Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đánh răng bị buồn nôn: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đánh răng bị buồn nôn chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu. Chưa kể, đây còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy hiện tượng trên xảy ra do đâu và làm thế nào để khắc phục?

1. Nguyên nhân đánh răng bị buồn nôn

Hiện tượng buồn nôn khi đánh răng (1) thường xảy ra do những nguyên nhân sau: bệnh lý răng miệng, chải răng sai cách, bệnh dạ dày, bệnh về đường hô hấp, hệ thần kinh, mang thai và tụt đường huyết.

1.1. Bệnh lý về răng miệng

Nếu như bạn thường xuyên bị buồn nôn trong quá trình chải răng thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng, viêm chân răng… Để càng lâu, tình trạng nôn khan sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Không chỉ vậy, bạn còn phải đối mặt với tình trạng sưng tấy và đau nhức dai dẳng, gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày.

Đánh răng bị buồn nôn do bệnh lý răng miệng

Chải răng bị buồn nôn do bệnh lý răng miệng

1.2. Chải răng sai cách

Đánh răng sai cách cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến cho bạn cảm thấy buồn nôn. Nếu như bạn dùng quá nhiều kem đánh răng hoặc đưa bàn chải quá sâu vào vùng hầu họng sẽ làm kích thích các thụ thể thần kinh tại đây. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn khan không kiểm soát.

1.3. Buồn nôn khi đánh răng buổi sáng do bệnh dạ dày

Hiện tượng buồn nôn khi chải răng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Trong đó điển hình là trào ngược dạ dày. Đây là tình trạng dịch dạ dày bị tràn ngược lên thực quản và hầu họng, thậm chí cả miệng.

Dịch dạ dày có tính axit cao, gây kích thích niêm mạc và khiến cho bạn cảm thấy buồn nôn. Kèm theo đó, bạn sẽ gặp phải các dấu hiệu như ợ chua, đau tức vùng thượng vị, khó nuốt, đắng miệng…

Bệnh trào ngược dạ dày gây buồn nôn

Bệnh trào ngược dạ dày gây buồn nôn

1.4. Bệnh lý hô hấp

Các bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan… là nguyên nhân tiếp theo gây ra hiện tượng buồn nôn khi chải răng (2). Những bệnh lý trên gây kích thích ở niêm mạc hầu họng. Bên cạnh đó, vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, cổ họng cũng thường ứ đọng nhiều đờm hoặc ngạt mũi và phải thở bằng miệng. Tất cả những điều trên đều sẽ dẫn đến buồn nôn khi vệ sinh răng miệng.

1.5. Hệ thần kinh

Những người gặp vấn đề về hệ thần kinh thường có cảm giác nặng đầu và căng thẳng. Nồng độ adrenaline ở trong cơ thể sẽ tăng lên đột ngột gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu và buồn nôn. Nếu bạn đánh răng khi đó thì sẽ khiến cho tình trạng buồn nôn kéo dài.

1.6. Dấu hiệu mang thai

Hiện tượng buồn nôn khi đánh răng (3) cũng thường xảy ra với mẹ bầu, đặc biệt là ở những tuần đầu tiên của thai kỳ. Bởi khi mang thai, cơ thể cần sản xuất ra hàm lượng lớn hormone progesterone để thích ứng với sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Tuy nhiên, điều đó cũng làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, khiến thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy lên thực quản. Chính vì vậy, khi chải răng, buồn nôn là điều rất khó tránh khỏi.

Buồn nôn có thể là dấu hiệu của mang thai

Buồn nôn có thể là dấu hiệu của mang thai

1.7. Tụt đường huyết

Tụt đường huyết xảy ra lượng đường máu giảm xuống dưới mức 70 mg/dL. Điều đó sẽ kích thích giải phóng epinephrine, gây buồn nôn (4) kèm theo những dấu hiệu khác như chóng mặt, đau đầu, chân tay nặng nề, run tay, đổ mồ hôi…

1.8. Sử dụng chất kích thích

Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi đã kể đến ở trong phần trên, việc sử dụng những đồ có chứa chất kích thích như rượu, bia… trước khi đi ngủ cũng dẫn đến buồn nôn khi chải răng. Bởi chúng sẽ làm chậm tốc độ tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Khi đó, chất protein trong dạ dày bắt đầu bị tiêu hủy, tạo thành các chất độc và gây buồn nôn.

2. Cách giảm nôn oẹ khi đánh răng

Để khắc phục tình trạng buồn nôn, nôn ọe khi chải răng, bạn nên: điều trị bệnh lý, chải răng đúng cách, không dùng chất kích thích và sử dụng gừng, bạc hà… với phụ nữ mang thai.

– Điều trị bệnh lý: Nếu như hiện tượng buồn nôn bắt nguồn từ những bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm họng, bệnh răng miệng… thì bạn đi khám. Các bác sĩ sẽ xác định chính xác mức độ bệnh lý và có phương án điều trị dứt điểm. Chỉ có như vậy, hiện tượng buồn nôn mới có thể biến mất hoàn toàn.

– Chải răng đúng cách: Bạn nên chải răng bằng bàn chải lông mềm với lượng kem đánh răng phù hợp. Bạn không nên chải răng quá mạnh hoặc đưa bàn chải vào sâu trong vùng hầu họng.

– Không sử dụng chất kích thích: Bạn nên tránh sử dụng những đồ có chứa chất kích thích không tốt cơ thể. Thay vào đó, bạn hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh.

– Phụ nữ mang thai: Mẹ bầu có thể sử dụng gừng, bạc hà, hương chanh, hương thảo… để cải thiện hiện tượng buồn nôn, nôn khan.

Bạn cần chải răng đúng cách để tránh bị buồn nôn

Bạn cần chải răng đúng cách để tránh bị buồn nôn

3. Trường hợp nào buồn nôn khi đánh răng cần đến gặp bác sĩ

Nếu như bạn bị buồn nôn khi chải răng kèm theo những dấu hiệu sau thì cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ:

– Thường xuyên bị buồn nôn trong lúc đánh răng và không có dấu hiệu giảm bớt

– Đau, rát họng

– Đau nhức răng

– Chảy máu, sưng tấy nướu

– Ợ chua, đau tức ngực

– Chóng mặt

– Đau bụng, khó thở

– Bọt đánh răng có dịch màu vàng

– Ngạt mũi và bị chảy nhiều nước mũi

– Thường xuyên căng thẳng, đau nhức đầu

Tóm lại, đánh răng bị buồn nôn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu như hiện tượng trên kéo dài thì bạn tuyệt đối không được chủ quan mà cần nhanh chóng đi khám để được tư vấn biện pháp điều trị tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề đánh răng
Đánh răng nhiều có bị làm sao không? Nên đánh răng mấy lần

Đánh răng nhiều có bị làm sao không? Nên đánh răng mấy lần

Thời gian và số lần đánh răng mỗi ngày là yếu tố quyết định bạn có duy trì được hàm răng sạch sẽ và khỏe mạnh hay không. Vậy đánh răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Đánh răng bằng than hoạt tính có tốt không?

Đánh răng bằng than hoạt tính có tốt không?

Hiện nay, đánh răng bằng than hoạt tính đang trở thành xu hướng làm đẹp và trắng răng tự nhiên được nhiều người tin tưởng, hưởng ứng.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Buồn nôn khi đánh răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Buồn nôn khi đánh răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng buồn nôn khi đánh răng khá phổ biến nhất là vào mỗi buổi sáng. Đây cũng có thể là lời cảnh báo về một số vấn đề sức khỏe

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Giải đáp: Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng

Giải đáp: Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng

Đánh răng sau khi ngủ dậy là việc làm cực kỳ cần thiết để đảm bảo răng, nướu luôn khỏe mạnh và duy trì hơi thở thơm mát trong cả ngày

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng – 7 lưu ý cần nhớ

Sau sinh bao lâu thì được đánh răng – 7 lưu ý cần nhớ

Nhiều người thường khuyên phụ nữ phải kiêng đánh răng trong một vài tháng sau sinh để tránh gây hại tới răng, nướu. Nguyên nhân là do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Giải đáp: Nên đánh răng bao nhiêu lần một ngày

Giải đáp: Nên đánh răng bao nhiêu lần một ngày

Chải răng hàng ngày là một việc làm cực kỳ quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chải răng quá nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga