Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm: Dấu hiệu và cách chăm sóc

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm số 6 là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, mọc răng sẽ gây ra cho bé cảm giác đau nhức và khó chịu. Do đó, cha mẹ cần chăm sóc đúng cách để quá trình mọc răng của trẻ diễn ra suôn sẻ.

1. Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm số mấy

Trẻ em 5 tuổi sẽ mọc răng hàm số 6. Trên thực tế, răng số 6 thường mọc khi trẻ được 6 – 8 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé mọc răng số 6 sớm do di truyền, chế độ dinh dưỡng…

Khác với nhóm răng cửa hay răng nanh, răng số 6 mọc đầu tiên đã là răng vĩnh viễn, không trải qua quá trình thay răng sữa. So với các răng khác, răng hàm số 6 có kích thước lớn nhất. Đây là một trong những răng chịu lực ăn nhai lớn nhất của cung hàm, đóng vai trò chính trong quá trình nghiền nát thức ăn nên còn được gọi với cái tên khác là răng cấm.

Trẻ 5 tuổi đang mọc răng hàm số 6

Trẻ 5 tuổi mọc răng số 6

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ 5 tuổi đang mọc răng hàm

Bé 5 tuổi mọc răng số 6 sẽ có những dấu hiệu sau đây: sốt, hay quấy khóc, nướu bị sưng đỏ, chán ăn, tiêu chảy và khó ngủ.

2.1. Sốt

Trong giai đoạn mọc răng hàm, trẻ có thể sẽ bị sốt, đặc biệt là khi nướu sưng tấy và mầm răng chuẩn bị trồi lên. Bởi vi khuẩn gây hại trong miệng sẽ dễ dàng tấn công vào nướu và gây nhiễm trùng. Khi bị sốt mọc răng, thân nhiệt của trẻ thường dao động trong khoảng 38 – 38,5 độ C.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp trẻ mọc răng đều sẽ bị sốt. Tình trạng trên thường chỉ xảy ra đối với những trẻ có sức đề kháng kém.

2.2. Nướu sưng đỏ

Về bản chất, để có thể phát triển, răng hàm phải phá vỡ cấu trúc nướu. Điều đó khiến cho các mô nướu tại vị trí mọc răng bị sưng tấy. Ngoài ra, nướu cũng chuyển sang màu đỏ thẫm chứ không còn màu hồng nhạt như bình thường.

2.3. Hay quấy khóc

Khi các mô nướu bị tổn thương, trẻ sẽ gặp phải tình trạng đau nhức và khó chịu. Chính điều đó đã khiến cho trẻ hay quấy khóc. Lời khuyên dành cho cha mẹ là nên dành thời gian đưa trẻ đi chơi để trẻ tạm thời quên đi cơn đau nhức.

Bé hay quấy khóc khi mọc răng

Bé hay quấy khóc khi mọc răng

2.4. Chán ăn

Trong quá trình trẻ mọc răng, những enzym của cơ thể sẽ tập trung nhiều hơn vào vị trí của răng chuẩn bị mọc để răng có thể nhanh chóng trồi lên khỏi về mặt nướu. Tuy nhiên, điều đó lại làm cho enzym tiêu hóa bị giảm đi đáng kể, khiến bé không còn cảm giác ngon miệng.

Chưa kể, các mô nướu tại vị trí mọc răng hàm sẽ bị đau nhức nhiều hơn khi trẻ ăn nhai. Đây chính là những lý do khiến cho trẻ biếng ăn trong quá trình mọc răng.

2.5. Tiêu chảy

Khi mọc răng, cơ thể của trẻ tiết ra enzym để hỗ trợ răng phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, lượng nước bọt trong khoang miệng cũng nhiều hơn bình thường nên khi trẻ nuốt vào sẽ gây xáo trộn dạ dày và dẫn tới tiêu chảy. Tình trạng trên sẽ diễn ra trong khoảng 2 – 3 ngày.

2.6. Khó ngủ

Như chúng tôi đã chia sẻ, mọc răng hàm khiến trẻ bị đau nhức nướu. Mức độ đau sẽ tăng lên rõ rệt vào ban đêm, làm cho bé bị khó ngủ. Bởi khi trẻ ngủ, máu sẽ dồn vào phần đầu nhiều hơn, gây thêm áp lực cho mạch máu và tăng mức độ đau nhức. Bên cạnh đó, não bộ cũng ít bị phân tâm nên trẻ sẽ cảm nhận được rõ ràng cơn đau.

3. Cách chăm sóc bé 5 tuổi mọc răng hàm

Khi trẻ mọc răng, cha mẹ cần phải chăm sóc cẩn thận để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ngăn ngừa mô nướu bị viêm nhiễm. Cụ thể như sau:

– Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn gây hại.

– Rửa tay sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn và đeo miếng gạc để massage lợi, giúp giảm bớt những cơn đau nhức cho bé.

– Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả, thịt, cá… để răng, nướu phát triển khỏe mạnh. Cha mẹ nên chế biến thành các món mềm để tránh gây áp lực lên nướu khi ăn nhai.

– Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, bắp rang bơ… bởi đường sẽ khiến cho vi khuẩn nhanh phát triển.

– Cho trẻ uống nước lọc để làm sạch khoang miệng sau mỗi bữa ăn.

Cha mẹ nên hướng dẫn bé chải răng đúng cách

Cha mẹ nên hướng dẫn bé chải răng đúng cách

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề trẻ 5 tuổi mọc răng hàm. Hy vọng bài viết đã đem đến cho các mẹ nhiều kiến thức bổ ích để có thể cùng trẻ đồng hành trong giai đoạn phát triển.

Hiển thị nguồn

MSD Manuals: “Thời gian mọc răng”
WebMD: “Teething in Babies: Symptoms and Remedies”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bé mọc răng hàm
Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ nên nhiều bố mẹ rất quan tâm. Hầu hết bố mẹ lần đầu có con đều bỡ ngỡ và thắc mắc về quá

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ em có thay răng hàm không? Lưu ý trong quá trình thay răng

Trẻ em có thay răng hàm không? Lưu ý trong quá trình thay răng

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ  – Nha

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ sốt mọc răng hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Trẻ sốt mọc răng hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Sốt mọc răng hàm là tình trạng mà không ít trẻ đã gặp phải. Trẻ thường chỉ bị sốt nhẹ và không quá nguy hiểm tới sức khỏe. Ở bài viết

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Các kiểu mọc răng của bé, mọc răng sữa thứ tự như thế nào

Các kiểu mọc răng của bé, mọc răng sữa thứ tự như thế nào

Các kiểu mọc răng của bé là những kiểu răng nào, mọc răng sữa lúc mấy tháng? Là câu hỏi được rất nhiều gia đình và các đôi vợ chồng mới

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
15+ Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa và răng hàm

15+ Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa và răng hàm

Từ khoảng 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Trong giai đoạn trẻ mọc răng, cha mẹ cần chăm sóc cẩn thận để răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm