Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng tiểu phẫu là gì? Khi nào cần thực hiện

Thông thường, những chiếc răng không còn giá trị sử dụng và có thể gây hại đến sức khỏe chung sẽ được loại bỏ bằng thủ thuật nhổ răng. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn cần thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ răng một cách an toàn. Vậy nhổ răng tiểu phẫu là gì? Khi nào cần thực hiện? Theo dõi bài viết ngay sau đây để có câu trả lời chi tiết, cụ thể nhất.

1. Nhổ răng tiểu phẫu là gì

Nhổ răng tiểu phẫu là phương pháp mổ lấy hoàn toàn răng ra ngoài bằng các kỹ thuật như: cắt chia chân, mở rộng xương ổ răng và khâu đóng niêm mạc nướu để vết thương mau lành.

Về cơ bản, tiểu phẫu nhổ răng cũng giống như thủ thuật nhổ răng thông thường nhưng đòi hỏi thêm thao tác rạch nướu vùng nhổ răng, đôi khi yêu cầu cắt xương ổ răng. Ngoài ra, tất cả thao tác trong tiểu phẫu nhổ răng đều cần phải đảm bảo vô trùng và thực hiện dưới sự hỗ trợ của thuốc tê và thuốc giảm đau.

2. Trường hợp nào cần nhổ răng tiểu phẫu

Nha sĩ thường thực hiện tiểu phẫu loại bỏ răng trong các trường hợp như răng mọc lệch, răng khôn, răng nứt vỡ nghiêm trọng, nhiễm trùng chân răng, chỉnh hình răng và răng sữa không rụng.

– Răng mọc lệch:

Răng mọc sai hướng, lệch lạc dễ chèn ép và gây áp lực lên các răng khác. Lúc này, bạn cần thực hiện tiểu phẫu nhổ răng để loại bỏ tình trạng này.

– Răng khôn:

Răng khôn thường mọc lệch và mọc ngầm, gây áp lực lên răng số 7 bên cạnh nên cần được loại bỏ bằng tiểu phẫu càng sớm càng tốt.

Răng vỡ hoặc nứt nghiêm trọng:

Khi răng bị nứt, vỡ, hư hỏng đến mức không thể phục hồi được nữa, bạn có thể sẽ cần thực hiện tiểu phẫu nhổ răng để loại bỏ răng đã bị tổn thương.

– Nhiễm trùng chân răng:

Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng phá hủy các mô xung quanh chân răng sẽ khiến răng bị lung lay và không thể phục hồi. Tiểu phẫu nhổ răng sẽ được chỉ định trong trường hợp này để loại bỏ răng tổn thương và ngăn ngừa sự lây lan nhiễm trùng.

– Chỉnh hình răng:

Trong một số trường hợp chỉnh hình nha khoa, việc nhổ răng là rất cần thiết để tạo khoảng trống phù hợp để điều trị chỉnh hình.

– Răng sữa không rụng:

Trong một số trường hợp, răng sữa ở trẻ nhỏ không rụng và ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn sẽ cần phải thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ.

Trường hợp nào cần làm tiểu phẫu nhổ răng

Trường hợp nào cần làm tiểu phẫu

3. Nhổ răng tiểu phẫu có gây đau đớn không

Tiểu phẫu nhổ răng thường không gây đau đớn do đã được gây tê tại vị trí nhổ răng. Thuốc tê có tác dụng ức chế một cách có hồi phục dây thần kinh cảm giác tại vùng nhổ răng nên bạn sẽ không cảm thấy đau đớn hay ê buốt khi thực hiện tiểu phẫu.

Tuy nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng (sau khoảng 60 – 90 phút), bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu và sưng vùng nhổ răng. Đừng quá lo lắng mà hãy tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau nhổ răng của bác sĩ, tình trạng sưng, nhức sẽ được cải thiện nhanh chóng.

4. Quy trình nhổ răng tiểu phẫu

Tiểu phẫu nhổ răng sẽ bao gồm các bước như thăm khám, sát trùng, gây tê, nhổ răng, khâu vết thương, cầm máu và hướng dẫn chăm sóc tại nhà.

Bước 1: Thăm khám

Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát để xác định cụ thể tình trạng răng miệng. Tiếp đến, bạn sẽ cần chụp X-quang răng để theo dõi một cách cụ thể vị trí, hướng mọc, tình trạng xương quanh răng. Nếu chân răng có tình trạng nhiễm trùng, sưng đỏ, bạn cần được điều trị triệt để trước khi tiến hành tiểu phẫu.

Thăm khám tổng quát

Thăm khám tổng quát

Bước 2: Sát trùng

Bạn sẽ được sát trùng khoang miệng bằng cách súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, giúp ngăn ngừa khả năng nhiễm khuẩn.

Bước 3: Gây tê

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng cần nhổ răng nhằm hạn chế đau nhức, khó chịu.

Bước 4: Nhổ răng

Công đoạn nhổ răng diễn ra như sau:

– Bác sĩ tiến hành rạch nướu, mở rộng phẫu trường để lộ ra chân răng.

– Với các răng mọc ngầm, bác sĩ bắt buộc phải cắt xương để tạo đường thoát cho răng.

– Sau cùng, bác sĩ sẽ dùng kìm chuyên dụng để nhổ chân răng ra khỏi ổ răng.

Nhổ răng

Nhổ răng

Bước 5: Khâu đóng vết thương và cầm máu

Dưới đây là các bước xử lý vết thương sau khi nhổ răng:

– Nạo rửa ổ răng để loại bỏ mô mềm, vụn răng còn sót lại.

– Đặt thuốc cầm máu nếu cần thiết.

– Khâu đóng niêm mạc nướu để vết thương mau lành.

– Bác sĩ sẽ đặt một miếng gạc vào vị trí vừa nhổ răng và yêu cầu bạn cắn chặt để tạo lực ép, giúp cầm máu tốt hơn.

Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc vết nhổ tại nhà

Sau khi hoàn thành tiểu phẫu, bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương lại một lượt sau đó kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà để vết nhổ mau lành.

5. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng tiểu phẫu

Để vết thương sớm hồi phục, bạn cần tuân theo các hướng dẫn sau đây:

– Cắn chặt miếng gạc để cầm máu hiệu quả.

– Dùng thuốc theo chỉ định để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

– Tránh ăn uống, nói chuyện trong 2 giờ đầu kể từ khi làm tiểu phẫu.

– Ít nhất 24 giờ sau tiểu phẫu, bạn không nên khạc nhổ, súc miệng mạnh để tránh chảy máu trở lại.

– Không đánh răng trong vòng 12 giờ sau khi thực hiện tiểu phẫu.

– Tránh sử dụng ống hút để ngăn ngừa chảy máu.

– Không hút thuốc lá bởi thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Không hoạt động mạnh để tránh làm vỡ cục máu đông.

– Không ăn thức ăn quá cứng, dai nhằm hạn chế tác động lên vùng vừa nhổ răng.

– Đến nha khoa tái khám hoặc cắt chỉ theo lịch đã hẹn với bác sĩ.

Cách chăm sóc sau nhổ răng

Cách chăm sóc sau nhổ răng

Trên đây là những chia sẻ cụ thể về nhổ răng tiểu phẫu. Bạn cần lưu ý lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện tiểu phẫu nhằm đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao nhất.

Hiển thị nguồn

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG: “Những lưu ý cần nhớ sau phẫu thuật nhổ răng”
Eagle Rock Dental Care: “Tooth Extraction And Other Minor Surgery”
Dental Protection: “Minor oral surgery”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng
Tiêm thuốc tê nhổ răng có đau không? Lưu ý sau khi tiêm thuốc tê

Tiêm thuốc tê nhổ răng có đau không? Lưu ý sau khi tiêm thuốc tê

Để tránh khỏi cảm giác khó chịu khi nhổ răng, đồng thời giúp bạn cảm thấy an tâm hơn, bác sĩ thường chỉ định tiêm thuốc tê trước khi

Giải đáp: Sau nhổ răng bao lâu thì có thể làm được cầu răng

Giải đáp: Sau nhổ răng bao lâu thì có thể làm được cầu răng

Đối với trường hợp nhổ bỏ răng vĩnh viễn, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên trồng răng giả càng sớm càng tốt. Một trong những phương pháp

Nhổ răng bao lâu thì có thể cấy Implant? Các giai đoạn trồng răng

Nhổ răng bao lâu thì có thể cấy Implant? Các giai đoạn trồng răng

Mất răng không chỉ khiến bạn cảm thấy tự ti mà còn gây hưởng về mặt sức khỏe. Vì thế, cần có biện pháp trồng răng lại kịp thời để tránh

Giải đáp: Sau khi nhổ răng số 4 có bị hóp má không

Giải đáp: Sau khi nhổ răng số 4 có bị hóp má không

Nhổ bỏ răng hàm số 4 là một thủ thuật trong nha khoa được thực hiện khi răng bị bệnh lý quá nặng hoặc hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha.

Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không và lưu ý

Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không và lưu ý

Công dụng của thuốc chống đông máu là ngăn hình thành cục máu đông cho những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng đến quá

Bệnh Lupus ban đỏ có nhổ răng được không, những rủi do bạn cần biết

Bệnh Lupus ban đỏ có nhổ răng được không, những rủi do bạn cần biết

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, có thể gây ảnh hưởng xấu tới khớp, da cùng nhiều cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map