Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tủy răng bị thối do đâu? Điều trị thế nào với trẻ em và người lớn

Tủy răng bị thối nếu không được điều trị kịp thời có thể mang lại mối hiểm họa khôn lường cho sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến răng bị thối tủy? Nên điều trị răng bị thối tủy như thế nào để hiệu quả, triệt để nhất? Tất cả sẽ được Nha Khoa Paris giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Tủy răng bị thối là gì

Tủy răng bị thối là tình trạng các mô tủy bên trong răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công, dẫn đến chết tủy. Khi tủy răng bị chết, răng không còn được cung cấp các dưỡng chất cần thiết nên càng ngày càng bị suy yếu và tạo ra mùi hôi thối trong khoang miệng, kèm theo tình trạng khó chịu (1).

Tình trạng tủy răng bị thối

Tình trạng thối tủy răng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống

2. Các dấu hiệu nhận biết khi tủy răng bị thối

Thối tủy răng có những dấu hiệu điển hình là đau nhức, khó chịu và răng bị đổi màu.

2.1. Đau nhức, khó chịu

Thối tủy răng gây ra cảm giác đau nhức, hơi thở có mùi hôi, khó chịu dai dẳng do tạo áp lực lên dây thần kinh ở trong răng. Cơn đau răng kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Mức độ bệnh càng nặng thì tình trạng đau nhức sẽ càng nghiêm trọng.

2.2. Răng bị đổi màu

Răng bị thối tủy sẽ chuyển sang màu tím hoặc nâu đen. Mức độ đổi màu răng sẽ tùy thuộc vào tình trạng của răng. Nguyên nhân là máu viêm từ tủy răng ngấm vào ống ngà, làm đổi màu tổ chức ngà răng và men răng (2).

3. Các nguyên nhân khiến tủy răng bị thối

Thối tủy răng xảy ra do các bệnh lý về răng miệng, chấn thương răng và sai sót trong điều trị nha khoa.

3.1. Do các bệnh lý về răng miệng

Các bệnh lý răng miệng như viêm chân răng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… không được điều trị kịp thời. Lỗ sâu, ổ viêm ở nướu là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn. Chúng dần xâm nhập vào tủy răng, gây viêm nhiễm và thối tủy (3).

Răng sâu bị thối tủy

Răng sâu bị thối tủy

3.2. Chấn thương răng

Lực tác động mạnh xảy ra do tai nạn, va chạm, ăn đồ cứng… có thể khiến răng bị nứt, vỡ. Cấu trúc răng bị tổn thương làm lộ tủy ra ngoài. Vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để tấn công vào sâu bên trong và khiến tủy răng bị thối.

Tủy chân răng bị thối do tác động bên ngoài

Răng bị gãy nếu không điều trị sớm có thể khiến tủy bị thối

3.3. Sai sót khi điều trị nha khoa

Quá trình bọc răng sứ, điều trị sâu răng, cắt chóp răng… thực hiện sai kỹ thuật dễ xâm lấn tới chân răng và tủy răng bên trong. Điều đó cũng gây viêm và thối tủy.

4. Tác hại khi tủy răng bị thối

Tình trạng thối tủy răng có thể gây ra các hệ lụy như sau: áp xe xương ổ răng, nhiễm trùng máu, không thể ăn nhai và phải nhổ bỏ răng.

4.1. Áp xe xương ổ răng

Vi khuẩn từ vùng chết tủy răng có thể lan đến xương ổ răng và hình thành nên ổ áp xe. Áp xe xương ổ răng gây đau nhức dữ dội, thậm chí hình thành ổ mủ khi không điều trị sớm. Lúc này xương hàm và niêm mạc sàn miệng dễ bị biến dạng, gây nguy hiểm đến hệ hô hấp.

Áp xe xương ổ răng

Áp xe xương ổ răng do thối tủy răng

4.2. Nhiễm trùng máu

Các vi khuẩn gây thối tủy răng có thể xâm nhập vào mạch máu dẫn đến nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như nhịp tim bất thường, co giật, nôn mửa… Trường hợp không được điều trị sớm, bệnh còn đe dọa  trực tiếp tới tính mạng con người với tỉ lệ tử vong lên đến 40% (4).

4.3. Không thể ăn nhai

Thối tủy răng đi kèm với những cơn đau nhức dữ dội. Răng cũng trở nên yếu hơn nên làm suy giảm đáng kể chức năng ăn nhai. Thức ăn không nghiền nát kỹ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm đại tràng…

4.4. Phải nhổ bỏ răng

Khi tình trạng tủy răng bị thối đã quá nặng và không thể nào khắc phục được nữa, bác sĩ chỉ định nhổ răng để không gây ảnh hưởng đến các răng khác cũng như sức khỏe miệng. Sau khi nhổ răng, khách hàng cần phải tiến hành trồng răng giả thay thế.

5. Tủy răng bị thối có nguy hiểm không

Thối tủy răng là tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe. Bởi tủy răng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng răng. Khi bị chết tủy răng, răng sẽ bị suy yếu, dễ nứt, vỡ và gãy rụng.

Trường hợp thối tủy răng không được điều trị sớm còn gây ra nhiều hệ lụy như: áp xe xương ổ răng, nhiễm trùng máu… Ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, khách hàng cần nhanh chóng tới nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

6. Cách khắc phục tủy răng bị thối hiệu quả

Phương pháp điều trị tủy răng được bác sĩ chỉ định tùy thuộc theo mức độ bệnh lý nặng hay nhẹ.

6.1 Trường hợp tủy răng bị thối nhẹ

Bác sĩ chỉ định điều trị tủy với trường hợp thối tủy răng ở mức độ nhẹ. Bác sĩ nha khoa dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để hút hết phần tủy bị hoại tử ra ngoài và làm sạch ống tủy bên trong. Ống tủy sẽ được trám bít bằng vật liệu trám để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Phương pháp điều trị tủy trong nha khoa

Phương pháp điều trị tủy trong nha khoa

6.2. Trường hợp tủy răng bị thối ở mức độ nặng

Răng bị thối tủy nặng, không khắc phục được hoàn toàn thì cần phải tiến hành nhổ bỏ răng vĩnh viễn, tránh tình trạng viêm nhiễm tiếp tục lan rộng đến các mô xung quanh. Chiếc răng bị nhổ bỏ cần được thay thế bằng răng giả để đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày và tính thẩm mỹ của hàm răng.

7. Một số biện pháp ngăn ngừa tủy răng bị thối

Để ngăn chặn tình trạng thối tủy răng xảy ra, khách hàng nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chú ý tới chế độ ăn uống, thăm khám bác sĩ khi răng có vấn đề và khám răng định kỳ.

7.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Khách hàng nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Mỗi lần nên chải răng trong khoảng 2 phút để đảm bảo răng, nướu được làm sạch hiệu quả.

Khách hàng cũng cần kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng, giúp loại bỏ toàn bộ mảng bám, cặn thức ăn còn sót lại ở kẽ răng, ngăn vi khuẩn phát triển.

7.2. Chú ý tới chế độ ăn uống

Để răng luôn chắc khỏe, ngăn chặn bệnh nguy hiểm, khách hàng cần có chế độ ăn uống lành lạnh, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng như thịt, cá, rau xanh, trái cây. Khách hàng cũng nên hạn chế những thực phẩm không tốt cho răng như:

– Đồ ngọt, có nhiều đường: bánh, kẹo…

– Thực phẩm có tính axit cao: cà chua, chanh…

– Thực phẩm quá cứng, dai: sườn sụn, ngô rang…

– Thực phẩm quá nóng/lạnh: kem, cháo nóng…

Cách phòng ngừa tình trạng thối tủy răng

Hạn chế đồ ngọt giúp phòng ngừa bệnh lý liên quan đến tủy răng

7.3. Thăm khám bác sĩ ngay khi răng có vấn đề

Ngay khi răng xuất hiện những dấu hiệu lạ như đau nhức răng, sưng tấy nướu, răng có lỗ sâu… khách hàng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng và có phương pháp điều trị bệnh lý tối ưu, giúp ngăn chặn răng bị chết tủy.

7.4. Khám răng định kỳ

Mỗi 6 tháng, khách hàng nên đến nha khoa để kiểm tra răng miệng định kỳ một lần. Bác sĩ làm sạch cao răng và vệ sinh răng miệng tổng quát. Trường hợp phát hiện những bất thường ở răng, nướu, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp, giúp ngăn chặn bệnh lý ở tủy răng.

Với những thông tin mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ, có thể thấy tủy răng bị thối là một vấn đề răng nướu hết sức nguy hiểm và không được chủ quan trong việc phòng ngừa, điều trị. Ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh lý, khách hàng nên đi khám nha sĩ càng sớm càng tốt.

Hiển thị nguồn

Trang Thuốc Dân Tộc: “Tủy Răng Bị Thối: Nguyên Nhân, Tác Hại, Giải Pháp Điều Trị”
Bệnh viện bãi cháy: “VIÊM TỦY RĂNG Ở TRẺ EM NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT?”
Nhà Thuốc Long Châu: “Tủy răng bị hoại tử có nguy hiểm không? Điều trị hoại tử tủy răng như thế nào?”
Bệnh viện 108: “Viêm tủy răng ở trẻ em”
Cleveland Clinic: “Pulp Necrosis: Causes, Symptoms & Treatment”
Dental Health Society: “Dental Pulp Necrosis”
EAST ROSE DENTAL: “What to do when a cavity has spread to the pulp?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh tủy răng
Tủy răng là gì? Cấu tạo và chức năng quan trọng của tủy răng

Tủy răng là gì? Cấu tạo và chức năng quan trọng của tủy răng

Dù là bộ phận rất quen thuộc, nhưng ắt hẳn không phải ai cũng biết tủy răng là gì? Có cấu tạo ra sao? Chức năng như thế nào? Vậy trong

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

Điều trị tủy răng được thực hiện nhằm loại bỏ hết phần tủy răng bị viêm, giúp bảo tồn răng thật tối đa. Mặc dù không quá phức tạp nhưng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Thời gian điều trị tủy răng kéo dài bao lâu: Nha Khoa Paris

Thời gian điều trị tủy răng kéo dài bao lâu: Nha Khoa Paris

Điều trị tủy là một dịch vụ nha khoa được sử dụng rất rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khách hàng đang lăn tăn về

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương