Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm tủy răng uống thuốc gì đảm bảo hiệu quả cao và an toàn nhất?

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay trong, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng.

Có tới 90% người bệnh khi bị viêm tủy răng đều thắc mắc rằng: “Viêm tủy răng uống thuốc gì hiệu quả và an toàn nhất”. Hiện tại với việc phát triển của ngành nha khoa nên điều trị viêm tủy răng đã hiệu quả và nhanh chóng hơn trước kia rất nhiêu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị vẫn là điều cần thiết.

1. Viêm tủy răng uống thuốc gì?

Đối với vấn đề trên Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay trong, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng cho biết: Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tủy răng chủ yếu là do vi khuẩn từ bệnh sâu răng gây ra. Tùy từng trường hợp và tình trạng bệnh sẽ có các loại thuốc khác nhau cũng như liều lượng tiêu chuẩn để điều trị.

Thông thường thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm tủy răng sẽ được bác sĩ kê đơn và chỉ định cụ thể. Trong đó có 7 loại thuốc thường được chỉ định trong quá trình điều trị bệnh lý viêm tủy là Cephalosporin, Penicillin/Amoxicillin, Macrolid, Azithromycin, Clindamycin, Metronidazole và Paracetamol.

1.1. Viêm tủy răng uống thuốc gì – Nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin

Cephalosporin là một loại thuốc kháng sinh thông dụng được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Chúng thuộc nhóm beta-lactam và là dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic.

Cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn gây viêm tủy bằng cách ức chế sự tổng hợp tế bào vi khuẩn, tương tự như Penicillin. Ngoài ra, chúng còn có khả năng acyl hóa các D-alanin transpeptidase, ức chế giai đoạn cuối của quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Khi quá trình sinh tổng hợp vách tế bào bị ngừng lại, vi khuẩn không có vách tế che chở sẽ bị tiêu diệt.

Mặc dù Cephalosporin rất hiệu quả trong việc điều trị viêm tủy răng, nhưng cũng có những tác dụng phụ nhất định. Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình sử dụng thuốc.

+ Liều lượng điều trị:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng thuốc với liều lượng 500mg x 3 lần uống/ ngày
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng thuốc từ 25 – 50 mg/ kg x 3 lần/ ngày. Ngoài ra, với trẻ em bị viêm tủy răng có thể thay bằng các nhóm thuốc Cefalosporin thế hệ I, II, III dưới chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Viêm tủy răng uống thuốc gì - Nhóm thuốc Cephalosporin

Nhóm thuốc Cephalosporin

1.2. Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng Penicillin/Amoxicillin

Penicillin và Amoxicillin đều là những loại thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm tủy răng và nhiễm trùng răng miệng. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thuốc phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân và sự kháng cự của vi khuẩn đối với các loại kháng sinh.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa Amoxicillin và Axit clavulanic cũng có thể được sử dụng để loại bỏ các vi khuẩn kháng thuốc.

Tuy nhiên, do việc sử dụng Penicillin trong nhiều năm qua, nguy cơ kháng thuốc và hiệu quả điều trị có thể thấp hơn so với các loại kháng sinh mới phát triển, nên Amoxicillin đang được sử dụng phổ biến hơn.

+ Liều lượng điều trị của thuốc Penicillin:

  • Người lớn: Dùng 125 – 500 mg, khoảng cách sử dụng giữa các liều là 6 – 8 giờ.
  • Trẻ em từ 1 tháng – 12 tuổi: Sử dụng 25 – 75 mg/ kg/ ngày, chia thành 3 – 4 lần/ ngày để sử dụng. Liều tối đa 1 ngày là 2g.

+ Liều lượng điều trị của thuốc Amoxicillin:

  • Amoxicillin: 500mg mỗi 8 giờ hoặc 1000mg mỗi 12 giờ.
  • Amoxicillin + Axit clavilanic: 500 – 2000mg mỗi 8 giờ hoặc 2000mg mỗi 12 giờ.

1.3. Viêm tủy răng uống thuốc gì – Nhóm thuốc Macrolid

Macrolid là một nhóm kháng sinh phổ biến với tác dụng chủ yếu đối với một số vi khuẩn Gram dương và nhóm không điển hình. Tuy nhiên, chúng cũng có hiệu quả với một số loại vi khuẩn nội bào và có thể diệt khuẩn với một số chủng nhạy cảm ở nồng độ cao.

Cơ chế tác dụng của Macrolid trong điều trị viêm tủy răng chủ yếu là kìm khuẩn thông qua ngăn cản sự tổng hợp protein. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng kích thích hoạt động của các đại thực bào di chuyển đến vị trí vi khuẩn, giúp tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng.

Mặc dù không có tác dụng trên hầu hết các loại trực khuẩn Gram âm, nhưng Macrolid vẫn là một loại kháng sinh quan trọng trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn Gram dương cũng như các nhóm không điển hình.

+ Liều lượng điều trị:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng 3MIU – 1 viên x 3 lần trên ngày.
  • Trẻ em: Sử dụng 1,5MIU – 1 viên x 3 lần trên ngày.
Viêm tủy răng uống thuốc gì - Nhóm thuốc Macrolid

Nhóm thuốc Macrolid

1.4. Thuốc trị viêm tủy răng Azithromycin

Azithromycin là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm tủy răng. Với cơ chế hoạt động chính là chống lại các loại vi khuẩn gây hại bằng việc ngăn chặn chúng phát triển. Azithromycin có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp nhiễm trùng răng miệng.

Thành phần trong thuốc giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại, giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng và giảm triệu chứng khó chịu cho những người bị viêm tủy răng nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần trong nhóm kháng sinh Penicillin, các nha sĩ thường sử dụng thuốc Azithromycin như một phương án thay thế. Do thuốc Azithromycin có thể được sử dụng an toàn và hiệu quả trong nhiều trường hợp điều trị.

+ Liều lượng điều trị: 500mg, mỗi liều uống cách nhau sau 24 giờ, uống liên tiếp trong 3 ngày.

1.5. Thuốc điều trị viêm tủy răng Clindamycin

Clindamycin là một loại thuốc chống nhiễm khuẩn được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm tủy răng và các tình trạng nhiễm khuẩn răng miệng khác.

Với tác dụng nhanh chóng và ít bị kháng thuốc, Clindamycin được khuyên dùng đầu tiên trong việc chữa trị nhiễm khuẩn răng. Thuốc hoạt động bằng cách chống lại các vi khuẩn gây hại trong miệng, giúp làm giảm triệu chứng đau răng và sưng tấy.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Clindamycin chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ và không được tự ý sử dụng.

+ Liều lượng điều trị: Uống 300 mg hoặc 600 mg/lần và mỗi lần cách nhau ít nhất 8 giờ.

Thuốc điều trị viêm tủy răng Clindamycin

Thuốc điều trị viêm tủy răng Clindamycin

1.6. Thuốc chữa viêm tủy răng Metronidazole

Metronidazole là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm tủy răng do tác nhân kỵ khí gây ra. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, nó thường được sử dụng kết hợp với các nhóm kháng sinh khác.

Đây cũng là lý do vì sao khi điều trị viêm tủy răng hoặc nhiễm trùng răng, nha sĩ sẽ thường chỉ định sử dụng Metronidazole hoặc các loại thuốc kháng sinh khác để vừa điều trị và phòng ngừa sự tái phát của bệnh.

Ngoài ra, bạn cần cân nhắc sử dụng Metronidazole, vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới sức khỏe như tiêu diệt vi khuẩn có lợi, suy gan, suy thận…

+ Liều lượng điều trị: Nha sĩ khuyến cáo người bị viêm tủy răng chỉ nên dùng khoảng từ 7.5 mg/kg mỗi lần, cách nhau tối thiểu 6 tiếng giữa các lần dùng.

1.7. Thuốc viêm tủy răng Paracetamol

Thuốc giảm đau răng Paracetamol là một lựa chọn phổ biến để giảm đau và sưng viêm trong trường hợp viêm tủy răng. Thuốc giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời diệt trừ vi khuẩn gây ra viêm nhiễm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Paracetamol chỉ là một loại thuốc giảm đau, không thể điều trị dứt điểm bệnh. Để có kết quả tốt hơn, nên kết hợp với các liệu pháp điều trị khác và thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng của mình.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt khi kết hợp với rượu. Bên cạnh đó, nếu bạn có bệnh về tim mạch hay từng có bệnh về gan, thận, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy hiểm cho sức khỏe của mình.

+ Liều lượng điều trị: Nếu sử dụng thuốc với liều lượng 325-650mg/lần, hãy uống cách nhau 2 – 4 tiếng. Nếu sử dụng với liều lượng 500mg/lần, hãy uống cách nhau 6 – 8 giờ.

Thuốc viêm tủy răng Paracetamol

Thuốc viêm tủy răng Paracetamol

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

2. Phương pháp điều trị bệnh viêm tủy răng triệt để

Để điều trị viêm tủy dứt điểm, bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và lấy tủy viêm ra khỏi buồng tủy, nhằm chấm dứt cơn đau và phòng tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tủy răng.

So với việc phải chịu cơn đau hành hạ, uống thuốc kháng viêm và giảm đau thì đi khám và điều trị sớm là sự lựa chọn tốt nhất.

Ngày nay điều trị viêm tủy răng đã sử dụng công nghệ RECIPROC® Blue –  công nghệ hoạt động trên cơ chế con lắc hình chữ S và cắt với tần suất liên tục của trâm, đảm bảo quá trình điều trị ống tủy tốt hơn ngay cả khi ống tủy bị cong.

Nếu phương pháp điều trị tủy cần một hệ thống các trâm như trâm gai, trâm bạo, trâm dũa.. thì RECIPROC® blue chỉ sử dụng duy nhất một loại trâm, giúp rút ngắn thời gian điều trị tủy và thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Hơn nữa, điều trị bằng công nghệ tiên tiến và hiện đại này luôn mang đến hiệu quả tốt nhất cho người bệnh, đảm bảo không có bất kỳ sự khó chịu hay đau đớn nào.

Không nên chần chừ, băn khoăn hay lo lắng về vấn đề viêm tủy răng uống thuốc gì, vì thuốc chỉ giúp bạn giảm đau và răng vấn tiếp tục sâu và viêm nặng hơn, khi đó nếu bị áp xe răng và chóp sẽ rất nguy hiểm.

Hãy yên tâm khi ngày nay công nghệ điều trị tủy RECIPROC® Blue đã được áp dụng rộng rãi và đơn vị đi đầu ứng dụng công nghệ này chính là Nha Khoa Paris.

Ngoài ra, riêng đối với các trường hợp viêm tủy răng đã quá nặng, phần tủy bên trong đã hoại tử hết thì việc điều trị nội nha hay dùng thuốc sẽ không còn tác dụng nữa. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng bị viêm tủy nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh.

Như vậy, để điều trị bệnh viêm tủy dứt điểm, không còn tái phát thì cần phải dựa vào tình trạng, mức độ tiến triển bệnh lý của từng người.

Phương pháp điều trị viêm tủy răng triệt để

Phương pháp điều trị viêm tủy răng triệt để

Thông qua những chia sẻ trong bài, ắt hẳn bạn đã có được đáp án như mong muốn với câu hỏi viêm tủy răng uống thuốc gì. Để đảm bảo về mặt hiệu quả và sự an toàn đối với sức khỏe, việc dùng thuốc trị viêm tủy cần được chỉ định trực tiếp từ nha sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được mua thuốc hay thay đổi liều lượng sử dụng, ngay cả khi đó chỉ là thuốc giảm đau thông thường. Bởi việc tự ý dùng thuốc luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tác động không tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm tủy răng
Chữa tủy răng có đau không? Những lưu ý khi lấy tủy răng

Chữa tủy răng có đau không? Những lưu ý khi lấy tủy răng

Chữa tủy răng là phương pháp thường áp dụng để điều trị viêm tủy răng. Qua đó giúp loại bỏ cơn đau do tổn thương tủy và ngăn chặn nguy

Ngày 26/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

Điều trị tủy răng được thực hiện nhằm loại bỏ hết phần tủy răng bị viêm, giúp bảo tồn răng thật tối đa. Mặc dù không quá phức tạp nhưng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Viêm tủy răng có tự khỏi không? Trường hợp cần điều trị tủy răng

Viêm tủy răng có tự khỏi không? Trường hợp cần điều trị tủy răng

Tủy răng được liên kết với hệ thống dây thần kinh cảm giác và mạch máu giúp nuôi dưỡng răng. Mặc dù được bao bọc bởi lớp men răng và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Viêm tủy răng có chữa được không? Các biện pháp điều trị viêm tủy

Viêm tủy răng có chữa được không? Các biện pháp điều trị viêm tủy

Tủy răng nằm sâu bên trong răng, chứa các mạch máu giúp nuôi dưỡng răng và dây thần kinh. Dù được bao bọc sâu trong răng nhưng tủy răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bị viêm tủy răng bao lâu thì khỏi? Các yếu tố ảnh hưởng điều trị

Bị viêm tủy răng bao lâu thì khỏi? Các yếu tố ảnh hưởng điều trị

Viêm tủy răng gây nhiều cản trở trong quá trình ăn uống, sinh hoạt và gây nguy cơ biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Do đó các bác

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Viêm tủy răng có nguy hiểm không? Các giai đoạn viêm tủy răng

Viêm tủy răng có nguy hiểm không? Các giai đoạn viêm tủy răng

Tủy răng được bảo vệ bởi một lớp mô cứng xung quanh, men răng và ngà răng nên không dễ bị tác động. Nhưng do nhiều nguyên nhân mà tổ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng