Chải răng hàng ngày là một việc làm cực kỳ quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chải răng quá nhiều lần trong ngày bởi sẽ làm tổn hại tới men răng và nướu. Vậy nên đánh răng bao nhiêu lần một ngày? Cần lưu ý những điều gì khi chải răng?
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần chải khoảng 2 – 3 phút nhằm đảm bảo làm sạch từng kẽ răng. Bạn cũng có thể đánh răng tăng cường thêm 1 lần vào sau bữa ăn 30 phút giúp nâng cao hiệu quả làm sạch răng miệng.
Tuy nhiên, sau khi thức dậy buổi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối là hai thời điểm đánh răng quan trọng nhất để đảm bảo hàm răng chắc khỏe và duy trì hơi thở thơm mát.
– Buổi sáng:
Khi bạn ngủ, quá trình tiết nước bọt sẽ chậm lại, khiến cho khoang miệng bị khô hơn và tăng lượng vi khuẩn gây hại. Do đó, việc chải răng sau khi thức dậy sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và đem lại hơi thở thơm mát. Chưa kể, đánh răng còn là biện pháp giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả, giúp duy trì độ ẩm cho khoang miệng.
– Buổi tối:
Chải răng vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng có vai trò quan trọng, giúp răng miệng sạch sẽ trong khoảng thời gian dài. Bởi sau bữa ăn cuối cùng trong ngày, trên hàm răng sẽ có rất nhiều mảng bám và cặn thức ăn thừa.
Bên cạnh đó, như chúng tôi đã chia sẻ, khi đi ngủ, lưu lượng cùng tốc độ tiết nước bọt đều bị suy giảm. Chính vì vậy, việc chải răng trước khi đi ngủ là cực kỳ cần thiết để làm sạch khoang miệng và duy trì sức khỏe răng, nướu.
Bạn chỉ nên đánh răng 2 – 3 lần/ngày
Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo không nên đánh răng quá 3 lần mỗi ngày bởi thói quen đó hoàn toàn không tốt, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Mặc dù men răng là mô cứng nhất trên cơ thể nhưng chúng cũng sẽ bị mài mòn nếu như bạn chải răng quá nhiều. Khi đó, ngà răng sẽ dần bị lộ ra bên ngoài, gây mất thẩm mỹ và ê buốt răng dai dẳng.
Bên cạnh đó, việc chải răng quá nhiều lần mỗi ngày còn khiến cho các mô nướu ở xung quanh răng bị tổn thương, sưng tấy và dẫn chảy máu. Thậm chí, mô nướu còn dần có xu hướng tụt xuống phía dưới, khiến cho chân răng bị lộ ra ngoài và làm tăng nguy cơ bị viêm cuống răng, viêm tủy răng…
Lười đánh răng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, điển hình như: hôi miệng, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, răng ố vàng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Trong trường hợp bạn không đánh răng đều đặn hàng ngày, những mảng bám và cặn thức ăn sẽ không được làm sạch và bám rất nhiều trên hàm răng. Chúng sẽ tạo ra nơi trú ngụ cực kỳ lý tưởng cho vi khuẩn kỵ khí phát triển mạnh mẽ. Dần dần chúng sẽ phân phải protein và sản sinh ra các khí sulphur có mùi hôi, khó chịu. Các khí trên sẽ hòa quyện vào hơi thở và gây ra tình trạng hôi miệng.
Hôi miệng do lười chải răng
Nếu răng miệng không được làm sạch thường xuyên, vi khuẩn gây hại sẽ có cơ hội để sinh sôi với tốc độ chóng mặt. Chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu trong cấu trúc răng, nướu và gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Khi mắc phải các bệnh lý trên, bạn sẽ gặp phải triệu chứng đau nhức dai dẳng, thường xuyên chảy máu chân răng, gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, nếu như tình trạng viêm nhiễm quá nghiêm trọng, bạn còn phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn để tránh gây ảnh hưởng xấu tới các bộ phận xung quanh.
Khi bạn lười chải răng, những cặn thức ăn ở kẽ răng không được làm sạch sẽ dần hình thành mảng bám. Dưới sự vôi hóa của hợp chất calcium phosphate trong nước bọt, các mảng bám sẽ chuyển thành cao răng bám rất chắc lên bề mặt răng và cả dưới nướu.
Cao răng có màu vàng nhạt hoặc nâu. Chúng tương phản với màu sắc của men răng nên khiến hàm răng bị xỉn màu, ố vàng và mất thẩm mỹ. Điều đó làm cho bạn dần mất đi sự tự tin và gây ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình giao tiếp hàng ngày.
Không chỉ tác động tới răng miệng, việc lười chải răng hàng ngày còn có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Cụ thể, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, tim mạch, bệnh về đường hô hấp, thậm chí là đột quỵ.
– Bệnh tiểu đường: Sự phát triển của các vi khuẩn gây hại sẽ khiến gây ra kích thích bên trong miệng, làm suy giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Điều đó gây khó khăn cho quá trình chuyển đổi đường thành năng lượng đi nuôi cơ thể do bị thiếu hụt insulin. Đây chính là một nguyên nhân điển hình gây ra bệnh lý tiểu đường.
– Bệnh tim mạch: Trong quá trình ăn uống hàng ngày, vi khuẩn gây hại trong khoang miệng có thể dễ dàng xâm nhập vào đường ruột. Khi đó, hệ vi sinh trong cơ thể sẽ bị mất cân bằng, làm tăng tốc độ xơ vữa động mạnh và gây ra bệnh về tim.
– Bệnh về đường hô hấp: Các loại vi khuẩn ở trong khoang miệng cũng có thể tấn công tới vùng hầu họng, xoang… và dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng trên sẽ kéo theo những cơn đau nhức dai dẳng. Thậm chí, nếu như không được xử lý sớm, nguy cơ hình thành các ổ áp xe là rất cao.
– Đột quỵ: Sau khi khiến cho các mô nướu bị viêm nhiễm, vi khuẩn sẽ lan theo đường máu đến não, làm tăng nồng độ cholesterol. Hiện tượng trên sẽ tạo nên những mảng bám ở động mạch và dẫn tới đột quỵ não.
Bên cạnh việc chải răng đủ số lần, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo răng miệng luôn được sạch sẽ:
– Lựa chọn bàn chải lông mềm để có thể dễ dàng len lỏi vào kẽ răng và không làm tổn thương tới men răng.
– Đánh răng trong khoảng 2 – 3 phút để đảm bảo hiệu quả làm sạch.
– Không nên chải răng quá mạnh bởi sẽ khiến cho răng dễ bị mài mòn.
– Chải răng theo chiều dọc hoặc đường tròn, tuyệt đối không được chải răng theo chiều ngang.
– Chải lưỡi sau khi vệ sinh răng bởi đây cũng là một khu vực có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại.
– Sử dụng nước súc miệng sau khi chải răng để làm sạch khoang miệng hoàn toàn, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Cạo lưỡi sau khi chải răng
Như vậy, vấn đề “nên đánh răng bao nhiêu lần một ngày” đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết ở trong bài viết trên. Chỉ cần bạn chải răng đều đặn hàng ngày và thực hiện đúng cách thì răng miệng sẽ luôn sạch sẽ. Từ đó, bạn có thể ngăn chặn được nhiều bệnh lý về răng, nướu nguy hiểm.
Báo điện tử VTC News: “Nên đánh răng bao nhiêu lần 1 ngày?”
Mayo Clinic: “When and how often should you brush your teeth?”
Delta Dental of California: “Overbrushing: too much of a good thing”
Thời gian và số lần đánh răng mỗi ngày là yếu tố quyết định bạn có duy trì được hàm răng sạch sẽ và khỏe mạnh hay không. Vậy đánh răng
Chảy máu chân răng là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải khi chải răng hàng ngày. Hiện tượng trên diễn ra thường xuyên có thể là
Nhiều người thường ăn sáng xong rồi mới đánh răng do không thích mùi của kem đánh răng ảnh hưởng đến hương vị bữa ăn. Tuy nhiên, theo
Việc đánh răng hàng ngày là điều cần thiết để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngay sau khi ăn xong,
Hàm răng ố vàng và xỉn màu là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự mặc cảm và tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy,
Vệ sinh răng miệng là một việc làm mà các bác sĩ trong lĩnh vực nha khoa luôn khuyến cáo nên thực hiện hàng ngày. Vậy tại sao phải đánh
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×