Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa: Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa là hiện tượng khá hiếm gặp, có thể xảy ra do các nguyên nhân khác nhau. Không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, răng thừa còn gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách nhổ răng rồi tiến hành niềng răng hoặc bọc sứ.

1. Nguyên nhân khiến cho răng thừa mọc giữa 2 răng cửa

Hiện tượng xuất hiện răng thừa mọc ở giữa 2 răng cửa xảy ra do mầm răng phân đôi, di truyền, hội chứng Gardner, mầm răng bị va chạm, loạn xương đòn ở sọ và sứt môi hở hàm ếch.

– Mầm răng phân đôi: Mầm răng vĩnh viễn bị phân đôi khiến cho hai chiếc răng chen chúc trên cùng một vị trí, gây thừa răng.

– Di truyền: Về bản chất, cấu trúc răng có khả năng di truyền rất cao, đặc biệt là di truyền trực tiếp từ bố mẹ. Như vậy, nếu như bố hoặc mẹ bị thừa răng thì con cái cũng rất dễ gặp phải hiện tượng trên.

– Hội chứng Gardner: Hội chứng Gardner đặc trưng bởi sự kết hợp của nhiều khối u đại tràng kết hợp với u nang bã nhờn và u xương hàm. Phần lớn những người bị hội chứng trên đều bị thừa răng và chủ yếu phát hiện ở giai đoạn dậy thì.

– Mầm răng bị va chạm: Trong quá trình thay răng, nếu như mầm răng vĩnh viễn bị tác động mạnh do tai nạn, chơi thể thao… thì dễ dẫn đến tình trạng mọc sai chỗ, tạo khoảng trống trên hàm. Khi đó, một răng khác sẽ mọc tại vị trí trống và dẫn tới thừa răng.

– Loạn xương đòn ở sọ: Đây là một bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của xương và răng. Quá trình thay răng sữa diễn ra chậm hơn so với bình thường, dẫn đến nhiều hệ lụy như sai lệch khớp cắn, mọc quá nhiều răng… Trong đó, tỉ lệ người loạn xương đòn ở sọ bị thừa răng dao động khoảng 22%.

– Sứt môi hở hàm ếch: Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh ở trẻ. Sự phân mảnh của lá răng trong quá trình hình thành hàm ếch là nguyên nhân gây ra hiện tượng mọc thừa răng trên cung hàm. Tỉ lệ mọc thừa răng ở những người bị dị tật trên lên tới hơn 20%.

Răng thừa mọc ở giữa 2 răng cửa do di truyền

Răng thừa mọc giữa răng cửa do di truyền

2. Răng thừa mọc ở giữa 2 răng cửa ảnh hưởng như thế nào

Răng thừa mọc chen giữa răng cửa sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng, gây sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng ăn nhai và tăng

2.1. Tính thẩm mỹ

Răng thừa xuất hiện giữa hai răng cửa chắc chắn sẽ khiến cho hàm răng bị mất đi thẩm mỹ. Bởi đây là nhóm răng nằm ngay phía trước, bên ngoài của hàm răng. Chưa kể, chúng còn dễ bị lộ ra ngoài khi nói chuyện, cười… Điều đó sẽ phần nào ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp hàng ngày. Thậm chí, nhiều người còn trở nên tự ti và mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Răng thừa gây mất thẩm mỹ

Răng thừa gây mất thẩm mỹ

2.2. Sai lệch khớp cắn

Răng mọc thừa sẽ chèn vào vị trí của răng mọc chính. Vậy nên, răng chính mọc lên rất dễ bị sai vị trí, dẫn tới tình trạng răng mọc chen chúc trên cung hàm, lệch khớp cắn và thay đổi cấu trúc của toàn hàm răng.

Khi đó, răng, môi và lưỡi sẽ không thể phối hợp một cách nhịp nhàng, khiến phát âm không được tròn vành rõ chữ. Chưa kể, tình trạng sai khớp cắn diễn ra trong thời gian dài còn có thể gây những cơn đau nhức ở vùng khớp thái dương hàm.

2.3. Ảnh hưởng chức năng ăn nhai

Như chúng tôi đã chia sẻ, răng mọc thừa sẽ làm sai lệch khớp cắn. Khi đó, chức năng ăn nhai hàng ngày sẽ bị suy giảm đi rõ rệt. Thức ăn không được nghiền nhuyễn trước khi đi xuống dạ dày sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa, làm rối loạn quá trình hấp thu và biến đổi chất của cơ thể. Nếu tình trạng trên kéo dài, bạn sẽ rất dễ mắc phải các bệnh lý như loét dạ dày, viêm đại tràng, suy dinh dưỡng….

Suy giảm chức năng ăn nhai làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày

Suy giảm chức năng ăn nhai làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày

2.4. Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng

Những răng mọc thừa chen giữa răng cửa thường có hình dáng và kích thước bất thường. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cặn thức ăn giắt lại trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

Đây chính là nơi trú ngụ rất lý tưởng cho vi khuẩn gây hại phát triển và làm tổn thương tới răng, nướu. Chúng sẽ gây ra những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng…

3. Cách khắc phục răng mọc thừa ở giữa răng cửa

Đối với tình trạng răng mọc thừa ở nhóm răng cửa, các bác sĩ nha khoa thường chỉ định nhổ bỏ răng vĩnh viễn để tránh ảnh hưởng xấu tới hàm răng. Sau đó, bạn cần tiến hành niềng răng hoặc bọc sứ để hàm răng trở nên đều đẹp và có khớp cắn chuẩn.

– Bọc sứ:

Nếu như sau khi nhổ bỏ răng thừa, khoảng cách 2 răng cửa không quá thưa, bạn có thể bọc sứ. Các bác sĩ sẽ mài đi một lớp men răng thật và bọc mão sứ bên ngoài. Răng sứ có màu sắc và hình dáng rất giống với răng tự nhiên. Bên cạnh đó, răng sứ cũng có khả năng chịu lực rất tốt nên đảm bảo chức năng ăn nhai cơ bản hàng ngày.

– Niềng răng:

Trong trường hợp khoảng cách giữa 2 răng cửa lớn, các răng còn lại trên cung hàm cũng bị sai lệch nhiều, phương án hiệu quả nhất là niềng răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng những khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, khay trong… để kéo răng trở về đúng vị trí trên cung hàm.

Răng thừa nên nhổ bỏ

Răng thừa nên nhổ bỏ

4. Nhổ răng thừa bao nhiêu tiền

Tại hệ thống Nha Khoa Paris, dịch vụ nhổ răng thừa giữa răng cửa có giá từ 500.000 – 1.500.000 đồng/răng. Trong đó, chi phí nhổ răng với công nghệ Piezotome sẽ cao hơn do nhanh liền vết thương, tiết kiệm thời gian…

Bảng giá cụ thể như sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Nhổ răng vĩnh viễnRăng500.000
Chi phí nhổ răng không đau (với công nghệ Piezotome)Răng1.000.000

Tóm lại, răng thừa mọc giữa 2 răng cửa có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi gặp phải hiện tượng trên, bạn nên nhanh chóng tới nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và xử lý sớm.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: “Một số điều cần biết về răng thừa”
Healthline: “Mesiodens (Extra Tooth) Causes and Why It Should Be Treated”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng
Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Cấy răng Implant là phương pháp phục hình lại răng hiện đại nhất. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng trụ răng Implant, với độ bền

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

Bạn có thể gặp phải những rủi ro khi nhổ răng như: chảy máu kéo dài, đau nhức khi cử động hàm, nướu phục hồi chậm, nhiễm trùng, tổn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng tiểu phẫu là gì? Khi nào cần thực hiện

Nhổ răng tiểu phẫu là gì? Khi nào cần thực hiện

Thông thường, những chiếc răng không còn giá trị sử dụng và có thể gây hại đến sức khỏe chung sẽ được loại bỏ bằng thủ thuật nhổ răng.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Giải đáp: Tại sao sau nhổ răng không được ngậm nước muối

Giải đáp: Tại sao sau nhổ răng không được ngậm nước muối

Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo không nên ngậm nước muối sau khi nhổ răng bởi nước muối có tính sát khuẩn cao và có thể loại bỏ các

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Giải đáp: Huyết áp cao có nhổ răng được không

Giải đáp: Huyết áp cao có nhổ răng được không

Nhổ răng là một thủ thuật được bác sĩ chỉ định trong trường hợp viêm nha chu nặng, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… Vậy người bị huyết áp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút – Chi phí nhổ răng sâu

Nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút – Chi phí nhổ răng sâu

Thời gian nhổ răng sâu thường dao động khoảng 10 – 30 phút/răng. Tuy nhiên, nhổ răng sâu mất bao nhiêu phút còn tùy thuộc vào vị

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải