Stannous Fluoride, Xylitol, Sodium fluoride và Tin fluoride.

Công dụng:

– Đặc trị tình trạng viêm nướu, tụt nướu, mòn men răng

– Tái khoáng men răng, ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý nha khoa khác

– Tăng cường sức khỏe răng và mô nướu

– Có thể dùng với trường hợp viêm loét niêm mạc miệng

– Dùng sau phẫu thuật răng miệng để ngăn ngừa viêm nhiễm

Cách sử dụng:

– Lấy 1 lượng vừa đủ thuốc thoa lên bề mặt răng và nướu

– Lấy ngón tay xoa đều, giữ trong khoảng 1 phút

– Dùng khăn lau sạch và không súc miệng lại bằng nước

1.5. Metronidazol Stada trị viêm nướu chân răng

Metronidazol Stada là loại thuốc kháng sinh được chỉ định cho người bị viêm lợi. Thuốc có tác dụng mạnh mẽ với trường hợp viêm nướu hình thành do vi khuẩn kỵ khí.

Thành phần chính: Metronidazol, Acid Stearic, Lactose Monohydrate, Magnesium Stearate,…

Công dụng:

– Điều trị, ngăn ngừa nhiễm khuẩn kỵ khí và nhiễm trùng vùng chậu

– Cải thiện tình trạng viêm nướu, viêm loét bao tử do vi khuẩn HP và bệnh lý crohn ở kết tràng

Cách dùng:

– Uống 200mg/lần, 3 lần mỗi ngày, một liều điều trị kéo dài tối thiểu 3 ngày

– Nên uống thuốc sau khi ăn no để tránh gây áp lực tới niêm mạc dạ dày

1.6. Thuốc bôi chữa viêm lợi PerioKin

PerioKin là gel bôi phổ biến trong điều trị viêm nướu và viêm nha chu. Với thành phần chính là Chlorhexidine – hoạt chất có công dụng khử khuẩn và ức chế hoạt động của nấm men và virus hiệu quả. Hơn nữa, Chlorhexidine còn được đánh giá cao trong việc kiểm soát viêm nhiễm ở các mô nha chu.

Công dụng:

– Tiêu diệt các hại khuẩn ở trên niêm mạc

– Giảm đau, tăng tốc độ hồi phục tổn thương của mô nướu

– Điều trị viêm lợi, viêm nha chu và loét miệng

Cách sử dụng:

– Rửa tay và đánh răng sạch trước khi sử dụng thuốc

– Lấy một lượng thuốc PerioKin vừa đủ ra tay và thoa lên vùng nướu răng bị viêm

– Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần sau khi ăn, nên dùng vào buổi tối để có hiệu quả tốt nhất

– Kiên trì sử dụng 5 – 7 ngày tùy vào mức độ bệnh

Thuốc bôi chữa viêm lợi PerioKin

Thuốc bôi chữa viêm lợi PerioKin

1.7. Thuốc kháng sinh Clindamycin điều trị viêm nướu chân răng

Clindamycin là thuốc kháng sinh nhóm Lincosamid, thành phần chính của thuốc có chứa Clindamycin Hydrochloride được nhiều người tin dùng hiện nay. Người bệnh có thể uống thuốc hằng ngày. Đây là loại kháng sinh liều nhẹ và được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc.

Thuốc hoạt động trong điều trị viêm nướu bằng cách tác động diệt khuẩn thông qua cơ chế ngăn cản quá trình phục hồi, sửa đổi liên kết ADN của của vi khuẩn.Từ đó ngăn chặn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu.

Cách dùng:

– Uống 2 lần Clindamycin mỗi ngày, mỗi lần đủ 500gr

– Duy trì sử dụng thuốc trong 6 – 8 ngày liên tục để các triệu chứng của viêm nướu chân răng được cải thiện

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm nướu

Để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất, hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn thì khi dùng thuốc trị viêm nướu chân răng bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

– Trước khi dùng bất kỳ thuốc trị viêm nướu chân răng nào, bạn cũng cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn

– Dùng thuốc kháng sinh đúng liều lượng, quy cách dưới sự giám sát của bác sĩ. Nên tái khám sớm nếu sau một thời gian không thấy bệnh có những biểu hiện tích cực

– Các thuốc điều trị viêm nướu đều có tác dụng phụ. Do đó trong quá trình sử dụng bạn thấy các biểu hiện bất thường, tuyệt đối không được chủ quan mà nên thông báo với bác sĩ ngay

– Có thể kết hợp thuốc trị viêm nướu do bác sĩ kê đơn với các bài thuốc nam, thuốc dân gian để tăng hiệu quả. Thế nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo kết quả điều trị

– Hạn chế việc sử dụng thực phẩm khô, cứng hoặc các thức ăn cay nóng gây kích ứng nướu răng

– Trong quá trình điều trị, chú ý uống đủ nước, ăn đồ mát, rau xanh và trái cây không chua để bổ sung dưỡng chất và vitamin cần thiết, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Bài viết đã giúp cho bạn đọc biết được viêm nướu chân răng uống thuốc gì nhanh khỏi. Có rất nhiều loại thuốc trị viêm nướu chân răng với công dụng, hoạt chất và lưu ý sử dụng khác nhau. Dù với bất kỳ thuốc nào, người bệnh cũng cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu tự ý dùng thuốc sẽ gây nhiều nguy cơ về sức khỏe của người bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa viêm nướu răng
Cục mủ nhỏ dưới nướu chân răng là dấu hiệu của bệnh gì

Cục mủ nhỏ dưới nướu chân răng là dấu hiệu của bệnh gì

Nướu chân răng nổi cục mủ là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn xâm nhập khiến bạn mắc phải bệnh lý về răng miệng. Nếu không điều trị kịp thời

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Viêm nướu chân răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm nướu chân răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm nướu chân răng là bệnh lý nha khoa có thể xảy ra với bất kỳ ai. Bệnh không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy

Ngày 09/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
13 Cách chữa viêm nướu răng dân gian tại nhà dễ làm

13 Cách chữa viêm nướu răng dân gian tại nhà dễ làm

Có rất nhiều cách chữa viêm nướu răng dân gian đơn giản, tiết kiệm mà bạn cần tham khảo như dùng chanh, rễ cam thảo, lá ổi, mật ong,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em : Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em : Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em là một tình trạng khá phổ biến, khi các mô mềm xung quanh răng bị viêm nhiễm. Nguyên nhân của bệnh này có

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, nhận biết sớm và điều trị sớm

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, nhận biết sớm và điều trị sớm

Viêm lợi ở trẻ em không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu như không được chữa trị kịp thời. Những

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nướu răng bị đen: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Nướu răng bị đen: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền