Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? 15 loại thực phẩm cần bổ sung

Nhiệt miệng là tình trạng mà hầu hết mỗi người đều gặp phải ít nhất một lần trong đời. Các vết loét ở miệng gây ra những cơn đau rát và khó chịu, gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì cho mau khỏi? Có cần kiêng gì hay không?

Nhiệt miệng xảy ra gây khó chịu và mệt mỏi cho nhiều người. Nếu biết cách ăn uống hợp lý sẽ giảm thiểu tác động của nhiệt miệng và giảm đau nhức. Trong bài viết sau, Nha khoa Paris sẽ giải đáp thắc mắc bị nhiệt miệng nên ăn gì và top những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và giảm cơn nhiệt miệng.

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như (1):

– Chấn thương ở miệng do tác động như đánh răng quá mạnh, chơi thể thao hoặc do tai nạn cắn vào nướu, má,…

– Trong kem đánh răng hoặc nước súc miệng có Sodium Lauryl Sulfate

– Sự thay đổi tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai

– Ăn nhiều đồ ăn cay nóng hoặc chứa nhiều gluten làm tổn thương vùng miệng

– Thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin B9, vitamin C, kẽm, folate sắt,… dẫn đến nhiệt miệng

– Gan không hoạt động hiệu quả, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể và gây tổn thương ở niêm mạc miệng

– Do cơ thể bị thiếu nước và ăn nhiều thực phẩm cay nóng

– Suy giảm hệ miễn dịch làm cơ thể dễ bị tấn công bởi vi sinh vật, tạo ra vết loét trong khoang miệng

– Thường xuyên căng thẳng và mệt mỏi cũng gây nhiệt miệng

– Mắc bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng,… hoặc đang niềng răng cũng dễ bị nhiệt miệng

– Các bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng

2. Người bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi

Nên ăn những loại thực phẩm sau để cải thiện tình trạng đau, xót cũng như giúp vết loét nhanh chóng thuyên giảm: món mềm, trái cây và rau xanh, sữa chua, các hạt họ đậu, thịt cá, thực phẩm giàu sắt, bột sắn dây và thực phẩm giàu kẽm (2).

2.1. Món mềm

Món ăn mềm còn rất dễ tiêu hóa, hơn nữa còn có nhiều dưỡng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đẩy nhanh tiến độ lành vết loét miệng. Một số món mềm có thể tham khảo như: cháo, súp dinh dưỡng, trứng hấp, đậu phụ, rau củ hầm,…

Bị nhiệt miệng nên ăn gì

Người nhiệt miệng nên ăn món mềm

2.2. Bị nhiệt miệng nên ăn gì – trái cây và rau xanh

Rau xanh và các loại trái cây nhiều nước, không có tính axit như táo, đu đủ, đào, lê,… là những sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người đang bị nhiệt miệng. Những loại thực phẩm trên có chứa rất nhiều chất xơ và vitamin, giúp các vết loét ở trong niêm mạc miệng nhanh chóng được cải thiện.

Với rau xanh có thể chế biến thành các món như luộc, nấu canh,… Còn với hoa quả nên chọn những loại quả đã chín, mềm để tránh tác động mạnh tới vết loét trong quá trình ăn nhai. Ngoài ra, nếu quả cứng như táo, lê,… hãy xay thành sinh tố hoặc nước ép để dễ uống hơn.

2.3. Sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao với các thành phần như protein, chất béo, vitamin, khoáng chất, probiotic,… Những dưỡng chất trên sẽ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp vết nhiệt miệng mau chóng hồi phục và giảm đau rát.

Sữa chua còn giúp cân bằng hệ vi khuẩn nên rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Do đó, mỗi ngày nên ăn 1 – 2 hộp.

2.4. Các hạt họ đậu

Những loại hạt họ đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành,… có tính mát, giúp thanh lọc cơ thể và giải nhiệt rất tốt. Nhờ vậy những vết loét ở trong niêm mạc miệng sẽ dần dần thuyên giảm.

Với các loại hạt họ đậu có thể xay nhuyễn để ăn hoặc nấu thành nước để uống 2 – 3 lần/ngày. Chỉ sau vài ngày, tình trạng đau rát ở vết loét miệng sẽ được cải thiện rõ rệt.

2.5. Thịt cá

Trong thành phần của thịt, cá có chứa rất nhiều protein, rất cần thiết cho quá trình lành vết loét ở khoang miệng. Nên chọn nguồn protein từ cá lóc, cá trắm, thịt ngan, thịt vịt bởi chúng có tính mát. Có thể chế biến thành món cháo, súp lỏng và mềm để người bệnh ăn dễ hơn, hạn chế gây đau buốt.

Thịt, cá có nhiều dưỡng chất

Thịt, cá có nhiều dưỡng chất

2.6. Thực phẩm giàu sắt

Sắt là chất tham gia vào quá trình cấu tạo hồng cầu và sản sinh ra các tế bào miễn dịch của cơ thể. Do đó, bổ sung những thực phẩm giàu sắt sẽ tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm liền vết nhiệt miệng nhanh chóng.

Các thực phẩm giàu sắt nên bổ sung khi bị nhiệt miệng như trứng, sữa, súp lơ xanh, rau bina, thịt đỏ, hạt bí ngô, hàu,…

2.7. Bị nhiệt miệng nên ăn gì – ăn bột sắn dây

Bột sắn dây có công dụng thanh nhiệt và làm dịu mát cơ thể và giải độc. Bột sắn dây khi pha với nước nóng sẽ tạo thành thức uống có vị ngọt, dễ dùng. Do đó, với người bị nhiệt miệng, bột sắn dây là một trong những giải pháp nên ưu tiên lựa chọn.

Khi pha bột sắn dây nên lưu ý pha với nước nóng để bột được chín, không gây khó tiêu, đau bụng.

2.8. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm hỗ trợ tổng hợp protein và DNA, giúp tăng cường sức đề kháng vả làm lành các vết loét ở niêm mạc miệng. Các loại thực phẩm giàu kẽm mà người bị nhiệt miệng nên sử dụng gồm có: ngũ cốc, sữa, trứng, tôm, cua, hàu,…

Bị nhiệt miệng nên ăn gì

Thực phẩm giàu kẽm

3. Nhiệt miệng nên uống nước gì

Những loại đồ uống góp phần cải thiện các triệu chứng của nhiệt miệng nhanh chóng như: trà xanh, nước rau má, nước ép cà chua, nước cam, nước rau diếp cá, nước ép củ quả và nước đậu đen.

3.1. Trà xanh

Trong thành phần của lá trà xanh còn có rất nhiều catechin và tanin giúp chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh. Nhờ vậy, những vi khuẩn gây loét miệng sẽ dần được loại bỏ, giảm tình trạng đau rát và khó chịu.

Hãy chuẩn bị những lá trà xanh tươi, cho vào nước đun sôi và dùng nước trà để uống hàng ngày. Chúng không chỉ hỗ trợ chữa nhiệt miệng nhanh chóng mà còn rất tốt cho sức khỏe.

3.2. Uống nước rau má

Rau má chứa hoạt chất Triterpenoids có công dụng kháng khuẩn và tăng tốc độ chữa lành những tổn thương ở niêm mạc miệng.

Cách làm nước rau má:

– Chuẩn bị một ít rau má, nhặt bỏ những lá bị úa và gốc vàng

– Ngâm rau má với nước muối loãng để tiêu diệt vi khuẩn

– Rửa rau má rồi để ráo nước

– Cho rau má vào máy xay để tạo thành nước ép

3.3. Nước ép cà chua

Cà chua được biết đến là một nguyên liệu tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể rất tốt.

Ngoài ra, cà chua còn có chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, sắt,… giúp nâng cao sức đề kháng và làm giảm các triệu chứng của loét miệng.

Cách làm nước ép cà chua:

– Rửa sạch cà chua và ngâm trong nước lạnh khoảng 2 – 4 phút

– Cho cà chua vào máy ép

– Cho một ít muối vào nước ép cà chua và khuấy đều

– Nên uống uống 3 – 4 lần/tuần và không uống khi đói. Việc lạm dụng có thể làm tăng kali trong máu, dẫn đến suy thận và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

3.4. Nước cam

Cam chứa hàm lượng vitamin C rất cao, làm tăng số lượng bạch cầu trong cơ thể, đồng thời nâng cao sức đề kháng. Khi sức đề kháng tốt, cơ thể ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại vào các vết loét miệng.

Thành phần vitamin B và folate trong cam còn hỗ trợ hình thành các tế bào mới, giúp vết loét miệng nhanh chóng se lại.

Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 200ml nước cam vì uống quá nhiều nước cam sẽ làm dư thừa hàm lượng vitamin C trong cơ thể.

3.5. Nước rau diếp cá

Với thành phần decanoyl-acetaldehyd, rau diếp cá có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Nhờ vậy, những vi khuẩn ở vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.

Cách làm nước rau diếp cá:

– Nhặt rau diếp cá và rửa bằng nước sạch

– Ngâm rau diếp cá với nước muối loãng trong khoảng 30 phút

– Cho rau diếp cá, nước đun sôi để nguội vào máy xay sinh tố và xay cho đến khi thu được một hỗn hợp nhuyễn hoàn toàn

3.6. Nước ép củ cải

Hoạt chất vitamin A có trong củ cải giúp kích thích sự tổng hợp của collagen, đa dạng hóa của các nguyên bào sợi và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc miệng cực kỳ hiệu quả.

Cách làm nước ép củ cải:

– Rửa sạch củ cải trắng và cắt ra thành từng khúc nhỏ

– Xay củ cải bằng máy ép

– Đổ nước ép qua rây lọc để loại bỏ bã

– Thêm một ít muối vào nước ép củ cải trước khi uống

Nước ép củ cải

Nước ép củ cải

3.7. Nước đậu đen

Đậu đen có tính bình, thanh nhiệt và giải độc cơ thể rất tốt. Uống nước đậu đen hàng ngày sẽ giúp làm mát cơ thể, hỗ trợ làm liền vết loét miệng nhanh chóng.

Cách làm nước đậu đen:

– Rang đậu đen

– Cho đậu đen vào ninh nhừ với nước và dùng để uống hàng ngày

4. Bị nhiệt miệng ăn cháo gì

Cháo là món ăn được chế biến ở dạng mềm nên phù hợp với người bị nhiệt miệng. Các món cháo sau sẽ giúp vết nhiệt miệng nhanh khỏi:

– Cháo cá/thịt:

Cá và thịt là những nguyên liệu có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và nâng cao sức đề kháng, đồng thời giảm nhiệt miệng nhanh chóng.

– Cháo cua rau ngót:

Hàm lượng vitamin ở trong cua rất cao. Khi kết hợp với rau ngót có tính mát và thanh nhiệt, tạo ra một món ăn giúp chữa loét miệng tốt.

– Cháo đậu xanh:

Đậu xanh có tính thanh nhiệt rất tốt nên cháo đậu xanh cũng là một món ăn cũng cải thiện bệnh loét miệng hiệu quả.

5. Nhiệt miệng nên kiêng ăn gì

Những món ăn nên kiêng khi bị nhiệt miệng là: đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, đồ ăn mặn, đồ chua, món ăn nhiều đường, đồ uống có cồn và cà phê (3).

5.1. Đồ ăn cay nóng

Các đồ cay nóng như ớt, mù tạt,… sẽ gây kích ứng đến vết loét ở niêm mạc miệng. Khi đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau, rát dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày.

Ngoài ra, đồ cay nóng còn làm suy giảm chức năng thải độc của gan, dẫn đến tình trạng các ổ viêm nhiễm tích tụ càng nhiều. Khi đó, vết loét miệng không những không thuyên giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Người bị nhiệt miệng không nên ăn cay nóng sẽ giảm cảm giác đau rõ rệt.

Đồ cay nóng

Cần hạn chế ăn đồ cay nóng

5.2. Đồ chiên rán

Những đồ chiên rán như ngô chiên, cánh gà chiên,… khá giòn. Trong quá trình ăn nhai, chúng sẽ tác động mạnh vào vết loét ở trong khoang miệng và làm gia tăng cảm giác đau xót, khó chịu.

5.3. Đồ ăn mặn

Món ăn quá mặn như nước tương, nước mắm,… khiến các vết loét tại niêm mạc miệng ngày càng nghiêm trọng. Cơn đau, rát sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

5.4. Đồ ăn chua

Các đồ ăn chua có chứa hàm lượng axit citric rất cao sẽ khiến cho vết nhiệt miệng ngày càng lan rộng và lâu khỏi. Chưa kể, chúng còn làm gia tăng mức độ đau, xót tại những vị trí bị tổn thương. Hãy tránh xa món ăn hay loại quả nhiều axit như mận xanh, chanh, bưởi chua, dứa, dưa muối, cà muối,…

5.5. Đồ chứa nhiều đường

Những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt, tương cà,… cũng cần kiêng khi bị nhiệt miệng. Bởi đường dễ bám dính vào răng, đẩy nhanh quá trình hình thành mảng bám và cao răng. Khi đó, vi khuẩn gây hại sẽ nhanh chóng phát triển, tấn công vào vết loét và khiến cho tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng.

5.6. Đồ uống có cồn

Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… sẽ làm chậm quá trình hồi phục của các vết loét miệng. Chúng còn làm tăng cảm giác đau rát tại vết loét, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.

5.7. Cà phê

Thành phần của cà phê có chứa acid salicylic gây kích ứng tới các loét ở miệng, làm cho bệnh nhiệt miệng ngày càng trở nặng.

Ngoài cà phê, người bệnh cũng cần tránh xa acid phosphoric hay nước ngọt chứa siro là nguyên nhân gây ra lở loét, viêm nhiễm trong miệng.

Cà phê

Cà phê gây kích ứng tới các loét ở miệng

6. Những lưu ý quan trọng khác để nhiệt miệng nhanh khỏi

Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cần lưu ý những vấn đề dưới đây để vết loét miệng nhanh chóng biến mất (4):

– Chải răng đều đặn 2 lần/ngày để ngăn chặn vi khuẩn trong miệng phát triển

– Đánh răng với lực nhẹ nhàng nhằm tránh làm tác động tới các vết loét miệng

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch hoàn toàn những cặn thức ăn còn sót lại ở kẽ răng, ngăn chặn vi khuẩn gây hại sinh sôi

Súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày để giảm viêm nhanh chóng

– Uống đủ 2 lít nước/ngày.

Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết nhất liên quan đến vấn đề “bị nhiệt miệng nên ăn gì” mà Nha khoa Paris muốn chia sẻ. Chỉ cần ăn uống khoa học và chăm sóc cẩn thận, vết loét miệng sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau khoảng 1 tuần.

Hiển thị nguồn

Sở Y tế Nam Định: “Lở miệng nên ăn gì?”
Trang Hello Bác Sĩ: “Bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi?”
Trang Cooky: “Cách Chữa Nhiệt Miệng: 6 Món Ăn Thanh Mát, Giải Nhiệt Nhanh Chóng”
Trang Thuốc Dân Tộc: “Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Hồi Phục Được Nhanh?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh nhiệt miệng
Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến hình thành vết loét trong khoang miệng. Để vết loét nhanh chóng thuyên

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Nhiệt miệng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Có nhiều cách trị nhiệt miệng, trong đó sử dụng các loại thuốc sức

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Giải đáp: Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không

Nhiệt miệng là tình trạng các niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm, hình thành các vết loét ở trong miệng và kèm theo các

Ngày 06/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra với mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Mặc dù không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp về răng miệng mà ai cũng từng mắc phải. Dù không quá nguy hiểm nhưng các vết loét do nhiệt miệng lại

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tại các vùng mô mềm trong miệng như má trong, môi, nướu xuất hiện các vết

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam