Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ chủ quan, không đưa trẻ đi điều trị sớm, dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị viêm họng không ho.

1. Nguyên nhân khiến cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Những nguyên nhân khiến cho trẻ bị bệnh viêm họng nhưng không ho gồm có: thói quen thở bằng miệng, viêm họng hạt, sỏi amidan, thường xuyên uống đồ lạnh, bệnh bạch cầu đơn nhân, áp xe quanh amidan hoặc khối u ở thực quản.

1.1. Thói quen thở bằng miệng

Không khí khi hít thở qua miệng sẽ khô, lạnh hơn so với hít thở bằng mũi do không có bộ phận thanh lọc và làm ấm không khí bằng nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng có thể dễ dàng xâm nhập từ ngoài vào trong họng và gây viêm nhiễm.

Chính vì vậy, những bé có thói quen thở bằng miệng rất dễ bị viêm họng. Đặc biệt, khi trẻ mới ngủ dậy, cơn đau họng sẽ nhiều nhất do cổ họng bị khô. Tuy nhiên, trong trường hợp trên, trẻ thường không bị ho hoặc nếu có cũng chỉ bị ho rất ít.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho do thở bằng miệng

Trẻ viêm họng nhưng không ho do thở bằng miệng

1.2. Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm mạn tính, khiến cho lympho sưng lên và tạo thành các hạt màu đỏ hoặc hồng. Bệnh lý trên ít khi gây ho nhưng lại khiến cho trẻ bị đau họng kéo dài. Bên cạnh đó, trẻ còn gặp phải tình trạng khó nuốt nên dễ bị chán hay và mệt mỏi.

1.3. Sỏi amidan

Sỏi amidan là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ những khối màu trắng hoặc vàng xuất hiện ở khu vực amidan. Tình trạng trên xảy ra do sự lắng đọng của các cặn thức ăn thừa trong hốc amidan.

Ban đầu, sỏi amidan sẽ không gây ho nhưng vẫn sẽ khiến trẻ bị đau nhức ở vùng họng. Theo thời gian, chúng sẽ dần hình thành các u bã đậu với nhiều kích thước khác nhau, khiến cho trẻ gặp khó khăn khi ăn uống.

1.4. Uống đồ lạnh

Đối với những trẻ thường xuyên ăn uống đồ lạnh như kem, nước đá… các mô ở vùng hầu họng sẽ bị kích ứng, gây ra hiện tượng đau rát và sưng viêm. Tuy nhiên, chỉ cần trẻ thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, tình trạng trên sẽ dần dần biến mất mà không gây ho.

Đồ lạnh gây hại cho họng

Đồ lạnh gây hại cho họng

1.5. Bệnh bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm virus, chủ yếu bị lây khi tiếp xúc với nước bọt hoặc giọt bắn của người bị bệnh. Hầu hết những người mắc phải bệnh lý trên đều sẽ bị viêm họng. Mặc dù không gây ho nhưng bệnh lại khiến cho trẻ bị đau nhức họng, sưng hạch bạch huyết, mất vị giác, phát ban…

1.6. Áp xe quanh amidan

Nguyên nhân tiếp theo khiến cho trẻ viêm họng nhưng không ho là áp xe quanh amidan. Đây là tình trạng bệnh lý viêm amidan không được chữa trị sớm, tạo thành các ổ áp xe ở khu vực amidan. Khi đó, tình trạng viêm họng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn kèm theo các triệu chứng như khó nuốt, khó khăn khi há miệng, sưng hạch ở cổ, hôi miệng…

1.7. Khối u thực quản

Các khối u ở vùng thực quản sẽ khiến cho trẻ bị đau rát ở vùng hầu họng nhưng cũng không gây ho. Theo thời gian, khối u sẽ phát triển càng ngày càng lớn, chèn ép ở vùng cổ họng, gây ra cảm giác khó thở và khó nuốt.

2. Trẻ viêm họng nhưng không ho có nguy hiểm không

Trẻ bị viêm họng nhưng không bị ho hay sưng hạch bạch huyết, sốt cao… thì không nguy hiểm tới sức khỏe. Nguyên nhân có thể do trẻ hay uống đồ lạnh hoặc thở bằng miệng. Chỉ cần cha mẹ điều chỉnh thói quen sinh hoạt và bổ sung nhiều dưỡng chất cho trẻ thì tình trạng trên sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Tuy nhiên, viêm họng không ho cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như viêm họng hạt, áp xe quanh amidan, sỏi amidan, thậm chí là khối u thực quản. Nếu như không được chữa trị sớm, các bệnh trên sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Đặc biệt là với trường hợp trẻ bị khối u thực quản, nếu như chậm trễ trong quá trình thăm khám và điều trị, khối u sẽ tiến triển thành ung thư, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Viêm họng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Viêm họng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

3. Trẻ bị viêm họng không ho uống thuốc gì

Đối với những trẻ viêm họng nhưng không ho, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như: Paracetamol, Ibuprofen và Amoxicillin.

– Thuốc Paracetamol:

Thuốc Paracetamol được bác sĩ kê với mục đích là giảm đau nhức khi trẻ bị viêm họng. Thuốc không có chứa hoạt tính kháng viêm nên rất an toàn, không làm tổn thương tới tim mạch hay đường tiêu hóa của trẻ. Liều dùng phổ biến để chữa viêm họng ở trẻ em là 10-15mg/kg, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6 giờ.

– Thuốc Ibuprofen:

Thuốc Ibuprofen được sử dụng để chữa trị viêm họng có kèm theo sốt và đau nhức họng mức độ nhẹ. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế quá trình sản sinh của các chất gây viêm trong cơ thể, giúp giảm viêm họng hiệu quả. Liều dùng cho trẻ em thường là uống 5–10 mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau 6 – 8 giờ.

– Thuốc Amoxicillin:

Amoxicillin là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm Penicillin. Thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng, giúp giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Liều dùng của thuốc là 20-50mg/kg/ngày, cách nhau 8 – 12 giờ. Tuy nhiên, trẻ bị bạch cầu đơn nhân không nên sử dụng thuốc bởi rất dễ gặp tình trạng phát ban ngoài da.

4. Cách chữa viêm họng nhưng không ho cho trẻ tại nhà

Để chữa bệnh viêm họng nhưng không ho cho trẻ ngay tại nhà, cha mẹ có thể áp dụng những cách sau:

– Mật ong:

Mật ong có chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn như hydrogen peroxide, glucose oxidase… nên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng rất hiệu quả. Chưa kể, mật ong còn có nhiều vitamin, khoáng chất, giúp làm dịu các hô ở vùng họng đang bị kích ứng. Các mẹ hãy pha 2 – 3 thìa mật ong với nước ấm và cho trẻ uống vào mỗi sáng. Tuy nhiên, cách trên không nên sử dụng với trẻ dưới 1 tuổi bởi sẽ nguy hiểm tới sức khỏe.

– Rau diếp:

Rau diếp cá là một nguyên liệu tự nhiên với các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt như quercetin, isoquercetin… Chúng sẽ loại bỏ vi khuẩn gây hại và giúp giảm bớt triệu chứng của bệnh viêm họng. Để chữa trị bệnh viêm họng cho trẻ, các mẹ có thể sử dụng rau diếp cá hoặc nấu cháo loãng cho bé dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

– Nước muối ấm:

Từ lâu, muối đã được biết đến với khả năng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Nhờ vậy, việc sử dụng nước muối cũng là một biện pháp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm họng ở trẻ. Cha mẹ hãy tập cho trẻ súc miệng bằng nước muối khoảng 2 – 3 lần/ngày. Tuy nhiên, bé chỉ nên súc trong vòng 30 – 60 giây để tránh gây tổn thương tới niêm mạc miệng.

Mật ong chữa viêm họng

Mật ong chữa viêm họng

5. Trẻ viêm họng nhưng không ho khi nào cần đến gặp bác sĩ

Nếu như trẻ bị viêm họng không ho nhưng kèm theo các triệu chứng sau thì cha me nên nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để tránh nguy hiểm tới sức khỏe:

– Viêm họng kèm xuất hiện rêu lưỡi màu trắng.

– Bệnh lý kéo dài hơn 7 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Trong nước bọt hoặc đờm của trẻ có xuất hiện máu.

– Đau họng kèm theo đau khớp ở quai hàm, đau tai…

– Cổ hoặc lưỡi của trẻ bị sưng tấy.

– Trẻ bị phát ban toàn thân.

– Cổ cứng và sưng hạch bạch huyết.

Trẻ bị viêm họng, phát ban cần nhanh chóng đi khám bác sĩ

Trẻ bị viêm họng, phát ban cần nhanh chóng đi khám bác sĩ

Như vậy, trẻ bị viêm họng nhưng không ho cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm tới sức khỏe. Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nếu như phát hiện có triệu chứng bất thường.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho”
Hapacol: “Nguyên nhân trẻ bị viêm họng nhưng không ho và cách xử lý”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về họng
9 Nguyên nhân viêm họng cấp không thể xem thường

9 Nguyên nhân viêm họng cấp không thể xem thường

Viêm họng cấp là bệnh thường gặp vào mùa lạnh, ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra một cách đột ngột, thường do virus (sởi,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Viêm họng hạt mãn tính: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm họng hạt mãn tính: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm họng hạt mãn tính là tình trạng viêm họng hạt kéo dài, tái phát nhiều lần. Bệnh xảy ra do sự hoạt động quá mức của các mô lympho

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Viêm họng hạt ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm họng hạt ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm họng hạt ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc họng và xảy ra rất phổ biến. Bệnh làm xuất hiện các hạt có kích thước khác

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Viêm họng cấp có nguy hiểm không – 8 Biến chứng có thể xảy ra

Viêm họng cấp có nguy hiểm không – 8 Biến chứng có thể xảy ra

Viêm họng cấp có nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều người khi gặp phải bệnh lý trên. Đây là bệnh về tai mũi họng rất phổ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Tổng hợp 8 mẹo chữa viêm họng mãn tính tại nhà

Tổng hợp 8 mẹo chữa viêm họng mãn tính tại nhà

Viêm họng mãn tính là một bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng như đau nhức họng dai dẳng, ho có đờm… Để cải thiện các triệu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Các biện pháp điều trị viêm họng cấp an toàn nhanh khỏi

Các biện pháp điều trị viêm họng cấp an toàn nhanh khỏi

Thời tiết giao mùa là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm họng cấp. Bệnh nếu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương