Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nguyên nhân răng ê buốt và cách phòng tránh hiệu quả

Răng ê buốt thường gây ra hiện tượng đau nhức khi ăn hay uống đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc thậm chí hít thở trong không khí lạnh cũng khiến bạn bị ê buốt chân răng. Vậy nguyên nhân răng ê buốt do đâu? Làm sao để phòng ngừa tình trạng răng ê buốt? Đọc tiếp bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thông tin.

1. Nguyên nhân gây tình trạng răng bị ê buốt

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng, tình trạng ê buốt răng được gây ra bởi một loạt nguyên nhân, bao gồm các bệnh lý phổ biến trong lĩnh vực nha khoa như sâu răng, viêm nướu, tụt lợi, và sứt mẻ răng. Ngoài ra, tổn thương cấu trúc răng, chế độ ăn uống không phù hợp và cách vệ sinh răng miệng không đúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng này

Chế độ ăn uống không hợp lý: Tiêu thụ thường xuyên thức ăn và đồ uống có chứa nhiều acid như đồ chua, nước ngọt có gas, soda, có thể làm mòn men răng nhanh chóng và dẫn đến răng bị ê buốt. Người có thói quen ăn thức phẩm quá chua hoặc axit có nguy cơ cao hơn bị răng nhạy cảm hơn.

Tổn thương cấu trúc răng: Sự hủy hoại men răng, sứt mẻ răng, hoặc nứt vỡ răng có thể làm lộ lớp ngà răng, kích thích các thần kinh bên trong, gây ra ê buốt răng. Các trường hợp này thường xảy ra sau khi răng bị chấn thương hoặc do chế độ nhai không đúng cách.

Bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, tụt lợi, sứt mẻ răng có thể gây ra ê buốt răng do tác động trực tiếp lên cấu trúc của răng.

Sau các thủ thuật nha khoa: Các thủ thuật nha khoa như cạo vôi, tẩy trắng, bọc mão răng giả, hoặc các phương pháp phục hình răng có thể làm răng trở nên nhạy cảm và gây ra ê buốt tạm thời.

Thói quen xấu: Nghiến răng, nhai đá, hoặc nghiến răng trong khi ngủ có thể tạo áp lực lên răng và men răng, gây ra tình trạng ê buốt. Thói quen này thường xảy ra trong vô thức.

Vệ sinh răng miệng không tốt: Chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải có lông cứng có thể làm mòn men răng và làm tăng nguy cơ răng bị ê buốt. Sử dụng nước súc miệng chứa nhiều acid hoặc cồn trong thời gian dài cũng có thể gây tổn thương men răng và góp phần làm cho răng nhạy cảm hơn.

2. Cách phòng ngừa đau buốt răng hiệu quả

Đánh răng nhẹ nhàng, thường xuyên xúc miệng bằng nước muối, chế độ ăn uống khoa học, thăm khám nha khoa định kỳ được cho là các phương pháp phòng ngừa đau buốt răng hiệu quả.

2.1. Đánh răng nhẹ nhàng

Nhiều người thường đánh răng thật mạnh vì nghĩ rằng có thể loại bỏ những mảng bám trên răng. Tuy nhiên, đánh răng quá mạnh sẽ khiến men răng bị bào mòn gây ê buốt răng. Bạn nên lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm và để bàn chải tạo thành một góc 45 độ với đường nướu rồi chải lên xuống nhẹ nhàng, đánh răng theo chiều dọc hoặc theo chiều xoay tròn.

nguyên nhân răng ê buốt

Đánh răng nhẹ nhàng

2.2. Súc miệng bằng nước muối

Muối là loại gia vị luôn có trong căn bếp của mỗi gia đình. Bạn có thể pha loãng nước muối để súc miệng hoặc dùng dung dịch nước muối 0.9% để chữa trị ê buốt răng. Đây là mẹo giúp giảm ê buốt răng an toàn và đơn giản nhất bạn có thể thực hiện tại nhà. Ngoài việc giúp giảm đau nhức răng, súc miệng bằng nước muối còn giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, làm dịu kích ứng ở răng và nướu rất tốt.

2.3. Chế độ ăn uống khoa học

Hạn chế các loại đồ uống chứa nhiều axit, nhất là nước có gas, nước chanh, cam. Tránh sử dụng thức ăn quá nóng hoặc lạnh. Ăn nhiều thức ăn cay nóng khiến cho men răng bị mỏng dẫn đến ê buốt chân răng.

Thay vào đó, bạn nên ăn các thực phẩm cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại vi khuẩn tác động làm mòn men răng như: rau quả giàu chất xơ, sữa không đường, phô mai, sữa chua nguyên chất.

Bạn cũng có thể uống trà xanh hoặc nhai kẹo cao su không đường. Nếu vừa ăn thực phẩm có tính axit, đừng vội đánh răng ngay sau khi ăn. Hãy chờ ít nhất 30 phút để men răng ổn định trở lại rồi mới đánh răng.

nguyên nhân răng ê buốt

Chế độ ăn uống khoa học

2.4. Thăm khám nha khoa định kỳ

Thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện các những bệnh về răng miệng và có biện pháp điều trị chính xác. Lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần là cách chăm sóc và bảo vệ răng tốt nhất.

3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Răng ê buốt sẽ không tự khỏi nếu bạn không biết điều trị đúng cách. Vì thế khi có các biểu hiện sau, bạn cần thăm khám bác sĩ để tránh những biến chứng không đáng có:

– Đau răng từng cơn và tăng dần.

– Tăng tiết nước bọt và không thể nhai nuốt thức ăn.

– Tình trạng đau tái phát lại nhiều lần.

Nếu răng bị ê buốt do chấn thương hoặc mòn răng, tùy vào số lượng mô răng bị mất, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phục hình phù hợp như:

– Trám răng: Bác sĩ sẽ làm sạch vùng răng bị ảnh hưởng và lấp các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu trám răng nha khoa, thường là Composite.

Bọc răng sứ: Bác sĩ sẽ mài một phần răng bên ngoài các răng cần điều trị. Sau đó, lắp mão răng sứ cố định được chế tạo theo chuẩn kích thước cung hàm để thay thế.

Nếu răng bị ê buốt do bệnh lý như viêm tủy, sâu răng, viêm nướu,… bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật điều trị phục hồi để tái tạo lại hình dáng răng bao gồm:

– Cạo vôi răng: Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa để loại bỏ các mảng bám và cao răng bám trên bề mặt răng và dưới nướu.

– Trường hợp viêm nướu phát triển thành viêm nha chu, bác sĩ có thể kết hợp thêm các kỹ thuật nạo mủ, đánh bóng bề mặt răng và xử lý mặt gốc răng,… mới có thể điều trị triệt để được bệnh.

– Điều trị nội nha: Kỹ thuật này thường áp dụng cho các răng bị sâu, ảnh hưởng đến tủy. Bác sĩ sẽ loại bỏ tủy răng bằng các dụng cụ chuyên khoa rồi bọc răng sứ để bảo tồn răng.

– Nhổ răng: Kỹ thuật này được chỉ định khi răng bị tổn thương quá nặng và không thể duy trì được nữa.

nguyên nhân răng ê buốt

Thăm khám nha sĩ

Hy vọng với thông tin nêu trên bạn đã biết được nguyên nhân răng ê buốt cũng như cách phòng ngừa ê buốt răng tại nhà. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ tới Nha khoa Paris để được tư vấn chi tiết và miễn phí.

Hiển thị nguồn

Sức khỏe đời sống: “Lý do ê buốt răng không ngờ đến và cách phòng ngừa”

Sức khỏe đời sống: “Hiểu tường tận về răng ê buốt và lời khuyên hữu ích từ chuyên gia”

Hello Bác sĩ: “Vì sao bạn bị ê buốt chân răng? Hiểu rõ để phòng ngừa”

Mayo Clinic: “Sensitive teeth: What treatments are available?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nguyên nhân răng ê buốt
Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Không chỉ gây khó khăn trong ăn uống mà tình trạng răng ê buốt răng kéo dài còn có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

Ê buốt răng thường diễn ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Bạn có thể cảm thấy đau

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước là hiện tượng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do bệnh lý răng miệng, nứt răng, nghiến răng… Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
4 Cách giảm ê buốt răng sau khi tẩy trắng hiệu quả

4 Cách giảm ê buốt răng sau khi tẩy trắng hiệu quả

Cách giảm ê buốt răng sau khi tẩy trắng hiệu quả nhất là sử dụng tỏi, súc miệng nước muối, dùng thuốc bảo vệ men răng và chải răng đúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Vì sao răng bị ê buốt một bên – Giải pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao răng bị ê buốt một bên – Giải pháp khắc phục hiệu quả

Hiện tượng răng bị ê buốt một bên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tổn thương cấu trúc răng, tụt nướu, chăm sóc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng ê buốt khi đánh răng là do đâu, Phương pháp điều trị

Răng ê buốt khi đánh răng là do đâu, Phương pháp điều trị

Hiện tượng răng ê buốt khi đánh răng thường xảy ra do chăm sóc răng miệng không tốt, tụt nướu, tổn thương cấu trúc răng, chế độ ăn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga