Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Vì sao răng bị ê buốt một bên – Giải pháp khắc phục hiệu quả

Hiện tượng răng bị ê buốt một bên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tổn thương cấu trúc răng, tụt nướu, chăm sóc răng miệng sai cách… Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể áp dụng các mẹo tại nhà như sử dụng dầu mè, lá ổi, gel đinh hương, tỏi, nước muối… hoặc tới nha khoa thăm khám.

1. Những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt một bên

Bác sĩ Hoàng Xuân Phong tại Nha Khoa Paris Nguyễn Thái Học đã nhận định, nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng ê buốt răng là do tổn thương cấu trúc răng. Điển hình là những trường hợp như: mòn hở cổ răng, răng bị nứt, mẻ… làm phần ngà răng ở bên trong bị lộ ra bên ngoài. Khi đó, những ống ngà rất dễ bị kích thích trong quá trình ăn nhai hoặc sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và gây nên hiện tượng ê buốt.

 Ngoài ra, ê buốt răng ở một bên còn có thể xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:

– Tụt nướu: Chân răng được các mô nướu bao bọc xung quanh. Khi tình trạng tụt nướu xảy ra, bề mặt chân răng sẽ bị lộ ra bên ngoài và phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Đây là một bộ phận cực kỳ nhạy cảm nên rất dễ bị ê buốt khi gặp phải kích thích trong quá trình ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng.

– Chăm sóc răng miệng sai cách: Chải răng theo chiều ngang, bàn chải quá cứng hoặc sử dụng kem đánh răng có độ bào mòn cao đều là nguyên nhân dẫn tới tình trạng men răng bị bào mòn và gây ê buốt.

– Chế độ ăn uống: Việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm có tính axit cao như nước ngọt, thịt đỏ, trái cây họ cam quýt… sẽ gây hại tới lớp men răng kèm theo tình trạng ê buốt và khó chịu. Thậm chí, nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chúng còn tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu… Khi đó, tình trạng ê buốt răng sẽ càng thêm trầm trọng.

– Thói quen xấu: Thói quen nghiến răng khi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn. Bởi khi nghiến răng, hai hàm răng sẽ cọ xát vào nhau. Tình trạng diễn ra trong một thời gian dài sẽ làm men răng bị bào mòn dần và kéo theo hệ lụy là ê buốt răng.

Răng bị ê buốt một bên do tổn thương cấu trúc răng

Răng bị ê buốt một bên do tổn thương cấu trúc răng

2. Những mẹo vặt chữa ê buốt răng tại nhà an toàn, hiệu quả

Khi gặp phải tình trạng ê buốt răng một bên, bạn có thể áp dụng những mẹo sau để cải thiện: sử dụng dầu mè, lá ổi, gel đinh hương, tỏi, nước muối…

2.1. Cách trị ê buốt răng tại nhà bằng dầu mè

Dùng dầu mè là một mẹo chữa ê buốt răng đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Các thành phần ở trong dầu mè có khả năng loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và giúp những vết thương ở lợi mau lành.

Nếu bị ê buốt răng, bạn chỉ cần cho một thìa dầu dừa và súc miệng trong khoảng 1 – 2 phút. Sau đó, bạn có thể đánh răng như bình thường hoặc súc miệng với nước sạch. Mỗi tuần, bạn nên thực hiện 2 – 3 lần để đem lại kết quả tốt nhất.

Dầu mè có khả năng trị ê buốt răng

Dầu mè có khả năng trị ê buốt răng

2.2. Mẹo vặt chữa ê buốt răng với lá ổi

Trong lá ổi chứa thành phần astringents. Đây là một hợp chất có khả năng làm dịu những cơn ê buốt và đau nhức răng hiệu quả. Không chỉ vậy, astringents còn có tác dụng đẩy lùi các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu…

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị một vài chiếc lá ổi non, đem rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Giã nát lá ổi với một ít muối.

Bước 3: Cho thêm nước vào lá ổi vừa giã để súc miệng trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày, bạn nên súc miệng bằng nước lá ổi khoảng 2 – 3 lần.

Lá ổi giúp đẩy lùi những cơn ê buốt răng

Lá ổi giúp đẩy lùi những cơn ê buốt răng

2.3. Chữa răng bị ê buốt một bên bằng tinh dầu đinh hương

Hoạt chất eugenol trong tinh dầu đinh hương là một chất gây tê tự nhiên, giúp giảm ê buốt và đau nhức răng hiệu quả. Ngoài ra, đinh hương còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên bạn có thể sử dụng như một loại thuốc để chữa răng ê buốt.

Cách thực hiện:

Bước 1: Pha loãng 5 giọt tinh dầu đinh hương với khoảng 2 – 3 giọt nước hoặc dầu pha loãng.

Bước 2: Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp vừa pha và thoa đều lên vùng răng bị ê buốt.

Bước 3: Giữ nguyên trong khoảng 5 – 7 phút để hỗn hợp thấm vào răng.

Bước 4: Súc miệng lại với nước để vệ sinh răng miệng.

2.4. Cách chữa răng bị ê buốt răng một bên bằng tỏi

Không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn, tỏi còn được nhiều người tận dụng để chữa răng bị ê buốt. Các chất florua, allicin ở trong tỏi có khả năng bảo vệ lớp ngà răng và chống lại những kích thích như đồ ăn nóng, lạnh, cay… Không chỉ vậy, chúng còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và giảm viêm nhiễm mô nướu.

Cách thực hiện:

Bước 1: Lấy một 1 tép tỏi tươi đem bóc sạch vỏ và giã nát cùng với vài hạt muối biển.

Bước 2: Súc miệng bằng nước để làm sạch những cặn bẩn trong khoang miệng.

Bước 3: Đắp trực tiếp tỏi lên vùng răng bị ê buốt và giữ nguyên trong 10 – 15 phút.

Bước 4: Nhổ bỏ tỏi và súc miệng lại với nước muối.

Tỏi giúp bảo vệ ngà răng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển

Tỏi giúp bảo vệ ngà răng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển

2.5. Sử dụng nghệ chữa ê buốt răng

Bên cạnh những mẹo trên, bạn cũng có thể sử dụng nghệ để cải thiện tình trạng răng ê buốt. Bởi trong nghệ chứa hoạt chất curcumin có công dụng kháng viêm và làm lành những vết thương ở mô nướu xung quanh răng.

Đặc biệt, cách thực hiện cực kỳ đơn giản nên bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Bạn chỉ cần lấy bột nghệ xoa lên vùng răng ê buốt trong khoảng 1 – 2 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Những tinh chất ở trong bột nghệ sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng để xoa dịu những cảm giác khó chịu ở răng, nướu.

3. Răng bị ê buốt một bên kéo dài phải làm sao

Nếu như đã áp dụng những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên nhưng tình trạng ê buốt răng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám. Bởi rất có thể răng đã bị tổn thương nghiêm trọng hoặc bệnh lý răng miệng đang ở giai đoạn nặng.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ tình trạng răng miệng, xác định chính xác nguyên nhân khiến răng ê buốt và có phương án xử lý tốt nhất. Nếu bạn để tình trạng ê buốt diễn ra trong thời gian dài thì sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng xấu trong tương lai như: mất răng, ảnh hưởng răng liền kề…

4. Biện pháp phòng ngừa răng bị ê buốt một bên

Để phòng tránh tình trạng răng bị ê buốt, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có tính axit cao như cam, quýt, bưởi, cà chua, nước ngọt có ga…

Chải răng ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ mảng bám trên răng. Khi đánh răng, bạn chỉ nên chải theo chiều dọc hoặc đường tròn để tránh làm hại tới men răng.

Lựa chọn những loại bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng đạt chuẩn chất lượng. Ngoài ra, bạn nên thay bàn chải đánh răng khoảng 3 tháng 1 lần hoặc khi bàn chải có dấu hiệu bị tõe ra ngoài.

Cần đợi khoảng 30 phút sau khi ăn để đợi nước bọt tiết ra trung hòa lượng axit đang tăng lên trong khoang miệng.

Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ thì nên đeo máng bảo vệ răng để tránh làm tổn thương tới cấu trúc răng.

Đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần để bác sĩ làm sạch cao răng và kiểm tra toàn bộ răng miệng.

Bạn nên thay bàn chải đánh răng khi bàn chải có dấu hiệu bị tõe ra ngoài

Bạn nên thay bàn chải đánh răng khi bàn chải có dấu hiệu bị tõe ra ngoài

Răng bị ê buốt một bên không phải tình trạng hiếm gặp nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để giảm cảm giác khó chịu tạm thời. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng ê buốt răng triệt để, bạn nên tới nha khoa thăm khám.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề lấy cao răng bị ê buốt
Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Không chỉ gây khó khăn trong ăn uống mà tình trạng răng ê buốt răng kéo dài còn có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

Ê buốt răng thường diễn ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Bạn có thể cảm thấy đau

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước là hiện tượng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do bệnh lý răng miệng, nứt răng, nghiến răng… Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Nguyên nhân răng ê buốt và cách phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân răng ê buốt và cách phòng tránh hiệu quả

Răng ê buốt thường gây ra hiện tượng đau nhức khi ăn hay uống đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc thậm chí hít thở trong không khí lạnh cũng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Răng ê buốt khi đánh răng là do đâu, Phương pháp điều trị

Răng ê buốt khi đánh răng là do đâu, Phương pháp điều trị

Hiện tượng răng ê buốt khi đánh răng thường xảy ra do chăm sóc răng miệng không tốt, tụt nướu, tổn thương cấu trúc răng, chế độ ăn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tổng hợp những cách trị ê buốt răng an toàn và hiệu quả

Tổng hợp những cách trị ê buốt răng an toàn và hiệu quả

Ê buốt răng là tình trạng không ít người gặp phải, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng sai cách, tổn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương