Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Áp xe nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương án điều trị

Áp xe nha chu là hiện tượng nhiễm trùng kèm theo ổ mủ của mô nha chu. Bệnh gây ra những cơn đau nhức dai dẳng và ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, vi khuẩn từ ổ viêm có thể tấn công tới các bộ phận khác trong khoang miệng. Do đó, để ngăn chặn những biến chứng trên, bạn cần biết chính xác triệu chứng của bệnh và có phương án điều trị dứt điểm.

1. Áp xe nha chu xảy ra do đâu

Bệnh áp xe ở nha chu xảy ra khi xuất hiện các ổ mủ tích tụ tại thành mô liên kết của túi quanh răng. Hiện tượng trên thường do bệnh viêm nha chu, có mảnh vỡ từ cao răng, điều trị nha khoa, bất thường về hình thái học của răng và hệ miễn dịch suy yếu.

– Viêm nha chu: Viêm nha chu là bệnh lý mà các tổ chức nâng đỡ quanh răng bị viêm nhiễm. Nếu như không được chữa trị sớm, vi khuẩn sẽ tích tụ ngày càng nhiều, gây viêm nhiễm nặng nề và hình thành những túi nha chu có chứa đầy mủ bên trong.

– Mảnh vỡ từ cao răng: Trong quá trình lấy cao răng, những mảnh vỡ từ cao răng có thể xâm nhập vào sâu trong nướu. Nếu như bác sĩ không phát hiện và xử lý sớm thì sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng và hình thành ổ áp xe.

– Điều trị nha khoa: Khi áp dụng các phương pháp điều trị nha khoa như lấy tủy, cắt nướu, chữa viêm lợi… một số dị vật (chỉ hay mảnh kim loại) có thể sót lại nếu như bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật. Chúng cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng và tạo ổ áp xe ở nha chu.

– Bất thường về hình thái học của răng: Tình trạng nứt dọc thân răng, có rãnh cổ răng… cũng có thể gây ra nhiễm trùng cục bộ trong các mô liên kết của túi quanh răng. Nếu như không được xử lý sớm, các ổ áp xe sẽ nhanh chóng xuất hiện ở mô nha chu và gây đau nhức dai dẳng.

– Hệ miễn dịch suy yếu: Những người đang điều trị kháng sinh toàn thân, mắc bệnh đái tháo đường, HIV… cũng có nguy cơ cao bị áp xe ở nha chu. Do hệ miễn dịch bị suy yếu khiến cho vi khuẩn dễ dàng phát triển và tấn công.

Áp xe xảy ra do bệnh viêm nha chu

Áp xe xảy ra do bệnh viêm nha chu

2. Triệu chứng của bệnh lý áp xe nha chu

Áp xe ở các mô nha chu có những triệu chứng điển hình sau:

– Cơn đau xuất hiện dai dẳng, ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

– Khi bạn chạm tay vào vùng bị áp xe thì cơn đau sẽ tăng lên.

– Răng nhạy cảm hơn.

– Răng lung lay, không còn bám chắc trong xương ổ răng.

– Miệng có mùi hôi, tanh.

– Sưng hạch bạch huyết.

– Sốt, mệt mỏi.

– Vùng nướu tại khu vực bị áp xe ửng đỏ.

Triệu chứng của áp xe ở mô nha chu

Triệu chứng của áp xe ở mô nha chu

3. Phương pháp điều trị áp xe nha chu

Áp xe ở các mô nha chu sẽ được điều trị theo các phương pháp sau: sử dụng thuốc, làm sạch ổ viêm, nhổ bỏ răng và kết hợp chăm sóc răng miệng cẩn thận tại nhà.

3.1. Sử dụng thuốc

Đối với những người bị áp xe ở nha chu, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh với mục đích là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn sự phá hủy của các cấu trúc nha chu xung quanh. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là Metronidazole, Spiramycin và Clindamycin.

– Metronidazole: Đây là một loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng rất phổ biến. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm. Liều dùng phổ biến của thuốc là uống 7,5 mg/kg, cách 6 giờ uống 1 lần.

– Spiramycin: Thuốc Spiramycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid với phổ kháng khuẩn rộng nên cũng có hiệu quả với trường hợp bị áp xe ở mô nha chu. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn trên vi khuẩn đang phân chia tế bào và ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục tổng hợp protein. Liều dùng là 6.0 – 9.0 triệu IU/ ngày, chia ra thành 2 – 3 lần.

– Clindamycin: Thuốc Clindamycin cũng có tác động ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn nên cũng thường được bác sĩ sử dụng đối với trường hợp bị áp xe quanh răng. Thuốc có liều dùng là uống 150 – 450 mg/lần, cách khoảng 6 – 8 giờ/lần.

Thuốc kháng sinh Spiramycin

Thuốc kháng sinh Spiramycin

3.2. Làm sạch ổ viêm

Để chữa dứt điểm bệnh áp xe nha chu, các bác sĩ cần phải loại bỏ ổ viêm bằng cách làm sạch túi nha chu, chích rạch có dẫn lưu ổ mủ và rửa sạch ổ nhiễm trùng. Mục đích của phương pháp trên là để loại bỏ các tác nhân gây viêm như mảng bám, mảng vôi răng, mảnh vụ thức ăn, vi khuẩn hoặc dị vật. Quá trình trên cần được thực hiện cẩn thận bởi những bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm để tránh tình trạng sót ổ viêm.

3.3. Nhổ răng

Với trường hợp áp xe ở mô nha chu đã quá nghiêm trọng, phá hủy hầu hết các cấu trúc nâng đỡ răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng. Khi đó, ổ viêm sẽ được loại bỏ hoàn toàn, ngăn chặn viêm nhiễm lây lan sang những vị trí xung quanh. Tuy nhiên, sau khi nhổ bỏ răng, bạn cần phải phục hình răng càng sớm càng tốt để khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

3.4. Kết hợp chăm sóc tại nhà

Song song với việc uống thuốc và điều trị áp xe tại nha khoa, bạn cần kết hợp chăm sóc cẩn thận để các triệu chứng của bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Cụ thể bạn nên:

– Ưu tiên ăn những loại thực phẩm mềm như cháo, sữa chua, súp… để tránh tác động mạnh đến ổ áp xe trong quá trình ăn nhai.

– Chải răng 2 – 3 lần/ngày giúp ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục phát triển.

Súc miệng bằng nước muối 3 lần hàng ngày nhằm hỗ trợ cho việc dẫn lưu dịch mủ và làm sạch ổ áp xe diễn ra thuận lợi hơn.

– Tới nha khoa khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra ổ áp xe, giúp đảm bảo điều trị dứt điểm bệnh lý.

– Tránh ăn những thực phẩm cay, nóng bởi chúng có thể khiến cho vị trí áp xe bị kích ứng, gây viêm nhiễm dai dẳng.

Người đang điều trị áp xe quanh răng nên ăn thực phẩm mềm

Người đang điều trị áp xe quanh răng nên ăn thực phẩm mềm

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh áp xe nha chu

Để ngăn chặn các ổ áp xe hình thành ở mô nha chu, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

– Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng việc chải răng 2 – 3 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước và dung dịch súc miệng chuyên dụng.

– Điều trị dứt điểm bệnh lý viêm nha chu ngay khi phát hiện các dấu hiệu như nướu đỏ, chảy máu chân răng, tụt nướu, hơi thở có mùi khó chịu…

– Tới nha khoa để bác sĩ làm sạch cao răng và kiểm tra sức khỏe răng nướu định kỳ 2 lần/năm.

– Không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng những đồ có chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia… vì chúng sẽ làm cho răng, nướu bị suy yếu.

– Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất như hoa quả, thịt, cá, trứng… để răng, nướu thêm chắc khỏe.

– Làm sạch cao răng và điều trị nha khoa tại các cơ sở uy tín để tránh xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện.

– Kiểm soát bệnh lý tiêu đường, HIV… theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

– Bỏ những thói quen xấu như cắn móng tay, dùng răng cạy nắp chai… bởi điều đó có thể làm tổn thương tới mô nha chu và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

– Uống đủ 2 lít nướu/ngày để duy trì độ ẩm của khoang miệng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Dùng chỉ nha khoa giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển

Dùng chỉ nha khoa giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh áp xe nha chu. Nhìn chung, đây là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hệ lụy như mất răng, tổn thương các mô lân cận… nếu như không được xử lý sớm. Do đó, nếu phát hiện những triệu chứng của bệnh lý, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị..

Hiển thị nguồn

Báo Sức khỏe và Đời sống: “Áp xe nha chu – bệnh lý răng miệng nguy hiểm thường gặp”
Cleveland Clinic: “Periodontal Abscess: Symptoms, Causes And Treatment”
MyHealth Alberta: “Periodontal Abscess: Care Instructions”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Áp xe nha chu
Trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không, cách điều trị

Trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không, cách điều trị

Áp xe nướu răng là tình trạng nhiễm trùng có kèm theo ổ mủ. Bệnh sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, khiến cho sinh hoạt của trẻ bị

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Hiện tượng xương kêu răng rắc do đâu? Biện pháp phòng ngừa

Hiện tượng xương kêu răng rắc do đâu? Biện pháp phòng ngừa

Hiện tượng xương kêu răng rắc rất phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên không ít người trẻ cũng đang gặp phải tình trạng này gây nhiều

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Áp xe răng là gì? có nguy hiểm không? Những biến chứng

Áp xe răng là gì? có nguy hiểm không? Những biến chứng

Áp xe răng là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng huyết, mất răng, thậm chí là tử vong. Bệnh cần được phát hiện và điều trị

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Áp xe răng có tự khỏi không | Phương pháp điều trị hiệu quả

Áp xe răng có tự khỏi không | Phương pháp điều trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bị áp xe răng kiêng ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

Bị áp xe răng kiêng ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

​​​​​​​Áp xe răng là tình trạng gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu khu vực quanh nướu và chân răng, gây ảnh hưởng lớn đến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải