
Để xoa dịu cơn đau nhức khi sưng lợi mọc răng ở trẻ, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau: dùng khăn lạnh, uống thuốc giảm đau, ngậm ti giả và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chỉ cần thực hiện đúng cách, tình trạng ê nhức và sưng nướu ở trẻ sẽ nhanh chóng giảm bớt.
Trẻ sắp mọc răng thường có những dấu hiệu như sau: hay chảy nước dãi, sưng lợi, thích cắn mọi thứ, ít bú, sốt và mất ngủ. Cha mẹ có thể căn cứ theo những dấu hiệu trên để tìm ra những biện pháp tốt nhất giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu.
Thông thường, hầu hết các trẻ sơ sinh đều sẽ chảy nước dãi. Tuy nhiên, khi những chiếc răng chuẩn bị trồi lên khỏi nướu, lượng nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Do đó, trẻ sắp mọc răng rất hay chảy nước dãi. Cha mẹ cần sử dụng khăn giấy mềm để thấm nước dãi của trẻ thường xuyên.
Trẻ hay chảy nước dãi khi sắp mọc răng
Sưng tấy và đau nướu cũng là một dấu hiệu mà hầu hết các bé đều sẽ gặp phải khi sắp mọc răng. Đặc biệt, khi trẻ chuẩn bị mọc chiếc răng sữa đầu tiên, tình trạng sưng nướu sẽ ở mức độ nặng nhất.
Đa số trẻ sơ sinh đều thích đưa đồ vật vào trong miệng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy trẻ bắt đầu cắn, nhai bất kỳ thứ gì thì rất có thể chúng sắp mọc răng. Mầm răng gần nhú ra khỏi nướu là nguyên nhân chính khiến cho hàm răng bị ngứa ngáy. Khi đó, trẻ thường sẽ cắn mọi thứ mà chúng chạm vào để làm giảm bớt cảm giác khó chịu.
Trẻ thích cắn đồ vật
Như những thông tin chúng tôi đã chia sẻ ở phần trên, khi trẻ sắp mọc răng, nướu sẽ bị sưng đỏ và dần nứt ra để răng sữa bắt đầu nhú lên. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị đau nhức, khó chịu. Do đó, rất nhiều bé bú kém hơn bình thường, thậm chí bỏ ăn.
Ngoài ra, khi trẻ chuẩn bị mọc răng, các enzyme có trong cơ thể dần tập trung vào vị trí răng chuẩn bị mọc để giúp răng sớm nhú ra khỏi nướu. Enzyme tiêu hóa bị giảm đi cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy không ngon miệng và chán ăn.
Mọc răng là một lý do khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị thay đổi dẫn tới hiện tượng sốt. Thông thường, trẻ sẽ bị sốt khi nướu sưng đỏ và răng sữa chuẩn bị nhú ra khỏi nướu.
Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi sự thay đổi thân nhiệt của bé. Nếu như trẻ sốt cao, cha mẹ nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để có phương án xử lý kịp thời, tránh tình trạng co giật, rối loạn chất điện giải…
Trẻ bị sốt khi mọc răng
Thường thì tình trạng đau nướu khi chuẩn bị mọc răng sẽ có mức độ dữ dội nhất vào ban đêm. Khi ngủ, do những cơn ê nhức nên bé thường quấy khóc và ngủ không ngon giấc.
Theo chia sẻ của các bác sĩ, tình trạng sưng nướu ở trẻ thường diễn ra khoảng 3 – 5 ngày trước khi mọc răng. Sau khoảng 5 – 7 ngày, hiện tượng sưng nướu sẽ hoàn toàn biến mất. Sưng tấy lợi chỉ là dấu hiệu thông thường khi bé sắp mọc răng nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần chú ý theo dõi tình trạng của trẻ. Nếu như hiện tượng sưng nướu không thuyên giảm, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới nha khoa để bác sĩ thăm khám.
Sưng lợi mọc răng ở trẻ
Để giảm cơn đau nhức khi trẻ nứt lợi mọc răng, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau: dùng khăn lạnh, uống thuốc giảm đau, ngậm ti giả và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Khi trẻ bị sưng nướu và đau nhức, cha mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn sạch nhúng vào nước lạnh hoặc bọc đá viên để lau miệng. Đây là một giải pháp hiệu quả giúp làm giảm tình trạng sưng nướu nhanh chóng,
Ngoài ra, phụ huynh có thể dùng một chiếc thìa mát đặt trực tiếp lên vị trí lợi bị sưng giúp làm giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ uống nước lạnh hoặc ngậm đá để tránh nguy cơ mắc phải bệnh viêm họng.
Phương pháp nhanh nhất giúp trẻ giảm ê nhức khi sưng lợi mọc răng chính là sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, chán ăn… Do đó, cha mẹ cần tuân thủ theo đúng liều lượng và cách sử dụng mà bác sĩ hướng dẫn, tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau bên ngoài cho trẻ sử dụng.
Những cơn đau nhức do sưng nướu sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều và khó ngủ, Khi đó, phụ huynh có thể cho trẻ ngậm ti giả để tiết ra nhiều nước bọt hơn. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Trẻ ngậm ti giả
Trong quá trình trẻ mọc răng, nướu sẽ dần bị nứt ra để răng sữa nhú lên. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào nướu. Do đó, cha mẹ cần chăm sóc răng miệng cho trẻ cẩn thận để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nướu, răng.
Các mẹ nên sử dụng một miếng gạc hoặc vải mềm thấm vào nước ấm để làm sạch nướu, răng cho trẻ sau khi bú hoặc ăn dặm. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp vệ sinh nướu trong lúc tắm cho bé mỗi ngày.
Sưng lợi mọc răng ở trẻ là biểu hiện thường thấy khi trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn mọc răng. Cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ và có giải pháp phù hợp để quá trình mọc răng sữa diễn ra thoải mái và nhẹ nhàng nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900