Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Thứ tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ

Mọc răng là một dấu mốc rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Vậy thứ tự mọc răng của bé là gì? Trẻ mọc răng có các dấu hiệu nào? Cha mẹ cần chăm sóc như thế nào để bé vượt qua được tình trạng khủng hoảng khi mọc răng? Bài viết dưới đây sẽ giúp các cha mẹ giải đáp toàn bộ vấn đề trên.

1. Thứ tự mọc răng của bé

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà nẵng, khi được 6 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Sau đó, đến khi bé được gần 3 tuổi, 20 chiếc răng sữa trên cung hàm của bé sẽ mọc đầy đủ.

Cụ thể, thứ tự mọc răng của bé diễn ra như sau:

– Từ 6 – 10 tháng tuổi: mọc hai răng cửa giữa ở hàm dưới

– Từ 8 – 12 tháng tuổi: mọc hai răng cửa giữa ở hàm trên

– Từ 9 – 13 tháng tuổi: mọc hai răng cửa bên ở hàm trên

– Từ 10 – 16 tháng tuổi: mọc hai răng cửa bên ở hàm dưới

– Từ 13 – 19 tháng tuổi: mọc hai răng hàm số 4 ở hàm trên

– Từ  14 – 18 tháng tuổi: mọc hai răng hàm số 4 ở hàm dưới

– Từ 16 – 22 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng nanh ở hàm trên

– Từ 17 – 23 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng nanh ở hàm dưới

– Từ 23 – 31 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng hàm số 5 ở hàm dưới

– Từ 25 – 33 tháng tuổi: mọc hai chiếc răng hàm số 5 ở hàm trên

Khoảng thời gian mọc răng sữa của mỗi bé sẽ có sự khác biệt do các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, di truyền… Trên thực tế, nhiều bé 4 – 5 tháng tuổi đã mọc răng nhưng cũng có bé được khoảng 9 – 10 tháng mới bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ cần trẻ mọc răng trong 12 tháng đầu đời thì cha mẹ không cần phải lo lắng.

Thứ tự mọc răng của bé

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ em

2. Những dấu hiệu cho thấy bé mọc răng sữa

2.1. Chảy nước dãi nhiều hơn

Về bản chất, nước bọt ở khoang miệng được tiết ra nhờ vào cơ chế của hệ thống dây thần kinh trung ương. Răng sữa của bé bắt đầu mọc lên sẽ kích thích dây thần kinh số 5. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nước bọt trong miệng tiết ra nhiều hơn.

Trong khi đó, khoang miệng của bé khá nông, động tác ngậm miệng và nuốt nước bọt cũng chưa được phối hợp tốt. Vì vậy, trẻ hay bị chảy nước dãi trong quá trình mọc răng sữa.

Trẻ mọc răng chảy nhiều dãi

Trẻ bị chảy nhiều nước dãi hơn bình thường trong quá trình mọc răng sữa

2.2. Thích cắn đồ vật

Thường xuyên gặm, cắn đồ vật cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng sữa. Bởi khi chiếc răng nhú lên khỏi bề mặt lợi, chúng sẽ khiến cho bé cảm thấy ngứa và khó chịu. Vì vậy, trẻ sẽ có xu hướng thích gặm, cắn bất kỳ đồ vật gì có thể chạm vào như đồ chơi, bát, thìa, chén…

2.3. Nướu sưng đỏ

Tại vị trí mọc răng của trẻ, phần nướu sẽ bị sưng và có màu đỏ. Đây là dấu hiệu mọc răng điển hình ở trẻ bởi để răng trồi lên, nướu phải nứt ra. Khi đó, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận để tránh viêm nhiễm nướu.

Nướu của trẻ bị sưng tấy trong quá trình mọc răng sữa

Nướu của trẻ bị sưng tấy và có màu đỏ khi mọc răng sữa

2.4. Quấy khóc

Răng sữa mọc lên chắc chắn sẽ khiến cho nướu bị sưng tấy kèm theo tình trạng đau nhức và khó chịu. Điều đó sẽ khiến cho trẻ hay quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên chơi cùng trẻ để trẻ tạm thời quên đi cơn đau nhức.

2.5. Nổi mẩn ở cằm

Như những thông tin chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên, trẻ mọc răng chảy rất nhiều nước dãi. Nếu như cha mẹ không vệ sinh cẩn thận, vùng da quanh miệng và ở dưới cằm rất dễ bị nổi mẩn, nứt mẻ.

2.6. Sốt, đi tướt

Đối với những chiếc răng sữa đầu tiên, tình trạng sưng tấy lợi khá nghiêm trọng. Trong trường hợp nướu không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn trong gây hại ở khoang miệng sẽ dễ dàng phát triển, xâm nhập vào sâu bên trong mô nướu và gây nhiễm trùng.

Hơn nữa, trong giai đoạn mọc răng, hệ miễn dịch cũng suy giảm nên bé dễ bị sốt. Trẻ mọc răng thường bị sốt dao động trong khoảng 38 – 38,5 độ.

Bên cạnh đó, trong quá trình mọc răng, cơ thể của trẻ tiết ra một loại enzyme kết hợp với lượng nước bọt quá nhiều sẽ gây xáo trộn trong dạ dày. Đây chính là nguyên nhân khiến bé bị đi tướt trong khoảng 2 – 3 ngày khi răng sữa mọc.

Trẻ bị sốt khi mọc răng

Trẻ bị sốt khi mọc răng sữa do hệ miễn dịch bị suy giảm và nhiễm trùng mô nướu

3. Thời gian thay răng của trẻ

Quá trình thay răng sữa của trẻ diễn ra trong khoảng thời gian từ 6 – 12 tuổi. Thực tế, có bé thay răng sớm hoặc muộn nhưng thời gian chênh lệch cũng không đáng kể.

Dưới đây là trình tự thay răng sữa của trẻ:

– Từ 6 – 7 tuổi: thay hai răng cửa giữa ở hàm trên và dưới

– Từ 7 – 8 tuổi: thay hai răng cửa bên ở hàm trên và dưới

– Từ 9 – 11 tuổi: thay hai răng hàm số 4 ở hàm trên và dưới

– Từ 9 – 12 tuổi: thay răng nanh ở cả hai hàm

– Từ 10 – 12 tuổi: thay răng hàm số 5 ở cả hai hàm

4. Bé mọc răng sữa không đúng thứ tự có sao không

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang, mọc răng sai thứ tự khá phổ biến, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là khi cha mẹ không phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách. Cụ thể như sau:

– Răng mọc sai lệch: Răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước. Khi răng sữa mọc không đúng thứ tự đồng nghĩa với quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ cũng bị thay đổi. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng răng mọc khấp khểnh, hô, móm, thưa…

– Ảnh hưởng phát âm: Quá trình tập nói của trẻ diễn ra trong 3 năm đầu đời, bắt đầu từ tháng thứ 3 – 4. Nếu như răng cửa mọc sau răng hàm, bé rất dễ bị phát âm sai, nói ngọng bởi đây là nhóm răng ảnh hưởng rất lớn đến phát âm.

– Ảnh hưởng quá trình ăn dặm: Răng sữa mọc không đúng thứ tự cũng có thể khiến cho trẻ lười nhai, biếng ăn. Về lâu dài, tình trạng trên còn ảnh hưởng đến sự phát triển cơ hàm của trẻ.

– Dễ mắc phải bệnh lý răng miệng: Khi mọc không đúng thứ tự, các răng vĩnh viễn rất dễ mọc sai lệch. Điều đó khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày trở nên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.

Răng mọc sai thứ tự có thể khiến răng vĩnh viễn mọc sai lệch

Răng sữa mọc sai thứ tự có thể khiến răng vĩnh viễn mọc sai lệch

5. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ khi mọc răng đúng cách

Chăm sóc răng miệng cẩn thận cho bé trong thời kỳ mọc răng là việc làm rất quan trọng để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ngăn ngừa bệnh lý viêm nhiễm. Cụ thể, cha mẹ nên:

– Sử dụng gạc rơ lưỡi hoặc khăn mềm sạch để vệ sinh nướu, răng của trẻ hàng ngày. Với trẻ lớn hơn 1 tuổi, các mẹ nên chải răng bằng bàn chải mềm.

– Cho trẻ uống nước để làm sạch khoang miệng sau khi uống sữa hoặc ăn dặm.

– Chuẩn bị cho trẻ những vòng nhai mềm, có chất liệu tốt để giảm cảm giác khó chịu và ngứa ở nướu khi răng sữa mọc.

– Vệ sinh đồ gặm nướu của trẻ thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong khoang miệng.

– Không cho bé ăn nhiều đồ ngọt bởi chúng sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng và gây hại tới răng, nướu của trẻ.

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ vitamin C, canxi, chất xơ… để răng, nướu của trẻ phát triển khỏe mạnh.

– Cho bé đi thăm khám tại nha khoa nếu như phát hiện những dấu hiệu bất thường trong quá trình mọc răng.

Cha mẹ cần vệ sinh răng, nướu cho bé cẩn thận để tránh nướu nhiễm khuẩn khi mọc răng

Cha mẹ cần vệ sinh răng, nướu cho bé cẩn thận để tránh nướu nhiễm khuẩn khi mọc răng

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản liên quan đến thứ tự mọc răng của bé. Trong thời kỳ mọc răng, cha mẹ nên quan tâm và chăm sóc đúng cách để bé có sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Hiển thị nguồn

Colgate: “Thứ tự mọc răng sữa của bé và lưu ý quan trọng”
Munroes Dental: “Baby Tooth Eruption & Shedding Timeline”
Pampers: “Baby Teeth Chart: A Full Teething Timeline”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Thứ tự mọc răng của bé
Trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi? Phải làm sao và uống thuốc gì?

Trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi? Phải làm sao và uống thuốc gì?

Bố mẹ không cần quá lo lắng về việc trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi khi mà tình trạng bé sốt khi đang mọc răng là biểu hiện vô cùng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bé mọc 1 răng nghịch ngợm có đúng không? Lưu ý quan trọng

Bé mọc 1 răng nghịch ngợm có đúng không? Lưu ý quan trọng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Trẻ mọc răng: triệu trứng và cách hạ sốt tức thì

Trẻ mọc răng: triệu trứng và cách hạ sốt tức thì

Khi trẻ được 6 – 7 tháng sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, theo kinh nghiệm của các mẹ thì lúc này trẻ thường sốt và quấy khóc. Vậy theo

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ đi tướt mọc răng: Lịch trình và các biện pháp chăm sóc cần thiết

Trẻ đi tướt mọc răng: Lịch trình và các biện pháp chăm sóc cần thiết

Trên thực tế, khi mọc răng, có rất nhiều bé bị đi tướt. Đây là hiện tượng rất bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Thông

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu? Cách chăm sóc bé lười ăn khi mọc răng

Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu? Cách chăm sóc bé lười ăn khi mọc răng

Trẻ mọc răng biếng ăn thường xảy ra khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên người ta quan sát thấy, hiện tượng bé bỏ ăn khi mọc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ em thay bao nhiêu cái răng? Trình tự thay và lưu ý khi thay răng

Trẻ em thay bao nhiêu cái răng? Trình tự thay và lưu ý khi thay răng

Trong quá trình phát triển của em bé, mầm răng sữa bắt đầu hình thành từ khi chỉ mới 5 tuần trong bụng mẹ. Khi bé khoảng 6 tháng tuổi,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương