Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ nên nhiều bố mẹ rất quan tâm. Hầu hết bố mẹ lần đầu có con đều bỡ ngỡ và thắc mắc về quá trình mọc răng của trẻ. Nha khoa Paris sẽ chia sẻ những thông tin qua bài viết sau để bạn có thể hiểu rõ hơn.

1. Trẻ mọc răng khi nào

Răng sữa (1) còn gọi là răng tạm thời hay răng trẻ em, được mọc trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Tùy từng trường hợp, răng sữa sẽ dần được mọc hoàn thiện khi trẻ 2 – 3 tuổi. Về sau, răng sữa sẽ bị rụng và được thay thế bởi răng vĩnh viễn.

Ở một bộ răng sữa đầy đủ gồm 20 cái: 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới. Mỗi hàm bao gồm có 2 răng cửa bên, 2 răng cửa giữa, 2 răng nanh, 2 răng cối thứ nhất, 2 răng cối thứ 2. Khi bé được 8 tháng tuổi mà chưa mọc răng sữa nào tức là mọc chậm, bố mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Thời gian trẻ mọc răng

Thời gian trẻ mọc răng

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng sữa sẽ có những biểu hiện xuất hiện trong 3 – 5 ngày trước khi răng sữa nhú và tự hết khỏi 3 – 7 ngày. Bố mẹ cần chú ý các dấu hiệu phổ biến khi trẻ mọc răng sữa như sau:

– Chảy nước miếng: khi mọc răng, sưng lợi sẽ kích thích nước bọt trong khoang miệng chảy nhiều hơn. Bố mẹ có thể nhầm lẫn biểu hiện chảy dãi bình thường, không phải do mọc răng

– Sốt mọc răng: khi xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch của bé thay đổi, lợi bị sưng và răng nhô lên có thể làm bé sốt nhẹ. Nếu sốt cao, kéo dài, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám

– Thích cắn: khi răng nhú khỏi nướu có thể bị sưng, áp lực răng trồi lên khỏi lợi khiến bé bứt rứt. Trẻ sẽ tìm cách giảm sự khó chịu qua việc cắn hoặc ngậm tay

– Tiêu chảy: trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa nhẹ khi mọc răng. Tuy nhiên, nếu bé tiêu chảy nặng, nên nhanh chóng đưa bé đi khám

– Cằm và quanh miệng nổi ban: bởi nước dãi chảy nhiều khỏi khoang miệng nên có thể khiến bé nổi ban ở vùng da khô như cằm và quanh miệng. Để không bị nổi ban, bố mẹ nên vệ sinh quanh miệng thường xuyên khi bé chảy nước dãi

– Biếng ăn, bị đau: khi lợi sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau. Trẻ ăn ít sẽ không đủ dinh dưỡng hàng ngày gây tình trạng biếng ăn

– Ngủ không ngon giấc: cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà còn khiến trẻ ngủ không ngon, quấy khóc vào ban đêm

3. Quá trình mọc răng của trẻ

Thứ tự mọc răng của trẻ (2) sẽ lần lượt theo trình tự sau:

– Từ 6 – 10 tháng tuổi: mọc 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới

– Từ 8 – 12 tháng tuổi: bé tiếp tục mọc thêm 2 chiếc răng cửa ở hàm trên

– Từ 9 – 13 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa số 2 ở hàm trên

– Từ 10 – 16 tháng tuổi 2: răng cửa số 2 hàm dưới của bé mọc như hàm trên

– Từ 13 – 19 tháng: xuất hiện 2 răng hàm ở hàm trên

– Từ 14 – 18 tháng: xuất hiện 2 răng hàm ở hàm dưới

– Từ 16 – 22 tháng tuổi: bé tiếp tục mọc 2 răng nanh ở hàm trên

– Từ 17 – đến 23 tháng tuổi: 2 răng nanh ở hàm dưới

– Từ 23 – 31 tháng tuổi: mọc 2 răng hàm phía dưới

– Từ 25 – 33 tháng tuổi: trẻ mọc răng sữa sẽ hoàn thiện với 2 răng hàm phía trên

Dựa vào thể trạng từng bé mà thứ tự mọc răng sữa sẽ khác nhau. Bố mẹ nên lưu ý dùng khăn sữa cùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý vệ sinh răng cho bé, bởi giai đoạn này chưa thể chải răng cho bé. Nên tập chải răng khi bé từ 2 – 5 tuổi. Đặc biệt phải giữ răng trẻ thật sạch vào buổi tối, vì đây là thời điểm dễ gây sâu răng nếu không vệ sinh răng kỹ càng.

Quy trình mọc răng của trẻ

Quy trình mọc răng của trẻ

4. Các vấn đề thường gặp phải khi mọc răng sữa

Với những bé sinh non hoặc không được chăm sóc kỹ càng dễ xảy ra các vấn đề về mọc răng sữa như:

– Dễ mất răng

– Nhiễm trùng răng sữa

– Dễ bị nhiễm trùng

– Xuất hiện đốm nâu hoặc vàng trên răng bé

– Xuất hiện vấn đề sún răng, sâu răng

5. Thời gian và thứ tự mọc răng vĩnh viễn

Khi tới ở độ tuổi nhất định, răng sữa sẽ dần bị thay thế bằng những răng vĩnh viễn như người trưởng thành. Có thể ở mỗi trẻ sẽ có thời gian thay răng khác nhau, những thường theo thứ tự:

– Từ 6 – 7 tuổi: thay chiếc răng hàm đầu tiên

– Từ 6 – 8 tuổi: thay chiếc răng cửa trung tâm

– Từ 8 – 9 tuổi: thay chiếc răng cửa bên

– Từ 9 – 13 tuổi: thay răng nanh và răng tiền hàm

– Từ 12 – 14 tuổi: thay răng hàm thứ hai

– Từ 17 – 25 tuổi: có thể mọc răng khôn

6. Chăm sóc bé trong quá trình mọc răng

Ngoài việc theo dõi lịch mọc răng của trẻ, bố mẹ nên quan tâm tới cách chăm sóc răng miệng cho trẻ ở giai đoạn này.

6.1. Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

Mẹ đừng nghĩ bé chưa có răng thì chưa phải chăm sóc. Trên thực tế, những mầm răng đã hình thành từ khi bé còn là bào thai. Do đó, nếu bé sinh ra không được vệ sinh nướu răng thường xuyên, vi khuẩn sẽ tấn công, ảnh hưởng tới sự phát triển của mầm răng ở dưới. Trong giai đoạn này, mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ ngày 2 lần bằng việc đeo gạc vào ngón tay, nhúng nước ấm rồi chà nhẹ vào nướu, lưỡi và 2 bên má.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

6.2. Trẻ 6 đến 12 tháng tuổi

Những chiếc răng gây ra cho bé nhiều phiền toái. Bạn thấy bé chảy nhiều nước dãi và hay cắn, gặm các đồ xung quanh. Do đó, hãy dùng khăn lau miệng và cằm trẻ thường xuyên để da khô thoáng, sạch sẽ. Đồng thời không để trẻ gặm đồ vật, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Thay vào đó, mẹ có thể cho trẻ ngậm vòng mọc răng hoặc núm ti giả.

Giai đoạn này, mẹ tiếp tục giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng việc dùng gạc. Trường hợp bé bị sốt, nên chườm bằng khăn ấm, tránh tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

6.3. Trẻ trên 12 tháng tuổi

Giai đoạn này bé có thể sử dụng bàn chải đánh răng để vệ sinh. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

– Chọn bàn chải có lông mềm dành riêng cho bé

– Chọn kem đánh răng có fluor, không cay, vị ngọt dịu sẽ khiến trẻ thích thú hơn

– Khi đánh răng, chỉ lấy lượng kem đánh răng bằng hạt đỗ, không sử dụng quá nhiều

– Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị tưa

– Ngoài vệ sinh răng, bé cần được làm sạch nướu để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám gây sâu răng, hôi miệng

– Bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như nước ép hoa quả để tăng cường sức đề kháng và giảm đau khi mọc răng

– Không nên tự ý sử dụng gel mọc răng, những loại này có benzocaine không tốt cho sức khỏe của bé. Nếu nhận thấy trẻ chậm mọc răng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

– Theo dõi sát sao quá trình mọc răng ở trẻ, tránh cho trẻ ăn kẹo gôm, đồ ăn ngọt, đồ uống có ga dễ gây sâu răng, tránh để trẻ ăn đồ ăn cứng khó nhai, làm sứt mẻ răng và dễ bị vi khuẩn xâm nhập

– Với trẻ có thói quen xấu như nghiến răng, mút tay, đẩy lưỡi vào răng, thở bằng miệng, chống cằm,… sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, mọc chen chúc hoặc quá thưa,… Bố mẹ phải khuyên trẻ không nên làm các hành động này để việc mọc răng được thuận lợi hơn

– Định kỳ đưa trẻ đi khám nha sĩ 3 – 6 tháng một lần để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm khi bé có dấu hiệu sâu răng hoặc các bệnh lý về răng miệng khác

Răng sữa tuy là răng tạm thời và sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn nhưng lại có tầm quan trọng, giúp bé ăn nhai, phát triển ngôn ngữ và định hướng để răng vĩnh viễn mọc lên. Việc theo dõi quá trình mọc răng của trẻ và chăm sóc hàm răng cho trẻ là điều bố mẹ cần kiên trì và thường xuyên. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Nha khoa Paris để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bé mọc răng hàm
Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng là một vấn đề hiện đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi mọc răng là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Mọc răng là một trong các giai đoạn phát triển ở trẻ. Trẻ thường sẽ bắt đầu có biểu hiện mọc răng từ khi 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có

Ngày 28/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Mọc răng là một dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, trẻ 8 tháng chưa mọc răng là vấn đề mà

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Hàm răng là bộ phận được rất nhiều người quan tâm bởi quyết định trực tiếp tới tính thẩm mỹ khuôn mặt và cả chức năng ăn nhai. Vậy răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Mọc răng sữa là dấu mốc phát triển rất quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ áp lực về chuyện trẻ bị sốt và hay quấy khóc khi

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Trình tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc

Trình tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc

Mọc răng được xem là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ trình tự

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy