Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Mọc răng là một trong các giai đoạn phát triển ở trẻ. Trẻ thường sẽ bắt đầu có biểu hiện mọc răng từ khi 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có những trẻ mọc răng sớm hoặc muộn hơn. Vậy răng cửa nào thường mọc trước và quy trình mọc răng của trẻ như thế nào? Trong giai đoạn này cần làm gì để chăm sóc trẻ tốt nhất? Cùng tìm câu trả lời tại đây.

1. Răng cửa nào thường mọc trước

Răng của trẻ sẽ mọc theo thứ tự nhất định, trong đó 2 răng cửa dưới sẽ xuất hiện đầu tiên khi trẻ được 6 – 10 tháng tuổi. Thứ tự tiếp theo như sau:

– Hai răng cửa trên mọc vào tháng thứ 8 – 12

– Khi trẻ được 9 – 13 tháng tuổi, 2 chiếc răng cửa phía trên sẽ mọc và hàm trên đã có 4 răng cửa

– Tiếp theo là 2 răng cửa dưới, 2 răng này mọc khi trẻ được 10 – 16 tháng tuổi

– Hai răng hàm trên đầu tiên xuất hiện khi trẻ từ 13 – 19 tháng tuổi

– Hai răng hàm dưới mọc khi trẻ ở vào khoảng 14 – 18 tháng tuổi và cách vị trí so với 4 răng cửa dưới đầu tiên

– Hai răng nanh hàm trên mọc vào 16 – 22 tháng tuổi

– Hai răng nanh ở hàm dưới xuất hiện khi trẻ ở khoảng 17 – 23 tháng tuổi

– Hai răng hàm phía dưới tiếp theo mọc khi trẻ được 23 – 31 tháng tuổi

– Hai răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc khi trẻ ở 25 – 33 tháng tuổi. Đây là 2 chiếc răng sữa cuối cùng trong quy trình mọc răng của trẻ. Đến khi trẻ 3 tuổi sẽ có 20 chiếc răng sữa được mọc lên

Hai răng cửa hàm dưới thường mọc trước

Hai răng cửa hàm dưới thường mọc trước

2. Bé mọc răng hàm trên trước có sao không

Thông thường trong quá trình trẻ phát triển, hai răng cửa giữa hàm dưới sẽ mọc trước, sau đó mới đến hai răng cửa giữa ở hàm trên. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc theo đúng thứ tự, có nhiều trường hợp trẻ mọc hai răng cửa hàm trên trước.

Theo chuyên gia, việc trẻ mọc răng hàm trên trước không ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển răng sau này. Bố mẹ không cần lo lắng, vẫn bổ sung cho trẻ đầy đủ dưỡng chất và hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng.

Hơn nữa, trong quá trình bé mọc răng và thay răng, cha mẹ cần theo dõi sát sao để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra với sự phát triển răng miệng của bé trong tương lai.

3. Dấu hiệu mọc răng ở trẻ

Một số dấu hiệu thường gặp khi bé đang mọc răng (1) như sau:

– Chảy dãi nhiều: nhờ cơ chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương mà nước bọt trong miệng sẽ tiết ra. Khi trẻ mọc răng, dây thần kinh số 5 bị kích thích khiến trẻ chảy nước dãi nhiều. Ở giai đoạn này, trẻ chưa hoàn thiện kỹ năng nuốt nước bọt, đồng thời khoang miệng cũng còn khá nông nên trẻ thường chảy nước dãi ra ngoài

– Cằm nổi mẩn: do bé chảy quá nhiều nước dãi, khi nước dãi tiếp xúc với da mặt và miệng sẽ gây tình trạng nổi mẩn. Do đó, bố mẹ cần chăm sóc da cho bé cẩn thận hơn

– Ho: nước dãi tiết ra nhiều trong khoang miệng khiến bé dễ ho sặc

– Thích nhai cắn: khi các mầm răng nhú ra khỏi nướu sẽ khiến bé khó chịu và có xu hướng gặm nhấm đồ vật xung quanh mình. Đây là biểu hiện quen thuộc và không cần lo ngại khi bé đang trong quy trình mọc răng (2). Điều bố mẹ cần lưu ý đó là lựa chọn đồ chơi mềm để tránh tổn thương đến nướu của bé

– Chán ăn: khi trẻ thấy khó chịu trong quá trình mọc răng, nhiều mẹ dỗ con bằng cách cho bé ti mẹ hoặc ngậm núm vú giả nhưng điều này có thể khiến trẻ càng thấy khó chịu hơn và chán ăn

– Sốt nhẹ: không ít trường hợp trẻ sốt nhẹ khi mọc răng (3). Nếu trẻ bị sốt chỉ khoảng 38 – 38,5 độ thì bố mẹ chỉ cần lau mát người cho bé và uống thuốc hạ sốt theo chỉ định bác sĩ. Nhưng nếu sốt cao hơn 39 độ, người li bì mệt mỏi thì nên cho bé tới bệnh viện để thăm khám và điều trị

– Trẻ khó ngủ, quấy khóc: trong giai đoạn mọc răng bé thường cảm thấy khó chịu và đau nhức nên bé thường hay quấy khóc, khó ngủ

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ

4. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Khi trẻ mọc răng, bố mẹ cần biết cách chăm sóc bé trong quá trình mọc răng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất:

– Thường xuyên lau nước dãi quanh vùng miệng cho bé để hạn chế nổi mẩn đỏ

– Trong quá trình bé mọc răng, bố mẹ có thể chườm lạnh vào vùng mọc răng để giảm cảm giác khó chịu, đau nhức

– Trong trường hợp bé gặp tình trạng đau nhức kéo dài, bố mẹ cần đưa trẻ tới nha khoa để bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp

– Vệ sinh khoang miệng cho trẻ hàng ngày, có thể dùng khăn gạc mềm nhúng trong nước ấm để vệ sinh vùng nướu và lưỡi cho trẻ từ 2 – 3 lần/ ngày để hạn chế vi khuẩn trong khoang miệng

– Tập cho bé tránh thói quen không tốt cho răng miệng như ngậm ti giả (4), mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng,…

– Kiểm soát khu vực chơi của bé, tránh cho trẻ gặm vật dụng cứng có thể gây tổn thương vùng nướu

– Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ thực phẩm có canxi, vitamin D, chất xơ để hỗ trợ việc mọc răng của trẻ thuận lợi hơn

– Cho trẻ uống đủ nước, chia nhỏ bữa ăn và ưu tiên lựa chọn thức ăn mềm, lỏng để dễ nuốt

Ngoài ra, bố mẹ cần đưa bé tới nha khoa để thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng/ lần. Điều này sẽ giúp kiểm soát hiệu quả vấn đề bất thường về răng miệng. Từ đó có thể khắc phục kịp thời và hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Vệ sinh khoang miệng cho trẻ hàng ngày

Vệ sinh khoang miệng cho trẻ hàng ngày

Trên đây là giải đáp về răng cửa nào thường mọc trước và những lưu ý khi chăm sóc răng cho bé. Bố mẹ hãy luôn nhớ, thể trạng của từng trẻ là khác nhau nên thời điểm mọc răng nào trước, răng nào sau cũng khác nhau. Hãy để Nha khoa Paris giúp các bậc phụ huynh chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ tốt hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Các kiểu mọc răng của bé
Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng là một vấn đề hiện đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi mọc răng là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Mọc răng là một dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, trẻ 8 tháng chưa mọc răng là vấn đề mà

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Hàm răng là bộ phận được rất nhiều người quan tâm bởi quyết định trực tiếp tới tính thẩm mỹ khuôn mặt và cả chức năng ăn nhai. Vậy răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Mọc răng sữa là dấu mốc phát triển rất quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ áp lực về chuyện trẻ bị sốt và hay quấy khóc khi

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ nên nhiều bố mẹ rất quan tâm. Hầu hết bố mẹ lần đầu có con đều bỡ ngỡ và thắc mắc về quá

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trình tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc

Trình tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc

Mọc răng được xem là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ trình tự

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy