Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị áp xe răng kiêng ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

​​​​​​​Áp xe răng là tình trạng gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu khu vực quanh nướu và chân răng, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Cần phải điều trị áp xe răng sớm để tránh các biến chứng xảy ra. Ngoài việc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần chú ý chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị. Vậy bị áp xe răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Triệu chứng của bệnh áp xe răng

Theo Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An, áp xe răng là tình trạng khu vực ở quanh nướu và chân răng bị vi khuẩn tấn công làm viêm nhiễm. Qua đó tạo thành những ổ mủ. Theo thời gian, ổ mủ sẽ to dần, hình thành nên ổ áp xe trong khoang miệng.

Bệnh áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm và làm mất răng vĩnh viễn. Vi khuẩn xâm nhập vào các khoang răng, khe hở hoặc vùng răng bị tổn thương và lây lan đến tủy răng. Bạn có thể nhận biết áp xe răng qua các triệu chứng sau:

– Đau răng dữ dội, liên tục, có thể lan đến xương hàm, tai hoặc cổ.

– Khó chịu hoặc đau khi nhai, cắn hoặc ăn đồ nóng hoặc lạnh.

– Sốt cao.

– Vùng má, mặt hoặc cổ sưng to.

– Đau, sưng, có hạch bạch huyết dưới hàm hoặc cổ.

– Hơi thở có mùi hôi.

– Có dịch nhờn mặn trong miệng và giảm đau khi túi mủ bị vỡ.

Triệu chứng của bệnh áp xe răng

Triệu chứng của bệnh áp xe răng

2. Nguyên nhân gây áp xe răng

Áp xe răng là bệnh lý không hiếm gặp hiện nay. Các nguyên nhân hình thành nên bệnh như sau:

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không loại bỏ hết các mảng bám thức ăn trên kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

– Do bị sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy nhưng không điều trị, để bệnh kéo dài, gây áp xe chân răng.

– Do tai nạn hoặc ngoại lực tác động khiến răng sứt mẻ, tình trạng áp xe răng diễn ra nhanh hơn.

– Người bị tiểu đường, tim mạch bị suy yếu hệ miễn dịch, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công vào cơ thể và gây áp xe chân răng.

– Thường xuyên ăn thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng và áp xe răng.

Nguyên nhân gây áp xe răng

Nguyên nhân gây áp xe răng

3. Bị áp xe răng thì nên kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống không phù hợp là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng áp xe răng trở nên trầm trọng và lâu hồi phục. Do đó, trong quá trình điều trị áp xe răng, cần kiêng một số loại đồ ăn, nước uống sau đây:

3.1. Đồ ngọt

Các bánh kẹo ngọt có hàm lượng đường cao. Đồng thời, chúng còn chứa lượng axit có thể làm tổn thương đến khu vực bị áp xe răng. Ngoài ra, những thành phần có trong bánh kẹo như: chất làm dai kẹo, chất tạo độ xốp, thường bám trên răng lâu và khó loại bỏ hoàn toàn. Qua đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào khoang miệng gây ra bệnh lý như: viêm lợi, sâu răng, nha chu,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý áp xe răng mãn tính.

Do đó, khi bị áp xe răng bạn nên kiêng các loại thực phẩm như: kẹo cứng, bánh ngọt, Socola, các loại kẹo dẻo,…

Tránh ăn đồ ngọt

Tránh ăn đồ ngọt

3.2. Thức ăn khô cứng

Khi ăn các thực phẩm khô cứng cần phải dùng lực cắn, nhai nghiền mạnh dẫn đến kích thích cơn đau nhức bùng phát mạnh hơn. Dưới tác động lực nghiền mạnh có thể gây sứt, mẻ răng. Một số trường hợp ăn đồ quá dai cứng có thể dẫn đến nguy cơ làm vỡ ổ áp xe rất nguy hiểm. Nếu muốn ăn, bạn có thể nghiền nhỏ ra để tránh hình thành các tổn thương.

Do đó, bạn cần kiêng các loại thực phẩm sau:

– Các loại thịt dai như thịt trâu, thịt bò, thịt ngan, thịt chim, thịt vịt,… Nếu ăn, cần nấu chín nhừ để tránh thịt giắt kẽ răng gây đau nhức.

– Các loại trái cây, hạt sấy khô như hạt macca, hạt óc chó, hạt điều, chuối sấy, mít sấy, khoai lang sấy,…

– Lương khô, bánh dày, bánh nếp, nước đá, bánh mì Pháp,…

Bị áp xe răng kiêng ăn gì

Thức ăn khô cứng

3.3. Đồ uống có ga và cồn

Đồ uống có gas và cồn là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ áp xe răng. Cũng giống như bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển. Thành phần Ethanol trong đồ uống có cồn làm khoang miệng giảm tiết nước bọt, gây khô miệng.

Ngoài ra, loại thực phẩm này còn tạo nhiều mảng bám trên răng khiến răng xỉn màu, ố vàng. Vì thế, hãy hạn chế sử dụng bia rượu, nước ngọt, soda,…

Bị áp xe răng kiêng ăn gì

Kiêng đồ uống có ga và cồn

3.4. Thực phẩm quá nóng hoặc lạnh

Dưới sự tác động của nhiệt độ, ổ áp xe sẽ càng đau nhức, khó chịu hơn. Hơn nữa, các ổ áp xe có thể bị vỡ ra, gây nhiều biến chứng đến sức khỏe răng miệng. Vì thế bạn nên kiêng một số món ăn, đồ uống như: mì tôm, lẩu, súp nóng, kem, nước đá, sữa chua lạnh, đá bào,…

3.5. Đồ ăn nhanh, chiên rán

Với bất kỳ bệnh lý răng miệng nào, kể cả với áp xe răng nếu muốn tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng đều phải loại bỏ các đồ ăn nhanh, chiên rán.

Các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như gà chiên rán, khoai tây chiên, Pizza, phô mai que, bánh rán, hành tây chiên, Hamburger,… sẽ khiến lượng thức ăn thừa bám ở kẽ răng, nướu răng rất khó làm sạch. Các vi khuẩn cũng tích tụ ngày càng nhiều làm triệu chứng bệnh áp xe răng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, những đồ ăn chiên rán có thể gây tổn thương đến nướu răng, dẫn đến viêm nướu và các triệu chứng răng miệng khác. Do đó, bạn nên tránh các loại thực phẩm này.

Đồ ăn nhanh, chiên rán

Đồ ăn nhanh, chiên rán

3.6. Thực phẩm chứa nhiều axit

Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều tính axit sẽ làm giảm độ pH trong khoang miệng, làm xói mòn men răng. Axit sẽ khiến vết thương ở răng bị áp xe kích thích, gây xót và rát hơn. Các loại trái cây họ cam quýt, có chứa axit có thể ăn mòn men răng, khiến răng dễ bị hư hại, làm trầm trọng thêm vết loét miệng.

Theo các bác sĩ, người bị áp xe răng cần tránh các thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, giấm ăn, dưa muối, cóc, thực phẩm muối, trái cây sấy khô,…

3.7. Món ăn cay, nhiều gia vị

Người mắc áp xe răng cũng cần tránh các đồ ăn cay nóng như: tiêu, ớt, gừng, mù tạt,… Đồng thời cũng không nên nếm quá nhiều gia vị muối, đường, bột nêm, me, chanh,… trong món ăn hằng ngày.

Những món ăn này rất dễ gây kích ứng lên vùng đang bị viêm loét gây bỏng rát, khó chịu. Thức ăn cay làm tăng thân nhiệt khiến ổ áp xe đau nhức, lâu lành và làm mủ nhiều hơn.

Món ăn cay, nhiều gia vị

Món ăn cay, nhiều gia vị

4. Bị áp xe nên ăn gì?

Ngoài những món ăn cần tránh khi bị áp xe răng thì người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống để tăng cường đề kháng, loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh gây áp xe răng như:

4.1. Món ăn mềm, dễ nhai nuốt

Khi bị áp xe răng, răng sẽ bị đau nhức khi nhai nuốt. Vì thế, nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai nuốt để giảm cảm giác đau và khó chịu. Các món ăn thích hợp cho người bị áp xe răng gồm bún, cháo, miến, canh, súp, sinh tố,… Nên nấu mềm thịt và các loại rau củ để giảm áp lực nhai lên răng. Ngoài ra, cần nêm nếm nhạt tránh làm kích thích lên vùng mô nướu bị tổn thương.

Món ăn mềm, dễ nhai nuốt

Món ăn mềm, dễ nhai nuốt

4.2. Trái cây và rau xanh giàu chất xơ

Rau xanh và trái cây giàu chất xơ rất tốt cho người bị áp xe răng. Chất xơ giúp làm sạch khoang miệng, mảng bám trong kẽ răng và mặt trong của răng. Hơn nữa, rau xanh có độ pH kiềm nên có thể trung hòa được axit do vi khuẩn bài tiết. Đồng thời còn tác động tích cực đến quá trình hồi phục vùng mô nướu bị tổn thương.

Các thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung hằng ngày như: khoai lang, cải bó xôi, nấm, bông cải xanh, củ cải đường, cà rốt, chuối, bơ, dâu tây, lê, bí đỏ,…

4.3. Thực phẩm giàu Vitamin E

Vitamin E là hoạt chất giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân có hại và hỗ trợ điều trị các bệnh lý răng miệng. Hoạt chất vitamin E làm mềm da, bảo vệ tế bào khỏi quá trình oxy hóa và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Một số loại thực phẩm giàu vitamin E có thể cải thiện bệnh áp xe răng nhanh chóng: dầu oliu, cá hồi, rau bina, bí đao, quả mâm xôi, măng tây,…

Thực phẩm giàu Vitamin E

Thực phẩm giàu Vitamin E

4.4. Thực phẩm giàu Carotenoid

Các loại thực phẩm giàu Carotenoid giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hiệu quả trong điều trị áp xe răng. Hãy bổ sung các loại trái cây như cải xoăn, dưa lưới, ớt chuông đỏ, rau có màu xanh đậm,…

4.5. Bổ sung sữa chua

Sữa chua được bảo quản ở nhiệt độ mát nên có thể giảm hiện tượng sưng và đau nhức ở chân răng bị áp xe. Nhờ đó làm giảm cảm giác khó chịu và mệt mỏi.

Hơn nữa, sữa chua còn cung cấp nhiều vitamin, canxi, protein và khoáng chất rất cần cho sức khỏe răng miệng. Các khoáng chất có trong sữa chua giúp tái khoáng men răng, tăng sức đề kháng cho khoang miệng.

Sữa chua cung cấp nhiều vitamin, canxi và khoáng chất

Sữa chua cung cấp nhiều vitamin, canxi và khoáng chất

4.6. Các thực phẩm chống viêm

Để tránh nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng đến các mô nướu xung quanh, bạn có thể dùng một số thực phẩm chống viêm như: gừng, nghệ, tỏi, dầu oliu, trà xanh,…

5. Cách phòng ngừa áp xe răng

Ngoài có chế độ ăn uống phù hợp, vệ sinh răng miệng đúng cách cũng giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát và làm khoang miệng luôn sạch sẽ, hạn chế hôi miệng. Người bị áp xe răng nên chăm sóc răng tại nhà theo hướng dẫn dưới đây:

– Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ.

– Đánh răng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương áp xe răng.

– Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hại cho ổ áp xe.

– Dùng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Fluor để ngừa sâu răng.

– Khi thấy vết viêm nhiễm, cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị.

– Khi điều trị áp xe răng, bạn cần dùng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tránh xảy ra tình trạng khô miệng.

– Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ lấy vôi răng, cũng như điều trị các bệnh lý răng miệng kịp thời.

Cách phòng ngừa áp xe răng

Cách phòng ngừa áp xe răng

Bài viết trên đây đã giải đáp tới bạn bị áp xe răng kiêng ăn gì cũng như cách phòng tránh bệnh lý áp xe răng. Hy vọng sẽ mang đến những kiến thức giúp bạn bảo vệ tốt răng miệng của mình. Bạn cần chủ động trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chế độ dinh dưỡng và cách điều trị phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Khi bị áp xe răng kiêng ăn gì để phục hồi nhanh chóng?”

Sức khỏe đời sống: “Đau răng nên ăn uống như thế nào?”

Tạp chí Nha khoa: “Bị Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì Và Những Lưu Ý Cần Thiết”

All Smiles Dental Care: “What Foods Help With Tooth Infection?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Áp xe răng
Trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không, cách điều trị

Trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không, cách điều trị

Áp xe nướu răng là tình trạng nhiễm trùng có kèm theo ổ mủ. Bệnh sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, khiến cho sinh hoạt của trẻ bị

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Hiện tượng xương kêu răng rắc do đâu? Biện pháp phòng ngừa

Hiện tượng xương kêu răng rắc do đâu? Biện pháp phòng ngừa

Hiện tượng xương kêu răng rắc rất phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên không ít người trẻ cũng đang gặp phải tình trạng này gây nhiều

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Áp xe răng là gì? có nguy hiểm không? Những biến chứng

Áp xe răng là gì? có nguy hiểm không? Những biến chứng

Áp xe răng là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng huyết, mất răng, thậm chí là tử vong. Bệnh cần được phát hiện và điều trị

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Áp xe răng có tự khỏi không | Phương pháp điều trị hiệu quả

Áp xe răng có tự khỏi không | Phương pháp điều trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Áp xe nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương án điều trị

Áp xe nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương án điều trị

Áp xe nha chu là hiện tượng nhiễm trùng kèm theo ổ mủ của mô nha chu. Bệnh gây ra những cơn đau nhức dai dẳng và ảnh hưởng rất nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh