Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sưng nướu răng có mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng mà không ít người gặp phải. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn nên có phương án khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

1. Sưng nướu răng có mủ là gì

Sưng nướu răng kèm mủ là tình trạng mô nướu bị phồng, nhô cao hơn so với các tổ chức mô mềm ở xung quanh. Bên cạnh đó, các vết sưng còn xuất hiện kèm theo mủ trắng và gây đau nhức kéo dài.

Tình trạng trên xảy ra khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào. Nếu như không được điều trị sớm, sức khỏe răng miệng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Tình trạng sưng nướu răng có mủ

Tình trạng sưng nướu răng kèm ổ mủ

2. Các triệu chứng của sưng nướu răng có ổ mủ

Sưng nướu răng kèm mủ sẽ có những triệu chứng điển hình như sau: (1)

– Đau nhức kéo dài, thậm chí cơn đau còn có thể lan sang cả những vùng khác như xương hàm, mặt, tai và cổ.

– Các mô nướu quanh răng bị sưng to và có màu đỏ thẫm.

– Nướu xuất hiện mủ.

– Khi dùng tay ấn vào vùng nướu bị sưng tấy có thể thấy máu hoặc các chất dịch có màu tiết ra.

– Thân nhiệt tăng cao trong khoảng một vài ngày.

– Đau buốt dữ dội khi ăn nhai, đặc biệt là ăn những loại thực phẩm nóng/lạnh.

– Miệng có vị đắng gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn uống hàng ngày.

– Hơi thở có mùi hôi, tạo cảm giác rất khó chịu.

– Nổi hạch ở vùng cổ.

3. Sưng nướu răng có mủ xảy ra do đâu

Tình trạng sưng nướu răng kèm mủ thường xảy ra do những nguyên nhân sau: vệ sinh răng miệng kém, suy giảm hệ miễn dịch, chế độ ăn uống không khoa học, răng khôn mọc sai lệch, dị vật hoặc thay đổi nội tiết tố khi mang thai: (2)

– Vệ sinh răng miệng kém: Răng miệng không được vệ sinh cẩn thận sẽ tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển trong miệng. Dần dần, vi khuẩn sẽ tấn công vào nướu, gây viêm nhiễm và hình thành những ổ áp xe có mủ.

– Suy giảm hệ miễn dịch: Về bản chất, hệ miễn dịch là một hệ thống có vai trò bảo vệ cơ thể của bạn khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Khi hệ thống trên bị suy giảm, vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng xâm nhập vào các mô nướu quanh răng và gây sưng tấy kèm mủ.

– Chế độ ăn uống: Thói quen ăn những đồ cay, nóng, có tính axit cao… rất dễ bị tổn thương. Khi đó, các vi khuẩn gây hại có thể tấn công vào sâu bên trong cấu trúc nướu, gây viêm nhiễm có mủ.

– Răng khôn mọc sai lệch: Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khi xương hàm đã phát triển toàn diện nên rất dễ gặp phải tình trạng mọc lệch, mọc ngầm, thậm chí là xâm lấn tới những răng ở vị trí liền kề. Khi đó, các mô nướu quanh vị trí mọc răng rất dễ bị tổn thương, kèm theo tình trạng sưng tấy có mủ.

– Dị vật: Những dị vật như xương cá, tăm tre, lông bàn chải… mắc cài nướu cũng là nguyên nhân khiến cho nướu bị tổn thương, viêm nhiễm và sưng mủ.

– Thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Trong quá trình mang bầu, nội tiết tố sẽ bị thay đổi đáng kể, đặc biệt là sự tăng lên của estrogen và progesterone. Chúng khiến cho các mao mạch ở nướu bị phình to, dễ ứ dịch huyết. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vi khuẩn gây hại dễ dàng gây sưng, viêm nướu và kèm theo ổ mủ.

Sưng nướu kèm ổ mủ do mọc răng khôn

Sưng nướu kèm ổ mủ do mọc răng khôn

4. Những cách điều trị sưng nướu răng có mủ

Các phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh sưng nướu răng kèm ổ mủ gồm có: dẫn lưu khối mủ, điều trị tủy, tiểu phẫu loại bỏ dị vật, nhổ răng hoặc sử dụng thuốc kháng sinh. (3)

4.1. Dẫn lưu khối mủ

Mục đích của phương pháp dẫn lưu khối ủ là để loại bỏ ổ viêm nhiễm và giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra. Trước tiên, các bác sĩ nha khoa sẽ gây tê với một lượng thuốc phù hợp.

Sau khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tạo một vết rạch nhỏ ở vị trí chân răng bị sưng viêm để dẫn lưu dịch mủ ra bên ngoài. Tiếp theo, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ để làm se vết thương và giảm thiểu nguy cơ lây lan sang những tổ chức khác trong khoang miệng.

4.2. Điều trị tủy

Trong trường hợp sưng nướu có mủ kèm theo tình trạng viêm tủy răng, các bác sĩ sẽ cần tiến hành điều trị tủy để làm sạch hoàn toàn các tổ chức viêm nhiễm. Quy trình điều trị tủy bao gồm các bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng và gây tê.

– Bước 2: Bác sĩ đặt đế cao su ôm sát vào vị trí của răng cần chữa tủy để ngăn chặn nước bọt, vi khuẩn xâm nhập vào ống tủy.

– Bước 3: Bác sĩ dùng mũi khoan chuyên dụng để mở ống tủy và hút những mô tủy bị viêm nhiễm ra bên ngoài bằng trâm nha khoa.

– Bước 4: Bác sĩ tiến hành rửa sạch và tạo hình ống tủy.

– Bước 5: Trám bít ống tủy để phòng tránh vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu bên trong.

– Bước 6: Trám răng hoặc bọc răng sứ để khôi phục các chức năng cơ bản của hàm răng.

Phương pháp điều trị tủy răng

Phương pháp điều trị tủy răng

4.3. Tiểu phẫu loại bỏ dị vật

Trong trường hợp nướu bị sưng mủ do mắc dị vật như lông bàn chải, xương cá, tăm tre… bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ chúng. Sau đó, bác sĩ cần làm sạch khu vực bị viêm để ngăn chặn viêm nhiễm lây lan.

4.4. Nhổ răng

Chỉ định nhổ bỏ răng chỉ được áp dụng trong trường hợp sưng nướu có mủ quá nặng, khiến cho răng bị lung lay và không thể phục hồi được nữa. Khi đó, bạn cần tiến hành nhổ răng để tránh ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khác ở trong khoang miệng. Sau khi nhổ răng, bạn nên trồng răng giả thay thế càng sớm càng tốt để khôi phục tính thẩm mỹ cũng như các chức năng cơ bản khác của răng.

4.5. Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ sử dụng nhằm mục đích cô lập ổ nhiễm trùng. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến là Penicillin, Clindamycin và Azithromycin.

– Thuốc Penicillin: Các thành phần trong thuốc Penicillin sẽ hỗ trợ phá vỡ thành tế bào của vi khuẩn bằng cách ngăn chặn quá trình tạo ra peptidoglycan. Liều dùng của thuốc là uống 250 – 500 mg, cách 6 – 8 giờ uống 1 lần.

– Thuốc Clindamycin: Thuốc kháng sinh Clindamycin có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn khác nhau, trong đó có cả những loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Thuốc sẽ kìm hãm vi khuẩn phát triển trong miệng bằng cách ức chế sự tổng hợp protein của chúng. Liều dùng của thuốc là uống 150 – 450mg/lần, cách 6 – 8 giờ/lần.

– Thuốc Azithromycin: Azithromycin là loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng cho những trường hợp bị dị ứng với Penicillin. Thuốc thuộc nhóm macrolid hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Liều dùng của thuốc là uống 500mg/ngày.

5. Phản hồi thực tế từ những người đã điều trị sưng nướu răng có mủ

Dưới đây là những phản hồi thực tế từ những người đã tiến hành điều trị bệnh sưng nướu răng kèm mủ:

– Chị Kiều Trang chia sẻ: “Tôi đã chữa sưng nướu răng kèm theo tình trạng mưng mủ tại Nha Khoa Paris và thật sự ấn tượng với hiệu quả của phương pháp điều trị. Sau vài buổi, sưng nướu đã giảm đáng kể và mủ cũng giảm đi. Các bác sĩ tại nha khoa cũng nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc, giúp tôi yên tâm hơn.”

– Anh Tuấn Hòa chia sẻ: “Đau và sưng nướu làm tôi khó chịu. Sau khi thăm khám tại Nha Khoa Paris, các bác sĩ đã tư vấn tận tình về phương pháp điều trị. Tôi rất hài lòng với kết quả chữa trị và không còn đau nhức nữa.”

– Chị Lê Hà chia sẻ: “Phải nói rằng việc điều trị sưng nướu răng kèm mủ giúp tôi thoải mái hơn rất nhiều. Bác sĩ giải thích rõ ràng về quy trình giúp tôi cảm thấy rất an tâm. Sau vài buổi điều trị, tình trạng sưng nướu đã giảm rõ rệt.”

Điều trị sưng tấy nướu kèm ổ mủ giúp giảm cảm giác khó chịu

Điều trị sưng tấy nướu kèm ổ mủ giúp giảm cảm giác khó chịu

6. Sưng nướu răng có ổ mủ bao lâu thì khỏi

Nếu như được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng sưng nướu răng kèm mủ có thể khỏi chỉ sau khoảng 5 – 7 ngày. Khi đó, các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy nướu, xuất hiện ổ mủ… đều sẽ biến mất. Bạn có thể thoải mái hơn trong quá trình ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, thời gian hồi phục sẽ còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh lý. Nếu như bạn phát hiện và điều trị bệnh lý muộn thì thời gian khỏi bệnh chắc chắn sẽ lâu hơn so với trường hợp chữa sớm. Do đó, để bệnh lý nhanh khỏi, bạn cần đến nha khoa khám ngay khi phát hiện bệnh lý.

7. Biện pháp chăm sóc sau khi điều trị sưng nướu răng có mủ

Sau khi chữa trị sưng nướu răng kèm mủ, bạn cần phải chăm sóc răng miệng cẩn thận. Cụ thể như sau:

– Chải răng với lực nhẹ nhàng, tránh tác động tới vùng nướu răng đang bị tổn thương.

– Tránh ăn nhai ở vùng răng đang bị sưng nướu bởi sẽ gây đau nhức dai dẳng.

– Không hút thuốc lá hoặc dùng đồ chứa chất kích thích bởi các hóa chất độc hại trong đó sẽ làm tăng mức độ viêm nhiễm, kéo dài thời gian hồi phục của mô nướu.

– Tránh những thói quen không lành mạnh như ăn nhai thực phẩm cứng, dùng răng cạy nắp chai… vì có thể tác động đến vùng nướu đang bị viêm.

– Nếu gặp phải những phản ứng trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý.

– Tới nha khoa thăm khám theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ.

8. Làm thế nào để phòng ngừa sưng nướu răng có ổ mủ

Để ngăn chặn sưng nướu răng kèm mủ, bạn cần:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.

– Sử dụng chỉ nha khoa/tăm nước và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn mảng bám, cặn thức ăn ở trong khoang miệng.

– Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay, nóng, có tính axit cao…

– Nhanh chóng tới nha khoa để lấy dị vật như xương cá, lông bàn chải… bị mắc ở nướu.

– Bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ… từ thực đơn ăn uống hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, giúp răng, nướu thêm chắc khỏe.

Lấy cao răng và khám răng miệng định kỳ tại nha khoa 6 tháng 1 lần.

– Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 – 4 tháng/lần hoặc ngay khi lông bàn chải có dấu hiệu bị sờn, tõe…

– Nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt trong trường hợp chúng mọc lệch, mọc ngầm, ảnh hưởng đến răng lân cận…

Chế độ ăn uống khoa học giúp nướu luôn chắc khỏe

Chế độ ăn uống khoa học giúp nướu luôn chắc khỏe

Tóm lại, nếu như không được chữa trị kịp thời, sưng nướu răng có mủ có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Do đó, bạn nên nhanh chóng tới nha khoa ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh để được bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị tối ưu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Sưng nướu răng
Cách trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả

Cách trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả

Sưng nướu răng trong cùng hay viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Sưng nướu răng trong cùng do nhiều nguyên nhân gây

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng nướu răng là tình trạng phần mô nướu quanh chân răng tổn thương, làm sưng tấy và đau nhức. Đây là bệnh về nướu phổ biến ở mọi lứa

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Sưng nướu răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Sưng nướu răng: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Sưng nướu răng là tình trạng nướu tấy đỏ, sưng phù khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, khó ăn uống… Để phòng ngừa nướu bị sưng chúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Nướu bị sưng là dấu hiệu của bệnh gì, Tìm hiểu nguyên nhân

Nướu bị sưng là dấu hiệu của bệnh gì, Tìm hiểu nguyên nhân

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ  – Nha

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hay viêm nướu răng là bệnh lý về răng phổ biến nhiều người mắc phải. Sưng nướu răng có thể do nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Sưng rộp nướu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Sưng rộp nướu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Mô nướu là nơi có độ mềm tự nhiên và rất nhạy cảm nên có nhiều tác nhân dễ gây sưng rộp nướu. Sưng nướu sẽ gây cảm giác đau răng hoặc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh