Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Ăn vào đắng miệng là bệnh gì: Nguyên nhân và cách chữa trị

Tình trạng đắng miệng thường xảy ra sau khi ăn các loại thực phẩm như mướp đắng, cà phê đen, cải xoăn,… Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra trong khoảng thời gian dài mà không liên quan đến đồ ăn thì có thể là dấu hiệu cảnh báo cho vấn đề về sức khỏe và răng miệng. Vậy ăn vào đắng miệng là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

1. Đắng miệng là gì

Đắng miệng (1) là tình trạng vị giác bị thay đổi trong khoang miệng và có vị đắng. Thường cảm giác này xuất hiện khi ăn thức ăn chứa thành phần đắng hoặc chua cay. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài hoặc khởi phát không rõ nguyên nhân, có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe.

Miệng đắng thường kèm theo các triệu chứng như:

– Cảm giác đắng lan từ miệng đến cổ họng

– Cảm thấy miệng đắng đi kèm tình trạng chán ăn

– Có mùi hôi miệng khó chịu hoặc vị miệng nhạt

– Khiếm khuyết vị giác, không thể nếm thấy mùi vị của thực phẩm khi ăn uống

– Miệng đắng hoặc khô và cảm giác mệt mỏi

– Thậm chí, cảm giác đắng có thể tồn tại sau khi đã đánh răng

Tình trạng đắng miệng

Tình trạng đắng miệng

2. Ăn vào đắng miệng là bệnh gì

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đắng miệng ở người bệnh, những nguyên nhân phổ biến nhất như sau:

2.1. Mắc bệnh lý răng miệng

Tình trạng đắng miệng khi ăn thường là biểu hiện của bệnh lý răng miệng. Thông thường, tình trạng này kèm theo một số biểu hiện như hơi thở có mùi, đau nhức, răng ê buốt, khó khăn trong ăn uống và vệ sinh răng miệng,…

Các bệnh nha khoa gây ra tình đắng miệng, bao gồm:

Sâu răng

– Viêm nướu răng

– Viêm nha chu

– Hôi miệng

2.2. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày (2) là bệnh lý dạ dày phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống kém khoa học, nghiện rượu bia, cơ thực quản dưới yếu hoặc bị giãn ra, vi khuẩn Hp,… Trào ngược dạ dày đặc trưng bởi tình trạng ợ nóng, ợ chua, cảm giác nóng từ ngực lan tới cổ, dịch vị từ dạ dày trào ngược lên khoang miệng và thực quản,…

Thực tế, hầu hết trường hợp bị trào ngược dạ dày đều có biểu hiện đắng miệng, khô miệng khi ăn. Hơn nữa, bệnh còn khiến hơi thở có mùi, làm bào mòn men răng và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,…

ăn vào đắng miệng là bệnh gì

Trào ngược dạ dày

2.3. Bệnh thận

Thận là bộ phận quan trọng của cơ thể, có nhiều chức năng như bài tiết độc tố trong cơ thể qua đường tiểu, lọc máu, điều hòa huyết áp,… Người gặp vấn đề về thận, lượng độc tố trong cơ thể bị ứ đọng, không bài tiết hoàn toàn. Lâu dài sẽ phát sinh phản ứng ở da, khoang miệng, điển hình là miệng có vị đắng, kim loại và khô khi ăn.

Các bệnh lý về thận có mức độ nghiêm trọng và tiến triển quá nhiều giai đoạn. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng nặng nề.

2.4. Bệnh gan

Cũng giống như thận, gan đóng vai trò trong việc lọc và đào thải độc tố khỏi cơ thể. Khi gan bị tổn thương, suy yếu sẽ khiến độc tố bị ứ đọng và phát sinh phản ứng qua mắt, da, khoang miệng. Theo đó, người mắc bệnh gan có dấu hiệu hôi miệng, khô miệng, mắt vàng, da vàng. Nhiều trường hợp thấy vị đắng trong khoang miệng, nhất là khi ăn.

Các vấn đề gan thường gặp ở người có chế độ ăn thiếu khoa học, nghiện rượu bia, hút thuốc lá,… Vì thế, để ngăn ngừa bệnh lý và hỗ trợ chức năng gan, bạn cần xây dựng chế độ ăn phù hợp, bỏ thói quen ảnh hưởng đến gan, thận.

2.5. Bệnh Alzheimer gây đắng miệng

Alzheimer (3) là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ, xảy ra khi tế bào thần kinh bị tổn thương và chết. Qua đó, khiến người bệnh khó khăn khi giao tiếp, giảm trí nhớ, gần như không thể thực hiện hoạt động phức tạp.

Người bệnh Alzheimer thường không có khả năng tự ăn uống hoặc do khó khăn giao tiếp nên không thể nhờ người chăm sóc. Nhiều trường hợp mắc phải chứng bệnh này bị đắng miệng. Lâu dài khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.

2.6. Tiểu đường gây đắng miệng

Đắng miệng khi ăn thường là dấu hiệu của tiểu đường. Nguyên nhân gây ra là do lượng đường trong máu không kiểm soát được hoặc do dùng một số loại thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định.

Trường hợp bị tiểu đường gây đắng miệng kéo dài cần kiểm tra đường huyết đều đặn. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh lý xảy ra do sử dụng thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được xem xét điều chỉnh.

Tiểu đường gây đắng miệng

Tiểu đường gây đắng miệng

2.7. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, ăn vào đắng miệng còn có thể xảy ra bởi các yếu tố sau:

– Khô miệng

– Vệ sinh răng miệng kém

– Phụ nữ mang thai

– Thời kỳ tiền mãn kinh

– Bỏng rát miệng

– Cơ thể thiếu nước

– Đang dùng thuốc điều trị

– Dùng bia rượu, thuốc lá nhiều

– Người cao tuổi

– Tổn thương dây thần kinh

– Đang điều trị ung thư

– Thiếu vitamin

3. Điều trị và chăm sóc khi bị đắng miệng

Tình trạng đắng miệng có thể được giải quyết bằng các phương pháp đơn giản thông thường. Điều quan trọng là bạn cần kiên thì áp dụng thường xuyên mới đạt được kết quả tối ưu nhất. Dưới đây là một số cách chăm sóc khi miệng bị đắng mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Chăm sóc răng miệng

Không chăm sóc răng miệng thường xuyên là điều kiện thuận lợi để các tụ vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây cảm giác đắng miệng.

Do đó, cách tốt nhất là vệ sinh chăm sóc răng miệng đều đặn, chải răng 2 lần/ ngày, dùng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương nướu. Đồng thời dùng chỉ, tăm nha khoa sau khi ăn để loại bỏ hoàn toàn cặn thức ăn thừa giắt ở kẽ răng.

3.2. Uống nước lọc

Khi có cảm giác đắng miệng, bạn cần bổ sung nước cho cơ thể. Uống đủ nước giúp kích thích khoang miệng tiết nước bọt để làm mềm bề mặt lưỡi, nướu và niêm mạc miệng. Nhờ đó giúp giảm khô miệng và khát nước.

Hơn nữa, tăng tiết nước bọt còn cải thiện vị giác, giảm đắng miệng và thay đổi vị giác. Để giữ nước trong cơ thể, bạn cần bổ sung nước giàu khoáng chất ngoài nước lọc. Với trường hợp mất nước do uống rượu bia, cần bổ sung thêm nước ép trái cây và rau củ quả tươi để cân bằng điện giải.

Ngay cả khi không đắng miệng, bạn cũng cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo hoạt động của các tuyến. Với những người lao động nặng nhọc và tập thể dục cường độ cao, nên tăng thêm lượng nước hàng ngày để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

Uống nhiều nước lọc

Uống nhiều nước lọc

3.3. Tránh yếu tố làm trào ngược axit

Đôi khi, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, kèm theo đó là chứng đắng miệng.

Việc thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, nhiều giàu mỡ, loại đồ uống có cồn như rượu bia với tần suất cao,… đều gây nguy cơ trào ngược axit. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa các yếu tố này nếu muốn quá trình điều trị hiệu quả hơn.

3.4. Nhai kẹo cao su không đường

Việc nhai kẹo cao su liên tục sẽ giúp tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ hơn. Bởi kẹo cao su khá dai nên cần nhiều enzim để cảm nhận được mùi vị trong khoang miệng.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể dùng kẹo cao su như một phương pháp điều trị đắng miệng. Tuy nhiên, cần lưu ý dùng kẹo cao su không đường vì kẹo cao su có đường chứa chất ngọt, dễ tạo thành mảng bám quanh thân răng kéo theo sự phát triển của vi khuẩn.

Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su không đường

3.5. Nước súc miệng trị chứng miệng đắng

Hiện nay có nhiều loại nước súc miệng cải thiện tối ưu tình trạng miệng đắng. Nước súc miệng sẽ loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa, vi khuẩn trong khoang miệng để hạn chế sự phát triển của chúng kết hợp với axit làm vị giác bị rối loạn.

Các loại nước súc miệng từ thảo dược thường hữu hiệu nhất bởi nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên.

3.6. Nước trà thảo mộc

Duy trì uống nước lọc có thể gây chán, bạn có thể thay đổi bằng cách uống các loại thảo mộc thơm ngon. Một số thực phẩm có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu như gừng, bạc hà, nha đam, chanh,… đều là nguyên liệu có thể chế biến thành trà, giúp giảm thiểu tình trạng đắng miệng.

3.7. Nước ép trái cây chín

Nước ép từ các loại trái cây như dâu tây, nho, dưa hấu,… có vị ngọt tự nhiên, giúp làm giảm cảm giác đắng miệng và mùi hôi trong khoang miệng. Hơn nữa, nước ép trái cây cũng bổ sung vitamin, dưỡng chất cần thiết giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn.

4. Đắng miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì

Khi bị đắng miệng, bạn có thể cải thiện bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm như sau:

– Cháo nóng: cháo là nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất, hơn nữa lại dễ nuốt, dễ tiêu hóa, giúp người bệnh ngon miệng hơn, hạn chế ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày

– Uống nước ấm khi thức dậy: uống một cốc nước ấm ngay sau khi thức dậy sẽ giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày vào mỗi buổi sáng. Bạn có thể pha cùng mật ong để dễ uống, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

– Ăn nhiều trái cây, rau xanh: các loại trái cây, rau xanh là nguồn dưỡng chất dồi dào chứa các loại vitamin như A, B, C, E,… Các loại thực phẩm như bưởi, cam, chanh, chuối, quýt, xà lách,… đều là thức ăn giàu dinh dưỡng cần thêm vào chế độ ăn mỗi ngày để đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể

– Ngậm ô mai: vị ngọt chua của ô mai sẽ giảm thiểu tối đa vị đắng trong khoang miệng. Đặc biệt, khi ngậm ô mai, hương vị này sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn

Ngoài ra, khi bị đắng miệng, bạn cần hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, có tính cay nóng, đồ ngọt và tinh bột, thuốc lá, rượu bia,… Đây đều là yếu tố khiến tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên hơn, kèm theo cảm giác miệng có vị đắng.

Ăn nhiều trái cây, rau xanh

Ăn nhiều trái cây, rau xanh

5. Những lưu ý khi bị đắng miệng

Khi mắc phải tình trạng đắng miệng, bạn cũng cần lưu tâm tới các yếu tố sau:

– Nằm tư thế cao đầu khi đầu để hạn chế tình trạng trào ngược axit từ dạ dày

– Thăm khám sức khỏe định kỳ (4) để phát hiện và điều trị bệnh lý kịp thời

– Sử dụng đúng liều lượng thuốc, biện pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm, hỗ trợ khỏi bệnh nhanh hơn

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm bớt áp lực tác động lên dạ dày. Qua đó dạ dày được hoạt động nhịp nhàng, điều độ, giảm nguy cơ bị trào ngược thực quản, giúp cơ thể hấp thụ nhiều dưỡng chất thiết yếu hơn

Hy vọng qua thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ ăn vào đắng miệng là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Để chế bệnh lý răng miệng xảy ra, bạn cần duy trì cho mình lối sống lành mạnh, chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng hàng ngày. Đừng quên thực hiện thăm khám định kỳ tại Nha khoa Paris 6 tháng/lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Ăn vào đắng miệng là bệnh gì
Đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tốt nhất

Đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tốt nhất

Khi bị đắng miệng, bạn sẽ thấy rất khó chịu và chán ăn. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, bạn không nên chủ quan bởi đây có thể là

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh