Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Các triệu chứng sau khi lấy tủy răng và lưu ý bạn cần nhớ

Lấy tủy răng là quy trình điều trị răng miệng phổ biến, giúp loại bỏ tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm. Tuy nhiên, sau khi điều trị tủy, có thể xuất hiện dấu hiệu bất thường khiến bạn lo lắng. Vậy các triệu chứng sau khi lấy tủy răng là gì? Nha khoa Paris sẽ giúp bạn tổng hợp ngay trong bài viết sau.

1. Lấy tủy răng là gì

Lấy tủy răng hay còn gọi là điều trị tủy (1) là quá trình hút phần tủy răng chết, viêm nhiễm, hoại tử ra ngoài và làm sạch bên trong ống tủy. Sau đó trám bít lại lỗ trống của tủy răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng như nhựa composite, xi măng, sứ,…

Khi tủy răng bị viêm nhiễm mà không được điều trị sẽ gây cơn đau dữ dội và âm ỉ, lâu dần làm rụng răng.

2. Trường hợp cần lấy tủy răng

Tủy răng cùng men răng (2) và ngà răng là thành phần cấu tạo nên răng. Tủy răng có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng. Trong tủy răng có chứa mạch máu và hệ dây thần kinh cảm giác quan trọng.

Dù được bảo vệ bởi men răng và ngà răng nhưng tủy răng vẫn bị tổn thương trong trường hợp đặc biệt. Nguyên nhân gây tổn thương tủy răng chủ yếu là do chấn thương cơ học, phổ biến là sâu răng.

Tủy răng chết hoặc bị tổn thương sẽ gây cơn đau dai dẳng, nhức tận thái dương, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Những cơn đau nhức có thể kéo dài liên tục hoặc từng cơn và chỉ khỏi khi lấy đi phần tủy răng viêm nhiễm. Đây cũng là cách để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trường hợp cần lấy tủy răng

Trường hợp cần lấy tủy răng

3. Các triệu chứng sau khi lấy tủy răng

Răng sau khi lấy tủy sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau. Những biểu hiện đó có thể là bình thường hoặc bất thường. Để giúp bạn theo dõi tình trạng răng dễ dàng sau khi điều trị tủy, cùng tìm hiểu các dấu hiệu phổ biến sau.

3.1. Biểu hiện thường gặp sau khi lấy tủy răng

Việc điều trị tủy nếu đạt tiêu chuẩn, đã làm sạch hết tủy viêm thì sẽ có một số triệu chứng bình thường dưới đây:

– Sau khi lấy tủy thuốc tê vẫn còn tác dụng nên bạn không thấy đau nhức và không cảm thấy gì khác so với răng bình thường

– Khi hết thuốc tê sẽ ê buốt trong 24 giờ đầu tiên

– Khi ăn nhai ê buốt sẽ nhiều hơn, tình trạng này có thể kéo dài 2 – 3 ngày sau điều trị

– Khi chạm vào răng có cảm giác đau, đau nhiều hay ít phụ thuộc vào từng tình trạng răng

3.2. Triệu chứng bất thường sau lấy tủy răng

Nếu sau khi lấy tủy răng nếu bạn gặp phải những triệu chứng bất thường sau đây thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

3.2.1. Đau nhức dai dẳng

Những cơn ê buốt và đau nhức sau khi lấy tủy răng có thể diễn ra 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng vẫn kéo dài dai dẳng và không thuyên giảm, chính là biểu hiện bất thường và có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

– Tủy bị hoại tử hoặc chết tủy không loại bỏ hoàn toàn

– Quy trình lấy tủy răng không được bảo vệ an toàn, tạo điều kiện để hại khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng

– Quy trình khám bít ống tủy sai sót, gây đau và cần hàn trám lại

– Chất lượng thuốc trám răng không đảm bảo an toàn, gây đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe

– Bác sĩ chuyên môn không cao, trong quá trình thực hiện làm thủng sàn hoặc thủng chóp tủy, gây đau nhức kéo dài

Đau nhức răng dai dẳng

Đau nhức răng dai dẳng

3.2.2. Sưng nướu

Sưng nướu (3) là triệu chứng sau khi lấy tủy răng bạn cần đặc biệt quan tâm. Biểu hiện này xuất hiện do các nguyên nhân như sau:

– Quy trình lấy tủy răng cần kết hợp với việc điều trị bệnh lý răng miệng khác. Do đó, nếu tình trạng viêm nha chu không được điều trị sẽ khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn

– Sưng nướu sau điều trị tủy răng là biến chứng của sâu răng

3.2.3. Sưng nướu nhưng không đau

Sưng nướu nhưng không gây đau có thể là triệu chứng của 1 số vấn đề răng miệng khác như:

– Dị ứng: sưng nướu có thể là hệ quả của dị ứng. Bạn có thể dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc răng miệng

– Viêm nướu: khi bị viêm, nướu răng sẽ sưng và đỏ. Đây là vấn đề nha khoa phổ biến do sự tích tụ vi khuẩn trên nướu và răng. Tình trạng này sẽ làm nướu chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Trong trường hợp đặc biệt có thể bị viêm nướu nhưng không đau

– Vấn đề khác: sưng nướu có thể là biểu hiện của tăng sinh ung thư, bướu cổ, u lợi,…

Những triệu chứng sau khi lấy tủy bất thường có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Do đó, bạn cần liên hệ với nha khoa uy tín để điều trị tủy.

4. Khắc phục tình trạng đau sau khi lấy tủy răng

Ban cần quan sát tình trạng sau khi lấy tủy răng bị đau từ 3 – 5 ngày. Nếu thấy những biểu hiện bất thường, răng đau nặng hơn thì nên tái khám ngay. Dựa vào tình trạng bác sĩ sẽ có các hướng điều trị như sau:

– Trường hợp do thao tác trám ống tủy hoặc phục hình răng chưa chuẩn xác, bác sĩ sẽ tháo ra, vệ sinh và tiến hành trám bít lại đầy đặn và sát khít. Lưu ý dùng vật liệu chất lượng cao để tạo độ khít và ăn uống thoải mái

– Trường hợp tủy răng còn sót lại thì bác sĩ lấy tủy răng lần 2 để đảm bảo lấy hết tủy răng viêm nhiễm, trám bít cẩn thận để bảo vệ các mô còn khỏe mạnh

– Trường hợp đau nhức nặng, tủy răng hoại tử không phục hồi được thì cần nhổ răng để chấm dứt đau nhức, ngăn viêm nhiễm lan rộng ảnh hưởng đến răng kề cận

Khắc phục đau sau khi lấy tủy răng

Khắc phục đau sau khi lấy tủy răng

5. Quy trình điều trị tủy răng tiêu chuẩn

Quy trình chữa tủy răng thường được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám

Dựa vào biểu hiện bệnh lý kết hợp với kết quả chụp X quang, bác sĩ sẽ xác định phần ống tủy bị viêm nhiễm để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong mọi trường hợp, bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn răng thật tối đa.

Bước 2: Gây tê

Trước khi điều trị tủy, bạn được gây tê cục bộ để giảm bớt khó chịu và ê buốt. Lượng thuốc tê được căn chỉnh vừa đủ để không ảnh hưởng đến sinh hoạt sau khi hoàn thành chữa tủy răng.

Bước 3: Đặt đế cao su

Đế cao su là dụng cụ để ngăn vùng điều trị tủy với khoang miệng, hạn chế thuốc tê và thuốc điều trị tủy đi vào đường hô hấp. Hơn nữa, đặt đế cao su còn giữ cho răng chữa tủy luôn sạch sẽ, tránh sự xâm nhập của nước bọt.

Bước 4: Loại bỏ tủy viêm

Để tạo đường lấy tủy răng, bác sĩ sẽ dùng dũa và mũi khoan chuyên dụng. Ống lấy tủy có độ rộng vừa đủ để ống hút tủy vào. Phần tủy răng nhiễm trùng sẽ được lấy ra khỏi buồng tủy nhờ máy trâm chuyên dụng.

Bước 5: Tạo hình ống tủy

Sau khi loại bỏ phần tủy răng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tạo hình ống tủy và lấp đầy chúng với vật liệu trám bít chuyên dụng.

Bước 6: Trám bít ống tủy

Sau khi hoàn tất tạo hình ống tủy, bác sĩ tiếp tục trám lại hốc tủy với vật liệu hàn trám phù hợp để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Bác sĩ sẽ lên lịch tái khám để kiểm tra răng lấy tủy đã ổn định hay chưa. Nếu bạn vẫn cảm nhận được đau nhức ở vùng răng vừa điều trị, có thể tủy răng chưa được loại bỏ hoàn toàn, cần tái khám sớm để kiểm tra.

6. Cách chăm sóc sau khi lấy tủy

Sau khi lấy tủy răng bạn cần lưu ý về chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng (4) để sức khỏe răng nhanh chóng phục hồi.

6.1. Chế độ ăn uống

Thời gian đầu, răng sẽ hơi ê buốt và đau nhức nhẹ, nên ưu tiên chế độ ăn sau:

– Nên ăn thức ăn mềm, dạng lỏng như súp, cháo, bún, phở,… để dễ nhai nuốt và hạn chế áp lực vào phần răng vừa lấy tủy

– Bổ sung rau xanh, trái cây tươi mát hỗ trợ giảm sưng, viêm nướu đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng

– Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin D và canxi hỗ trợ sức khỏe của răng

– Sữa và sữa chua là nguồn cung cấp protein, khoáng chất, vitamin và lợi khuẩn, có công dụng giảm phản ứng viêm, thúc đẩy quá trình hồi phục răng sau lấy tủy

Những ngày đầu sau khi lấy tủy, tránh các loại thực phẩm:

– Đồ giòn, cứng, dai như khô bò, trái cây sấy, các loại hạt, bánh quy,… sẽ gây áp lực đến vùng răng vừa lấy tủy làm đau nhức nhiều hơn

– Các đồ ăn, thức uống nhiều đường sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng và gây bệnh

– Thực phẩm nhiều gia vị sẽ ảnh hưởng tới thời gian hồi phục của nướu và răng sau lấy tủy

– Tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn, thuốc lá sau khi lấy tủy vì sẽ làm khô miệng, giảm tiết nước bọt, răng dễ suy yếu

Ăn thức ăn mềm, dễ nhai

Ăn thức ăn mềm, dễ nhai

6.2. Lưu ý nhiệt độ của thức ăn

Bạn cũng cần lưu ý đến nhiệt độ của thức ăn, tránh ăn đồ quá nóng hoặc lạnh, đặc biệt là nước đá lạnh vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới răng mới lấy tủy. Hơn nữa, không nên ăn thức ăn có nhiệt độ chênh lệch nhiều vì sẽ làm răng bị tổn thương do sốc nhiệt.

6.3. Vệ sinh răng miệng

Để răng sau khi lấy tủy phục hồi nhanh chóng thì ngoài ăn uống khoa học, bạn còn phải vệ sinh răng miệng đúng cách như: chải răng 2 lần/ngày để giữ khoang miệng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch mảng bám triệt để,…

Trên đây là các triệu chứng sau khi lấy tủy răng mà bạn cần chú ý. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau khi lấy tủy răng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Với việc chăm sóc đúng cách, bạn có thể bảo vệ răng miệng của mình luôn khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Các triệu chứng sau khi lấy tủy răng
Cho con bú có lấy tủy răng được không? Những lưu ý quan trọng

Cho con bú có lấy tủy răng được không? Những lưu ý quan trọng

Lấy tủy răng là phương pháp điều trị phổ biến dành cho người bệnh bị viêm tủy răng. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú thường nhạy cảm

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Ống tủy răng của người già sẽ như thế nào? Thông tin cần biết

Ống tủy răng của người già sẽ như thế nào? Thông tin cần biết

Tủy răng là mô liên kết đặc biệt, được cung cấp máu bên trong thân răng và khoang tủy. Số ống tủy của mỗi răng sẽ khác nhau. Khi trưởng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Lấy tủy bọc răng sứ giá bao nhiêu? Cập nhật bảng giá mới nhất

Lấy tủy bọc răng sứ giá bao nhiêu? Cập nhật bảng giá mới nhất

Bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ sau khi răng lấy tủy bị hư tổn nhiều. Phương pháp này giúp răng phục hình lại hình dạng như ban đầu, đảm bảo

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Lấy tủy răng mấy lần mới xong? Lưu ý quan trọng

Lấy tủy răng mấy lần mới xong? Lưu ý quan trọng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Có nên Lấy tủy răng sữa cho trẻ em không? Cách phòng tránh

Có nên Lấy tủy răng sữa cho trẻ em không? Cách phòng tránh

Lấy tủy răng ở trẻ em là thủ thuật nha khoa cần thiết khi tủy răng của trẻ gặp tổn thương nặng. Tuy nhiên nhiều cha mẹ thường lo lắng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Lấy tủy răng Nên ăn gì & Kiêng ăn gì An Toàn và Tốt cho răng?

Lấy tủy răng Nên ăn gì & Kiêng ăn gì An Toàn và Tốt cho răng?

Lấy tủy răng kiêng ăn gì để đảm bảo độ bền, không gãy vỡ hoặc mẻ là điều nhiều người quan tâm. Bởi khi diệt tủy răng đã trở nên yếu ớt

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang