Cao răng nhiều không chỉ khiến hàm răng mất thẩm mỹ mà còn gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng nếu không xử lý sớm. Vậy tại sao lại có nhiều cao răng? Cùng tham khảo ngay những thông tin sau đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân hình thành cao răng và có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất.
Cao răng chủ yếu hình thành từ thói quen vệ sinh răng miệng của mỗi người. Những nguyên nhân phổ biến như: không vệ sinh răng miệng thường xuyên, không đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ, không làm sạch hết các kẽ răng. Ngoài ra, cao răng còn hình thành do chế độ ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột và ở người hút thuốc lá.
Thói quen vệ sinh răng miệng thiếu khoa học là nguyên nhân chính khiến cao răng hình thành nhiều ở trong khoang miệng. Cụ thể:
– Không đánh răng thường xuyên, không đánh răng sau khi ăn khiến mảng bám hình thành
– Đánh răng không đúng cách theo chiều ngang, đánh quá nhanh không làm sạch hết bề mặt răng từ trong ra ngoài
– Không dùng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch kẽ răng hoặc nơi mà bàn chải khó tiếp cận tới
– Không dùng nước súc miệng diệt khuẩn sau khi chải răng
Đánh răng không đúng cách theo chiều ngang
Trong bánh kẹo, đồ ngọt, tinh bột, nước có gas,… chứa lượng lớn đường hóa học. Đây là tác nhân góp phần hình thành cao răng nhanh chóng. Nếu không làm sạch khoang miệng kỹ lưỡng, cao răng có thể ăn sâu xuống chân răng, gây sâu răng.
Nguyên nhân tiếp theo hình thành cao răng đó là hút thuốc lá thường xuyên. Khói thuốc lá sẽ ám lên răng, khiến răng xỉn màu, vôi răng bám nhiều lên bề mặt. Ngoài ra, hút thuốc lá còn khiến hơi thở có mùi, gây khó chịu khi giao tiếp.
Cao răng hình thành do hút thuốc lá
Ngoài những nguyên nhân kể trên, việc không lấy cao răng định kỳ khiến lớp cao răng ngày càng dày trên răng. Để càng lâu thì việc làm sạch sẽ càng khó hơn.
Chế độ ăn uống có nhiều dầu mỡ, thực phẩm sẫm màu, thực phẩm có tính axit cao cũng khiến men răng bị ảnh hưởng.
Mảng bám cao răng nhiều không chỉ có cảm giác khó chịu, mất tính thẩm mỹ mà còn là tác nhân gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
– Khó làm sạch răng miệng:
Những mảng cao răng trên răng khiến việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn. Cho dù bạn dùng chỉ nha khoa hay tăm nước cũng không thể lấy hết được những mảng bám cứng đầu. Tình trạng để lâu còn có thể gây sâu răng, ảnh hưởng tới răng thật.
– Hơi thở có mùi:
Hôi miệng cũng là tác hại khiến cho bạn tự ti khi giao tiếp với những người xung quanh. Cao răng lâu ngày bị vôi hóa gây mùi khó chịu. Người mắc sẽ cảm thấy khó chịu, ngại giao tiếp với người khác.
– Gây nhiều bệnh lý:
Cao răng là nơi vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh lý về răng miệng. Vi khuẩn bám trên cao răng có thể gây viêm, lan xuống phía dưới chân răng, làm tụt lợi, thậm chí có thể làm rụng răng.
Tình trạng viêm lợi nhẹ sẽ khiến người bệnh có triệu chứng sưng đỏ, chảy máu,… Nếu không được xử lý kịp thời sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu và khó giữ được răng.
Ngoài ra, các bệnh lý nguy hiểm hơn có thể xảy ra do vi khuẩn gây ra như viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng,…
Tác hại của cao răng
Để giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh, hạn chế cao răng, tốt hơn hết mỗi người nên tuân thủ việc chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn sau:
– Đánh răng đúng cách theo khuyến cáo của chuyên gia 2 – 3 lần mỗi ngày
– Nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc vòng tròn ở khắp bề mặt răng tối thiểu 2 phút. Chú ý làm sạch cả vùng lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ chải lưỡi
– Có thể dùng kem đánh răng chứa flour để đảm bảo vệ sinh răng miệng hiệu quả nhất
– Không dùng tăm xỉa mà thay vào đó dùng chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn thừa
– Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng không chứa cồn để diệt khuẩn, loại bỏ vi khuẩn còn tồn đọng, ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng
– Xây dựng chế độ ăn khoa học với nhiều thực phẩm giàu vitamin D, chất xơ, canxi, vitamin C giúp cho răng luôn sạch khỏe
– Uống nhiều nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng, tránh để khô miệng
– Hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, các món nhiều đường, axit, tinh bột dễ bám dính trên răng
– Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để cạo vôi răng
Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết được nguyên nhân tại sao lại có nhiều cao răng. Qua đó có sự thay đổi trong cách chăm sóc răng miệng để răng được săn chắc và khỏe mạnh hơn. Đừng quên đến Nha khoa Paris thăm khám định kỳ để lấy cao răng và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Nhà thuốc An Khang: “Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng”
Báo Sức khỏe và Đời sống: “Cao răng – thủ phạm gây nhiều bệnh”
Cleveland Clinic: “Tartar on Teeth (Dental Calculus): Causes and Removal”
Cao răng là mảng bám đã được vôi hóa bởi calcium phosphate trong nước bọt. Trên thực tế, cao răng có nhiều cấp độ khác nhau. Vậy cao
Cao răng là mảng bám hình thành trên bề mặt răng, chân răng và dưới nướu do thức ăn bám lại trong hoạt động ăn uống hàng ngày. Cao răng
Cao răng là những mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất calcium phosphate có trong nước bọt. Theo thời gian, cao răng sẽ càng ngày càng
Cao răng là những mảng cứng, rắn và bám chắc vào thân răng, được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate có trong nước bọt. Chúng
Cao răng hay vôi răng là những mảng bám dính chặt vào bề mặt răng. Cao răng nếu không được loại bỏ sớm sẽ ngày càng tích tụ và gây ra
Vôi răng là những lớp có màu vàng nhạt hoặc nâu đen bám rất chắc trên bề mặt thân răng và cả dưới nướu. Chúng không chỉ làm mất đi tính
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×